Chia phần trăm doanh thu từ quảng cáo

Một phần của tài liệu Xu hướng nhượng quyền thông tin giữa báo mạng điện tử và mạng xã hội tại việt nam hiện nay (khảo sát vnexpress, tiền phong online, báo điện tử vtv và mạng xã hội facebook từ tháng 012018 tháng 42018) (Trang 89)

7. Bố cục của khoá luận

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả việc chuyển quyền thông tin giữa báo

3.2.3. Chia phần trăm doanh thu từ quảng cáo

Đối với các tòa soạn báo VnExpress, Tiền Phong và báo điện tử VTV, Facebook đưa ra chính sách về quảng cáo tự bán và quảng cáo được Facebook bán lại. Facebook đưa ra đề xuất: Các nhà xuất bản có thể giữ 100% doanh thu của bất kỳ quảng cáo nào họ tự mình bán, hoặc 70% doanh thu nếu họ muốn Facebook bán quảng cáo cho họ. Theo yêu cầu của các nhà xuất bản, Facebook cũng đưa vào các cơng cụ phân tích để họ có thể hiểu và theo dõi độc giả của mình, và các cơng cụ tùy chỉnh để giúp các bản tin của mình trơng khác biệt với bản tin của các đối thủ. [19].

Fidji Simo, một phó chủ tịch phụ trách sản phẩm tại Facebook, người quản lý tin tức, video và quảng cáo trên News Feed khơng đồng tình với suy nghĩ rằng cơng ty khơng nghiêm túc nhìn nhận vấn đề doanh thu. Bà tiết lộ gần đây rằng khoảng 80% yêu cầu ban đầu của các nhà xuất bản với công ty bao gồm doanh thu quảng cáo trực tiếp.

Hiện tại, các tòa soạn báo VnExpress, Tiền Phong và báo điện tử VTV vẫn thực hiện các chính sách này của Facebook, tuy nhiên người đại diện của cả Tiền Phong và báo điện tử VTV và VnExpress đều cho rằng chính sách này khơng mang lại nhiều lợi ích cho họ. Họ đưa ra lựa chọn khơng sử dụng Instant Articles nếu như tờ báo và fanpage của họ đủ mạnh để thu hút độc giả, như Trưởng phòng Kinh doanh báo Tiền Phong Bùi Văn Phương chia sẻ.

Vì vậy, một cam kết mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nhà xuất bản là điều cần thiết để giữ được mối quan hệ “cộng sinh” này lâu dài hơn, đảm bảo lợi ích cho cả Facebook và các tịa soạn sử dụng Instant Articles.

3.2.4. Thay đổi thuật tốn có lợi cho 2 bên tham gia

Instant Articles dựa vào nền tảng Facebook, nên số phận của các bài báo sử dụng nó sẽ phụ thuộc hồn tồn vào thuật tốn mà Facebook đưa ra hoặc

thay đổi. Facebook đã cẩn thận khi không bảo đảm rằng các nhà xuất bản sẽ thấy mức truy cập tăng lên nhờ Instant Articles. Nhưng dường như Facebook sẽ ưu ái những đường dẫn trực tiếp, miễn là các bản tin được tải nhanh hơn 10 lần và giữ được người dùng vào ứng dụng đầu tàu này của công ty.

Trong bảng điều tra về thói quen tiếp nhận thơng tin báo chí trên nền tảng mạng xã hội Facebook, có một số đề xuất về việc các tịa soạn báo, đặc biệt là 3 tờ VnExpress, Tiền Phong và báo điện tử VTV cần đưa ra các đề xuất giải pháp về thuật toán để thu hút sự quan tâm nhiều hơn của độc giả.

Thứ nhất, nên tích hợp đa dạng các yếu tố đa phương tiện nhưng vẫn

đảm bảo có thể khởi chạy ngay trên smartphone. Đây là một yếu tố quan trọng bởi người dùng luôn muốn tiếp nhận đầy đủ các thông tin cũng như hình thức đa dạng của các sản phẩm báo chí ngay cả trên điện thoại. Nếu các yếu tố đó khơng được thể hiện đầy đủ trên các bài viết nhượng quyền, đó là một điều thiệt thịi cho độc giả. Facebook và cả các tòa soạn cần tìm cách để khắc phục những điểm yếu này để níu chân độc giả, nhất là khi bản thân Instant Articles đã có nhiều ưu điểm khiến độc giả ưa thích.

Thứ hai, cơng cụ tìm kiếm nội dung của các bài viết Instant Articles cần

được tối ưu hóa để mọi người dễ dàng tìm tin bài theo ý thích. Trước hết, Facebook đã nói rằng các bài viết sử dụng Insatant Articles sẽ được ưu tiên hiển thị hơn các bài viết hay link dẫn từ web, và sự ưu tiên hiển thị đó sẽ đạt hiểu quả cao hơn khi độc giả có thể dễ dàng tìm kiếm thơng tin họ muốn theo dõi thơng qua bộ lọc hay gắn thẻ. Điều này sẽ khắc phục được một phần hạn chế của việc độc giả không được chọn nội dung họ muốn theo dõi khi đọc các bài báo nhượng quyền trên nền tảng Facebook.

Thứ ba, sử dụng thuật tốn phân tích dữ liệu người dùng, để hiện các đề

xuất tin bài phù hợp với nhu cầu của họ. Như một biện pháp bổ sung cho bộ lọc hay gắn thẻ, việc đề xuất các tin bài phù hợp với nhu cầu của độc giả có thể khiến họ khơng mất thời gian vào việc tìm kiếm thơng tin muốn xem,

không bị nhiễu hay mất tập trung vào số lượng lớn tin bài được đăng tải. Điều này có thể khiến độc giả trở nên u thích việc tiếp nhận thơng tin từ các bài viết Instant Articles, từ đó tăng lượng truy cập vào các bài viết này.

Một số đối tác khác cũng tỏ ra nghi ngờ về thuật toán mà Facebook đưa ra. Neha Gandhi, phó chủ tịch cấp cao phụ trách nội dung và chiến lược tại Refinery29 nói rằng Instant Articles “không giúp đỡ cũng chẳng làm hại” những nỗ lực xây dựng cơ sở độc giả qua Facebook của công ty. Nhà xuất bản vẫn là một thành phần của chương trình nên bây giờ nó có thể chạy thử nghiệm beta các tính năng mới, ví dụ như các môđun thư tin tức. “Đây là những sản phẩm thử nghiệm việc xây dựng thói quen hàng ngày, tăng số lượng tin bài cho mỗi mục, và xây dựng lòng trung thành - tất cả đều là những ưu tiên cốt lõi cho Refinery29”.

Nếu Instant Articles không thể tạo nên lưu lượng truy cập hay doanh thu, có lẽ ít nhất nó cũng có thể truyền cảm hứng cho lòng trung thành của những độc giả hiện tại của các nhà xuất bản. Facebook đã bổ sung thêm một môđun mới cho Instant Articles cho phép các nhà xuất bản thu hút đăng ký nhận thư tin tức hoặc “thích” trang của họ. Trong tương lai, Facebook nói rằng mơđun này có thể được dùng để mời độc giả cài đặt ứng dụng di dộng của nhà xuất bản hoặc bắt đầu đăng ký dùng thử.

Carey của tờ Slate cho biết công ty đã thấy được những thành công ban đầu trong việc thu hút độc giả đăng ký nhận thư tin theo cách này. Công ty đang chuyển từ mơ hình kinh doanh lấy động lực là lượt xem trang thành mơ hình tập trung vào sự trung thành của độc giả. (Độc giả trung thành dễ đăng ký Slate Plus, sản phẩm đăng ký theo dõi trả phí của tờ báo này). “Với chúng tơi lúc này, câu hỏi lớn là liệu chúng tơi có thể mang thêm nhiều người đến với Slate và biến họ thành độc giả của chúng tôi hay không. Môđun đăng ký nhận bản tin là một khởi đầu tốt. “Chúng tơi hy vọng các cơng cụ họ có mới đây sẽ có ích tương tự.”

3.2.5. Ưu tiên bộ nhận diện cho các nhà xuất bản

Trước lo ngại về việc Instant Articles sẽ chiếm độc giả của các nhà xuất bản, và nhà xuất bản khơng khác gì người làm thuê, sản xuất nội dung cho Facebook, Facebook đã cho phép tùy chỉnh kiểu chữ, màu sắc, bố cục và nội dung của các nhà xuất bản để giữ nhận diện thương hiệu, đồng thời, cho phép sử dụng nền tảng phân tích hiện tại để đo lường mức độ thành công trong mỗi bài viết. Thậm chí, sản phẩm này cịn cho phép quảng cáo trên nội dung của chính mình, mở ra một nền tảng quảng cáo thực sự khác biệt.

Trong điều tra về thói quen tiếp nhận thơng tin báo chí trên nền tảng mạng xã hội Facebook, độc giả cũng đưa ra mong muốn các bài viết nhượng quyền trên các tờ VnExpress, Tiền Phong và báo điện tử VTV được chú trọng hơn về hình thức, đưa ra giao diện bắt mắt và tiện lợi hơn. Giao diện này nên thể hiện các yếu tố đặc trưng của tòa soạn như màu sắc, logo, slogan của chính tịa soạn. Trong phần nội dung, các yếu tố ảnh, video,… cũng nên thể hiện đặc trưng của tòa soạn như logo, intro,.. để độc giả có thể ghi nhớ được việc mình đã tiếp nhận thơng tin của tờ báo nào.

Đây là cách giúp tòa soạn tăng độ nhận diện và khiến độc giả khơng xa rời với tịa soạn khi mà họ không cần vào website để đọc báo như trước đây. Đối với các yếu tố này, cả 3 tịa soạn đều đã có những bộ nhận diện riêng, mang dấu ấn, phong cách đặc trưng của tòa soạn, nhưng vẫn cần đẩy mạnh để độc giả ghi nhớ những tịa soạn cung cấp thơng tin đáng tin cậy hơn là các trang tin điện tử cùng sử dụng Instant Articles nhưng mang nhiều nội dung khơng chính thống.

Tiểu kết chương 3

Theo Vietnamplus, “hai năm sau khi Instant Articles ra mắt, ngày càng rõ ràng là Instant Articles sẽ không giải quyết được những nỗi lo của các nhà xuất bản về việc xây dựng doanh nghiệp bền vững. Nhưng nó cũng chẳng dẫn đến tai họa lớn nào. Bất chấp những kết quả nửa vời của Instant Articles, quyền lực của Facebook với các nhà xuất bản dường như đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Facebook đi về hướng nào, các nhà xuất bản theo hướng đó - từ tin bài tới Instant Articles, tới video, video trực tiếp, những câu chuyện phù du và hơn thế.

“Facebook thay đổi, và các nhà xuất bản cũng thế,” Herrman nói. “Động lực tiềm ẩn thì khơng, ít nhất là khơng nhiều đến thế.”

Vì vậy, một điều đơn giản để thấy rằng, báo chí ngày càng cộng hưởng mạnh mẽ với mạng xã hội, nếu khơng nói là phụ thuộc ngày càng nhiều vào mạng xã hội.

Có thể trong tương lai, nhượng quyền thồng tin từ báo mạng điện tử trên nền tảng mạng xã hội sẽ khơng cịn là xu hướng được cả các tòa soạn trên thế giới cũng như mạng xã hội quan tâm, tuy nhiên thời điểm hiện tại vẫn cần những chính sách đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của thông tin nhượng quyền vẫn là vấn đề cần được tính đến.

Để thích nghi và tạo nên một nền tảng tốt nhất cho người sử dụng, các nhà xuất bản, tòa soạn hiện nay phải nắm bắt mọi cập nhật, động thái thay đổi của Facebook để có phương án thay đổi cho phù hợp, nhằm đảm bảo hiệu quả của tính năng nhượng quyền thơng tin này.

KẾT LUẬN

Khóa luận “Xu hướng nhượng quyền thông tin giữa báo mạng điện tử và mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay (Khảo sát VnExpress, Tiền Phong, báo điện tử VTV và mạng xã hội Facebook từ tháng 01/2018 – tháng 4/2018)” đã làm rõ các nội dung về lý luận của các khái niện liên quan đến báo mạng điện tử, mạng xã hội và xu hướng nhượng quyền thông tin báo chí giữa hai nền tảng này. Tác giả đã thực hiện phân tích các con số cụ thể trên các tờ VnExpress, báo Tiền Phong, báo điện tử VTV để thấy được rõ mức độ phổ biến, chức năng, hiệu quả,… của xu hướng này mang lại, từ đó đưa ra dự đốn về tương lai của Instant Articles cũng như một số giái pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho xu hướng này.

Tác giả hi vọng khóa luận sẽ đóng góp vào nền báo chí Việt Nam hiện tại một cơ sở khoa học về vấn đề nhượng quyền thơng tin báo chí, có thể làm một cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu sâu hơn về các phương pháp nhượng quyền, cách làm báo trên nền tảng nhượng quyền hay cách thức nâng cao hiệu quả truyền đạt thông tin của các bài viết nhượng quyền.

Một lần nữa, tác giả xin cám ơn Th.S Trương Thị Hoài Trâm, các báo điện tử VnExpress, Tiền Phong, báo điện tử VTV cùng các đơn vị, cá nhân đã nhiệt tình giúp đỡ để tác giả hồn thành khóa luận này.

Tài liệu tham khảo

1. PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang (2016), Giáo trình lý thuyết và kỹ

năng Báo mạng điện tử, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội

2. TS. Nguyễn Thị Thoa (2017), Tổ chức và quản lý báo mạng điện tử tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trọng điểm, Học viện

Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội

3. TS Đỗ Chí Nghĩa (2014), Báo chí và mạng xã hội, Nhà xuất bản Lý

luận chính trị, Hà Nội

4. PGS. TS Nguyễn Thị Trường Giang (2017), Báo chí và truyền thơng

đa phương tiện, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội

5. TS Đinh Thu Hằng (2015), Những lợi ích báo chí nhận đượctừ mạng xã hội trong q trình tương tác, Báo chí truyền thơng – Những vấn đề đương

đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 106 – 115

6. Th.S Dỗn Thị Thuận, Thực trạng phát triển của báo chí điện tử, mạng xã hội ở Việt Nam – Những vấn đề đặt ra, Báo chí truyền thơng – Những vấn

đề đương đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, trang 152 – 159

7. Quỳnh Trung, Mạng xã hội tạo thách thức lớn báo chí, Báo Tuổi trẻ (https://congnghe.tuoitre.vn/nhip-song-so/mang-xa-hoi-tao-thach-thuc-

lon-cho-bao-chi-746838.htm)

8. Vietnamplus, Chiến lược nào cho báo chí khi truyền thông xã hội phát

triển mạnh mẽ, Báo Vietnamplus

(http://special.vietnamplus.vn/baochi_mangxahoi)

9. Josh Roberts, Opening Up Instant Articles to All Publishers

(https://media.fb.com/2016/02/17/opening-up-instant-articles/)

10. Mạch Lê Thu - Hoàng Duy Việt, Mạng xã hội trong truyền thông 3.0, Làm báo Online

(http://nguoilambao.vn/vai-tro-cua-mang-xa-hoi-trong-truyen-thong-

30-n5421.html)

11. Anh Quý, Facebook tuyển người nói tiếng Việt để phát triển dịch vụ Instant Articles, ICT News

(http://ndh.vn/facebook-tuyen-nguoi-noi-tieng-viet-de-phat-trien-dich-

vu-instant-articles-20151126041249242p125c135.news )

12. Thành Luân, Facebook triển khai dịch vụ đọc báo trên News Feed, Báo Thanh Niên

(https://thanhnien.vn/cong-nghe/facebook-trien-khai-dich-vu-doc-bao-

tren-news-feed-562042.html)

13. Việt Đức, Facebook chính thức khai trương dịch vụ đọc báo tức thời, Báo điện tử Zing.vn

(https://news.zing.vn/facebook-chinh-thuc-khai-truong-dich-vu-doc-bao-

tuc-thoi-post539186.html)

14. Nhịp sống số, Facebook hợp tác với báo chí Việt Nam, ra mắt tính năng Instant Articles, Nhịp sống số

(http://nss.vn/ca18-n30334-facebook-hop-tac-voi-bao-chi-viet-nam-ra-

mat-tinh-nang-instant-articles.htm)

15. Nguyễn Anh Ngọc, Hướng dẫn cài đặt Facebook Instant Articles cho WordPress, Blog ngocdenroi.com

(https://ngocdenroi.com/blog/cai-dat-facebook-instant-articles-cho-

wordpress.html)

16. Anh Thi, Instant Articles đang dần bị tẩy chay, Báo điện tử Zing.vn (https://news.zing.vn/instant-articles-dang-dan-bi-tay-chay-

post738752.html)

17. Ly Ly Cao, Các công ty truyền thông bắt đầu “ngán” hợp tác với Facebook, Vietnambiz

(https://vietnambiz.vn/cac-cong-ty-truyen-thong-bat-dau-ngan-hop-tac-

voi-facebook-24349.html)

18. TVD, Các tờ báo lớn sẽ đưa toàn bộ nội dung lên Instant Articles của

Facebook, Blog genk.vn

(http://genk.vn/internet/cac-to-bao-lon-se-dua-toan-bo-noi-dung-len-

instant-articles-cua-facebook-20150923115201621.chn)

19. Mai Nguyễn, Facebook hứa thay đổi báo chí nhưng các nhà xuất bản

lớn đang bỏ chạy, Vietnamplus

(http://special.vietnamplus.vn/facebook_instant-articles)

20. Phạm Thị Phương Liên - Chu Vân Khánh - Nguyễn Minh Huyền,

Mạng xã hội Reader.vn và mơ hình của thư viện – mạng xã hội,

Website Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

(http://huc.edu.vn/mang-xa-hoi-readervn-va-mo-hinh-cua-thu-vien-

mang-xa-hoi-1460-vi.htm)

21. Châu An, Facebook Instant Articles khiến báo chí “tiến thối lưỡng nan”, VnExpress

(http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1

Phụ lục 1

Các bài viết về vụ cháy chung cư Carina từ ngày 23/3 – 31/3 trên VnExpress (12/54 sử dụng Instant Articles)

Ngày 23/3

Cháy chung cư Sài Gòn, 13 người tử vong (video) Cháy chung cư cao tầng ở Sài Gòn, 13 người tử vong

(Instant Articles) Chung cư Sài gòn 20 tầng bị cháy: Hệ thống cứu hỏa không hoạt động

“Người ở tầng dưới tràn lên, dẫm đạp nhau tháo chạy khỏi vụ cháy” 13 người chết ở chung cư Carina chủ yếu do ngạt khói

Nhân chứng vụ cháy 13 người chết: “Chúng tơi bất lực tìm lối thốt” Video thiệt hại cháy chung cư Carina

Video người dân thoát cháy

Hầu hết nận nhân vụ cháy chung cư ở Sài Gịn bị bỏng hơ hấp nặng (Instant Articles) Vì sao chung cư Carina Plazza cháy ở hầm mà có 13 người chết

(Instant Articles) Tơi khơng tháo chạy mà đóng kín cửa ngăn khói trong vụ cháy chung cư 20 tầng

Video chung cư Carina cháy lại lúc giữ trưa 23/3

Tướng Phan Anh Minh: “Không loại trừ khả năng cài đặt gây nổ chung cư Carina”

(Instant Articles) Nghi vấn trong vụ cháy chung cư Carina Plaza khiến 13 người chết

(Instant Articles) Hàng trăm xe cháy rụi trong hầm chung cư 13 người

Một phần của tài liệu Xu hướng nhượng quyền thông tin giữa báo mạng điện tử và mạng xã hội tại việt nam hiện nay (khảo sát vnexpress, tiền phong online, báo điện tử vtv và mạng xã hội facebook từ tháng 012018 tháng 42018) (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)