Báo điện tử

Một phần của tài liệu Tiếng lóng của giới trẻ trên báo điện tử (Trang 25 - 29)

6. Bố cục của khóa luận

1.3. Báo điện tử

Báo điện tử “là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh,

được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”

(khoản 6 Điều 3 Luật Báo chí 2016).

Báo điện tử có những đặc trưng sau: a.Tính thời sự

Báo điện tử giúp cho bạn đọc cập nhật thông tin nhanh, chính xác, thường xuyên và liên tục. Thời đại công nghệ 4.0 và 5.0 thì Internet phủ sóng khắp mọi nơi, đường chuyền nhanh dễ dàng, công nghệ phát triển, máy tính hiện đại… cho phép các nhà báo có thể dễ dàng xâm nhập vào trong các sự kiện bất cứ lúc nào, viết bài và gửi về tòa soạn thông qua đường truyền Internet, hệ thống thư điện tử… Không cần phải đợi sự kiện diễn ra xong mí đăng tin, báo điện tử cho phép chúng ta đưa tin cùng lúc với sự kiện, ví dụ như tường thuật trực tiếp một trận bóng, một cuộc họp báo…Các nhà báo còn được update thường xuyên, thông tin mới nhất, nóng hổi nhất. Thời gian đăng tải thêm tin rất chủ động, không cần chờ đến giờ lên khuôn hay sắp xếp chương trình như báo giấy. Đó chính là tính phi định kì. Báo điện tử ưu Việt hơn các báo khác ở chỗ tốc độ thông tin, lượng thông tin, tính thời sự và rất thuận tiện cho bạn đọc. Đây là lí do lớn nhất giúp báo điện tử giữ chân được số lượng bạn đọc nhất định và ngày càng gia tăng độc giả.

b.Tính tương tác

Khi mọi mặt của đời sống đều được nâng cao, nhu cầu đáp ứng về mặt thông tin rất được chú trọng, sự tương tác của bạn đọc với tác giả cũng rất quan trọng. Không cứ gì báo điện tử, ở tất cả các loại hình đều phải lưu tâm vấn đề này. Được sự hỗ trợ của công nghệ thông tin nên độc giả với bạn đọc đã đến gần nhau hơn, chia sẻ trực tiếp trạng thái của mình. Ngày nay ta có thể thấy, không chỉ có độc giả tương tác với tòa soạn, với tác giả mà độc giả còn tương tác với nhau, tương tác trực tiếp với các nhân vật trong tác phẩm. Rất

17

nhanh và đơn giản, chỉ cần một cái ấn chuột là chúng ta đã bày tỏ cảm xúc vui, buồn, mệt hay đói…

c.Tính đa phương tiện

Báo điện tử là một loại hình báo chí tổng hợp, tích hợp nhiều công nghệ (multimedia). Chỉ với một bài báo điện tử mà tác giả có thể kết hợp cách kênh với nhau như tích hợp báo viết, báo hình, báo phát thanh, video sống động sắc nét. Và độc giả có thể theo dõi bài viết của mình trên bất kì trang nào giống như báo in. Khi theo dõi chúng ta được theo dõi cùng lúc cả video, hình ảnh, nghe âm thanh… mà không bị giới hạn về thời gian xem, và không gian xem. Chính vì thế báo điện tử nó trở nên hấp dẫn hơn, sinh động hơn, nó tổng hợp của tất cả các loại hình báo chí khác.

d.Tính liên kết

Báo điện tử có thể liên kết vô cùng lớn nhờ vào các siêu liên kết (hyperlink), các từ khoá, web link, hồ sơ… Từ một trang báo bạn có thể đi đến các trang web liên kết khác chỉ cần một các click chuột. Hay bạn đọc muốn tìm hiểu một thông tin nào đó, ngay lập tức những thông tin liên quan đến vấn đề đó sẽ hiện ra. Dù bạn tìm kiếm theo nội dung thông tin, hay theo chủ đề, hay theo ngày thì những nội dung liên quan đều sẽ hiện ra cho bạn thỏa sức lựa chọn. Bạn đọc sẽ ngợp thở trong lượng thông tin khổng lồ và vô hạn.

e.Khả năng lưu trữ và tìm kiếm

Báo điện tử cho phép bạn lưu trữ bài viết theo hệ thống khoa học, với một lượng khổng lồ thông tin lưu trữ. Bạn muốn đọc một thông tin nào đó chỉ cần bấm vào nút tìm kiếm ngay lập tức tất cả những bài viết liên quan sẽ hiện ra. Bạn có thể lọc thông tin theo ngày, theo chủ đề hay theo từ khóa. Không bao giờ những bài viết bị xóa, bị mất hay bị thấy lạc vậy nên các bạn yên tâm tìm kiếm thoải mái. Bạn đọc có thể xem đi, cũng có thể quay lại, chỉ cần ấn vào nút tìm kiếm nó khác hoàn toàn với truyền hình và phát thanh. Nếu bạn không có thời gian đọc luôn, thì bạn có thể lưu lại và nào rảnh thì đọc. Và kho lưu trữ của các bạn là vô hạn, muốn lưu bao nhiêu thì lưu, muốn lưu bài nào cũng được và lưu trong thời gian bao lâu cũng đều được, sẽ không bị trôi mất.

18 f. Tính xã hội hóa

Tính xã hội hoá cao, khả năng cá thể hoá tốt nhờ vào sự phủ sóng của mạng toàn cầu Internet, báo điện tử không có giới hạn về khoảng cách, thêm vào đó là tính tương tác cao, do đó dễ dàng có thể thấy tính xã hội hoá rất cao ở loại hình báo chí mới mẻ này. Nếu bạn đọc muốn biết thông tin của các nước trên thế giới cũng chỉ cần một cái ấn chuột là có thể ra đúng nội dung bạn đang quan tâm. Nhưng báo điện tử cũng có tính cá thể hóa tốt. Mới nhìn thì ta thấy nó đang mâu thuẫn nhưng không phải như vậy. Tính cá thể hóa là dành cho bạn đọc, chúng ta có thể tự do lựa chọn, tự do tìm hiểu những bài báo mà mình thích, những nội dung mà mình đang quan tâm. Bạn đọc có thể dàng bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình bằng cách bình luận trực tiếp trên bài viết, hay “chat” với tác giả. Đọc bao lâu, đọc kĩ hay đọc lướt qua tùy thích và tùy nhu cầu của bạn đọc. Ngoài ra thì báo điện tử có độ lan tỏa rất cao, rất nhanh, và nội dung nếu có sơ suất thì dễ dàng đính chính, và chi phí thấp vì độc giả chỉ cần post bài một lần.

Bên cạnh những ưu điểm trên, báo điện tử cũng có những hạn chế đáng lưu ý:

Thông tin nhiều, tràn lan nên độ tin cậy rất thấp, chúng ta nên chắt lọc những thông tin đáng tin cậy, hoặc biết lựa chọn những trang báo uy tín, độ tin cậy cao.

Và nếu chúng ta muốn đọc được báo điện tử thì cần phải có thiết bị kết nối Internet như điện thoại, máy tính, ti vi…

Muốn tận dụng được hết tất cả nhưng thông tin hữu ích chúng ta cần phải tìm hiểu những trang web đáng tin cậy, và thường xuyên “update” những thông tin nóng hổi, nên hội nhập cùng những trang báo của các nước khác để có nguồn thông tin mới hơn.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1 chúng tôi đã tìm hiểu một cách tổng quan nhất về tình hình nghiên cứu tiếng lóng trong tiếng Việt như khái niệm, đặc điểm và vai trò của việc sử dụng tiếng lóng nói chung và tiếng lóng của giới trẻ nói riêng.

19

Bên cạnh đó, những vấn đề về báo điện tử cũng được chúng tôi xác lập như khái niệm, đặc trưng của báo điện tử. Đây sẽ là những cơ sở lí thuyết quan trọng để chúng tôi có thể tìm hiểu về đặc điểm của tiếng lóng.

20

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM VỀ TIẾNG LÓNG CỦA GIỚI TRẺ TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu Tiếng lóng của giới trẻ trên báo điện tử (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)