6. Bố cục của khóa luận
2.1.1. Biến đổi một thành tố trong âm tiết
Biến đổi âm tiết là dạng thức lóng được tạo ra bằng sự biến đổi vỏ âm thanh của từ ngữ gốc. Đây là dạng thức khá phổ biến trong ngôn ngữ của giới trẻ.
Cụ thể là từ từ ngữ gốc, giới trẻ biến đổi phần âm đầu, âm chính. Dưới đây là những từ ngữ lóng điển hình được tạo ra từ sự biến âm.
2.1 Bảng thống kê từ ngữ lóng có sự chệch âm STT Từ ngữ gốc Từ ngữ lóng 1 Tình yêu Tình iu 2 Tiền Xiền 3 Không Hông 4 Bình thường Phình phường 5 Buồn Bùn 6 Tóm lại Túm lại 7 Bình luận Bình loạn
21
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về sự xuất hiện của từ lóng được tạo ra do sự chệch âm trong báo điện tử
Ví dụ: “Trong âm nhạc, Vic từng khiêm tốn nhận xét khả năng hát và
vũ đạo của mình cũng phình phường thôi. Vì thế chuyện anh ấy dành nhiều thời gian trú ngụ trên phim trường hơn là ẩn mình trong phòng thu cũng chẳng có gì lạ”. [HHT, Số 685, T32, 2007]
Phình phường có cách viết là ban đầu là bình thường, nhưng theo thời
gian giới trẻ đã sáng tạo ra, đã thay thế chữ ph thành b để tạo ra sự mới mẻ trong cách nói cũng như dễ nói.
Ví dụ trong chương trình kết nối hoa học trò: “Bạn đã bao giờ cảm thấy tim mình đập thình thịch vì một ai đó mình chưa gặp bao giờ. Sự xốn xang với những chàng trai/ cô gái bạn chỉ có cơ hội “diện kiến” online liệu có phải là tình “iu”? Hoa Học Trò 1378 sẽ bắt mạch cho tình trạng đang diễn ra ngày càng phổ biến này (đặc biệt trong mùa giãn cách) và tặng bạn bí kíp bỏ túi cho những mối tình online này đó!” [HHT, Báo điện tử, 08/03/2022]
Tình iu là từ ngữ lóng trên cơ sở chệch âm từ từ gốc “tình yêu”. Cách
dùng “tình iu” khiến lời nói trở nên thú vị, sinh động và dễ thương hơn.
Ví dụ: Tuy trông có chút đơn giản (hay còn gọi là “lười không muốn
làm” hoặc “nước tới chân mới nhảy” theo lời “bình loạn” của những khán giả hài hước), nhưng poster này lại gây sốt cực kỳ khi xác nhận có đến tận 4 phản diện sẽ thay nhau “hành” “Nhện nhọ” trong phần phim riêng thứ ba của cậu.” [HHT, Báo điện tử, 09/11/2021]
“Bình loạn” là lóng của từ “bình luận” trên cơ sở chệch âm của từ gốc. Cách nói này vừa giúp cho câu văn mới mẻ hơn, còn nhấn mạnh được vào từ mình muốn nói. Nếu “bình luận” là bàn luận, nhận xét, hoặc đánh giá về một người, một vấn đề nào đó thì “bình loạn” cũng là bàn luận, nêu ý kiến đánh giá về một vấn đề đó nhưng đây là bàn luận lung tung, nói không có căn cứ.
22
Hay ví dụ như: “ Sau khi “ngâm cứu kĩ” chương trình học với những
môn học hay ho, gần gũi với thực tế, tớ đã quyết định lựa chọn FPT”, Hoàng thổ lộ” [SVVN, Báo điện tử]
“Ngâm cứu” có cách đọc, cách viết ban đầu là “nghiên cứu”, cũng dựa trên cơ sở biến âm thành ngâm cứu.
Những tiếng lóng này được tạo ra bằng cách biến âm có rất nhiều tác dụng, nó vừa diễn tả ý nghĩa của tiếng gốc nó vừa có tính hài hước pha chút vui nhộn. Nếu dùng những từ gốc sẽ không có được phong cách trẻ trung, dí dỏm như vậy.