Biến đổi nghĩa của những đơn vị có sẵn trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Tiếng lóng của giới trẻ trên báo điện tử (Trang 40 - 42)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.3. Biến đổi nghĩa của những đơn vị có sẵn trong tiếng Việt

Những tiếng lóng thường thấy nhất là những từ được dùng ngay những đơn vị từ vựng vốn có của Tiếng Việt và gán cho nó một nghĩa mới: Nghĩa lóng. Đây được xem là hình thức tạo từ ngữ lóng cơ bản nhất, được sử dụng phổ biến nhất trong Tiếng Việt. Theo như thống kê khảo sát của chúng tôi thì có tới 83,3% tiếng lóng của giới trẻ được hình thành từ sự biến đổi những đơn vị có sẵn trong tiếng Việt. Trên cơ sở đã có sẵn rồi thì giới trẻ đã biến đổi chúng theo nhiều cách khác nhau: ngữ âm, ngữ nghĩa, phạm vi sử dụng…để tạo ra được cho nhóm của mình những từ ngữ riêng biệt.

Biến đổi nghĩa của những đơn vị có sẵn chủ yếu là những cách sau: - Đầu tiên là thu hẹp nghĩa gốc của từ: giới trẻ vẫn dựa vào những đơn vị từ có sẵn, nhưng chỉ chuyên dùng một hoặc một số nét nghĩa của từ đó mà thôi, nó sẽ tạo ra sự khác biệt, thậm chí là khác hoàn toàn so với nghĩa gốc ban đầu.

Ví dụ như từ: “Bá đạo” đây là một từ gốc hán, có rất nhiều nghĩa khác nhau:

(1) Bá đạo: đường lối thống trị dựa trên võ lực, hình pháp, quyền thế, khinh nhân nghĩa

(2) Bá đạo: Cường hoành, ngang ngược

(3) Bá đạo: Chỉ người ngang ngược, cường hoành (4) Bá đạo: Mãnh liệt, dữ dội

Nếu trong tiếng Việt thì từ “bá đạo” chỉ được dùng với nghĩa thứ nhất, nhưng trong tiếng lóng của giới trẻ thì nó là một tính từ chỉ tính chất hay, hấp dẫn, lôi cuốn, độc đáo với mức độ cao, không thể sánh bằng

32

Ví dụ như trên K14: “Liên Quân Mobile: Tướng mới Yan là sát thủ bá đạo nhất trò chơi, sức mạnh có khủng khiếp như lời đồn?” [K14, Báo điện tử,

27/04/2022]

Ví dụ như: “Nghìn lẻ một khoảng khắc bá đạo của nghệ sĩ Việt Nam” Hay ví dụ như chuyên mục ảnh- clip hay: “Nổi tiếng với những chiêu

"chiều khách" bá đạo nhưng lần này nhà hàng lẩu H. hẳn sẽ khiến thầy cô không vui vì màn "chiều hư" khách như thế này rồi!” [HHT, Báo điện tử, 27/04/2022]

Hoặc từ “khủng” vốn dĩ là một từ gốc Hán, với nhiều nghĩa khác nhau: (1) Nghĩa đầu tiên “khủng” có nghĩa là đe dọa, sợ hoặc làm cho sợ (2) Trong tiếng Việt thì khủng chỉ có: khủng bố, khủng hoảng, khủng khiếp… đây là những từ ghép. Với tư cách là hành vi cấu tạo từ, nó không có tư cách của một từ.

Nhưng với giới trẻ thì không gì là không thể, họ đã sử dụng nó như một từ độc lập, không phụ thuộc vào bất kì cái gì. Với ý nghĩa là to lớn, nhiều hơn mức bình thường: Hợp đồng khủng, ưu đãi khủng, học bổng khủng, dàn xế khủng…

Ví dụ như trong chương trình hậu trường Showbiz có viết: “ Mới đây, đám cưới được đầu tư hoành tráng của Phương Trinh Jolie và Lý Bình đã thu hút sự quan tâm lớn từ công chúng. Trước khi chính thức "về chung một nhà", khối tài sản "khủng" của cả hai từng khiến không ít người phải trầm trồ”

[HHT, Báo điện tử, 26/04/2022]

Hay trên báo K14: “Chiến binh "in4" khủng tham gia Miss Universe:

Bỏ học năm lớp 10 nhưng có cú "quay xe" ngoạn mục, là nữ chính gây sốt của Người Ấy Là Ai” [K14, Báo điện tử, 27/04/2022]

Ví dụ như: “Sau đây là năm lí do chúng ta không nên bỏ qua học bổng

khủng Vibe scholarship” [SVVN, Báo điện tử, 20/03/2021]

Nếu đặt cùng với nghĩa gốc “sợ/ làm cho sợ” thì ý nghĩa lóng có sự phát triển đi khá xa. Nếu để ý kĩ ta vẫn có thể nhìn thấy sự liên quan nhất định giữa hai nghĩa. Nó vẫn ít nhiều có sự liên kết, sợi chỉ đỏ gắn kết nghĩa gốc với

33

nghĩa lóng của từ khủng đó chính là từ “đáng sợ” nó có nghĩa là hơn mức bình thường nhiều nhiều lần.

- Thứ hai đó là thay đổi phạm vi sử dụng của từ. Những từ có ý nghĩa cụ thể trong từng trường nghĩa như trường nghĩa cung đình (thần dân, ngọc nữ, diện kiến…), trường nghĩa quân đội (tân binh, tấn công, công lực…),… giới trẻ đã sử dụng những từ ngữ này trong rất nhiều trường hợp khác nhau để chỉ những ý nghĩa mới, những đối tượng mới, không liên quan đến nghĩa gốc.

Ví dụ: “#ReviewLamDep là hashtag quy tụ các tín đồ yêu làm đẹp và skincare, nơi lan tỏa các video bổ ích và cung cấp nhiều kiến thức, cũng như kinh nghiệm làm đẹp cho cộng đồng” [HHT, Báo điện tử, 09/04/2022]

Tín đồ vốn dĩ là để chỉ những người tin theo một tôn giáo nào đó, nhưng giờ đã được lóng hóa thành tín đồ yêu làm đẹp, để chỉ một người chạy theo xu hướng, theo trào lưu làm đẹp ở mức độ say mê.

Một phần của tài liệu Tiếng lóng của giới trẻ trên báo điện tử (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)