Vay mượn ngoại lai

Một phần của tài liệu Tiếng lóng của giới trẻ trên báo điện tử (Trang 35 - 38)

6. Bố cục của khóa luận

2.2.1. Vay mượn ngoại lai

Vay mượn ngôn ngữ là một dạng thức tạo từ ngữ lóng bằng cách phiên âm từ từ ngữ gốc. Khi phiên âm, cách sử dụng từ lóng được cách điệu, thú vị hơn. Ví dụ, các từ ngữ lóng được tạo ra bằng cách vay mượn như: Thanh kiu (thank you), phây búc (facebook), phíc bách (feedback), rì viu (review), xì chét (stress), xì ten, xì tin (style) …

Ví dụ: Trong chương trình sống trẻ của báo SVVN: “Bên cạnh đó, cô

cũng là một diễn viên và người mẫu tự do. Vai bé Tũn trong bộ phim dành cho tuổi teen một thời Bước nhảy xì tin đã để lại trong lòng người hâm mộ ấn tượng sâu sắc về cô.” [SVVN, Báo điện tử, 29/09/2021]

27

Ví dụ trong chương trình ăn-đi-chill: “Đã đặt chân tới Biên Hòa, chắc

chắn bạn nên ghé thử một địa điểm café sống ảo mà bao "Tóp Tóp" reviewers đã giới thiệu. Từ Ga Biên Hòa, bạn cần bắt xe thêm 15km nữa để tới Garden Palace Biên Hòa.” [HHT, Báo điện tử, 26/03/2022]

cả hai từ “xì tin, tóp tóp” đều là được Việt hóa từ tiếng Anh để cho ngôn ngữ mới hơn, thú vị hơn, và hay hơn.

Tạo từ ngữ lóng theo dạng thức ngoại lai còn tồn tại những đơn vị từ viết tắt như: @, F5, XXX, X, G9… Đây là những từ ngữ xuất hiện thường xuyên trên các bài báo tạo nên màu sắc rất mới mẻ cho ngôn ngữ lóng của giới trẻ.

Ví dụ: Trong chuyên mục kết nối hoa học trò: “Sau khoảng thời gian

“nghỉ xả hơi” dài, đã đến lúc teen mình cùng F5 lại bản thân, chuẩn bị “rồ ga” để hướng về mục tiêu “leo top” trong học kỳ này rồi đó!” [HHT, Báo điện tử, 22/02/2022]

Hay: “Cuối cùng, bằng tất cả bản lĩnh và sự dũng cảm, Thanh Hà quyết định vượt qua “định kiến” con nhà giáo phải hiền lành, thục nữ và bắt đầu hành trình sống đúng với cá tính bản thân. Bắt đầu bằng việc F5 ngoại hình, đầu tiên, cô bạn giấu bố mẹ đi xỏ khuyên tai. Từ mái tóc đen truyền thống, cô chuyển dần màu tóc sang hồng tím, xám khói cho đến xanh nước biển.”

F5 là một phím trên bàn phím máy tính, nó có chức năng là làm mới, hoặc tải lại trang, từ ý nghĩa này thì giới trẻ đã dùng nó để làm mới tâm trạng, làm mới bản thân.

X là một kí hiệu viết tắt trong tiếng Anh, chỉ một thể loại phim dành cho người lớn, xx hay xxx là ngôn ngữ chỉ mức độ tăng tiến của độ nhạy cảm. Giới trẻ đã biến nó thành một từ lóng, xxx để chỉ hoạt động tình dục hoặc những hành động liên quan đến tình dục nói chung.

Ví dụ như trên báo điện tử có đoạn: “Nếu bạn miễn cưỡng xxx khi chưa

28

chắc chắn điều đó sẽ gây ra những hậu quả không nhỏ cho tình yêu của bạn…”[K14. Báo điện tử]

Đây là những từ lóng xxx, @, G9… có nguồn gốc từ phương Tây qua nguồn gốc là tiếng Anh. Không dừng lại ở đó giới trẻ của chúng ta còn sáng tạo hơn thế nữa, còn thách thức người nghe người đọc bằng cách lóng hóa cả tiếng Hán.

Giới trẻ còn lóng hóa cả tiếng Hán hiện đại, trên các trang báo điện tử cũng được thể hiện khá rõ như trong chương trình giải trí của kênh SVVN có viết :

“Mèo (Quang Tuấn) - anh chàng đẹp trai tình cờ gia nhập quán cơm là “giám đốc chăm sóc khách hàng”. Với ngoại hình chuẩn 'soái ca' cùng phong thái kiệm lời, Mèo lập tức trở thành người trong mộng khiến Thu mê mệt. Thế nên dù vừa nạt nộ Phú và Vinh xong nhưng khi vừa thấy Mèo, cô lập tức thay đổi thái độ và 'thả thính' anh chàng 'soái ca' bằng hàng loạt cử chỉ nhõng nhẽo khiến ai cũng thấy “rùng mình”. [SVVN, Báo điện tử, 18/03/2022]

“Soái ca” là một nhân vật nổi tiếng trên màn ảnh Trung Quốc hiện đại,

với hình tượng đẹp trai, giàu có, quyền lực, lãng tử, tài năng, si tình và chung thủy. Thì giờ đây nó đã trở thành một hiện tượng ngôn ngữ của giới trẻ. Ai cũng muốn mình có một hình mẫu anh người yêu “chuẩn soái ca” như vậy, hoặc hễ thấy có người đẹp trai, trắng, cao đi ngang qua là các bạn trẻ lại thốt lên “soái ca kìa”.

Không chỉ dừng lại ở vay mượn ngoại lai, lóng hóa tiếng Hán giới trẻ còn tạo từ mới bằng phương thức thêm phụ tố: thêm hậu tố “er” như tiếng Anh để tạo nên danh từ chỉ người

Ví dụ: LQĐ-er nghĩa là để muốn nói về học sinh trường Lê Qúy Đôn, 99-er nghĩa là những người sinh năm 99,

Như vậy, việc lóng hóa tiếng Anh vào lời nói tiếng Việt là một hiện tượng rất phổ biến ở tiếng Việt hiện nay. Chỉ có điều là sử dụng với tần suất như thế nào, số lượng ra sao thì tùy ở độ tuổi. Ở giới trẻ thì được dùng với tỉ

29

lệ rất cao nên đây được xem là một đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ giới trẻ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiếng lóng của giới trẻ trên báo điện tử (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)