Đồng âm khác nghĩa

Một phần của tài liệu Tiếng lóng của giới trẻ trên báo điện tử (Trang 32 - 35)

6. Bố cục của khóa luận

2.1.3. Đồng âm khác nghĩa

Đồng âm là những đơn vị giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa. Chúng ta sử dụng lặp đi lặp lại những từ ngữ toàn dân đó, xong tiếng lóng khoác lên mình vỏ ngữ âm quen thuộc nhưng lại mang ý nghĩa hoàn toàn xa lạ, mới mẻ, không liên quan một chút nào đến nghĩa cũ.

“Trong hệ thống ngôn ngữ, có những hình vị đồng âm với từ và có những từ đồng âm với các cụm tự do hay cố định. Nếu như đã chấp nhận sự phân biệt các cấp độ khác nhau trong ngôn ngữ thì chỉ nên xem là đồng âm

24

thực sự khi các đơn vị trong cùng một cấp độ đồng âm với nhau. Nói rõ hơn, chỉ xem là đồng âm khi các hình vị đồng âm với hình vị, từ đồng âm với từ, cụm từ đồng âm với cụm từ.” [25.112]

Đồng âm là hiện tượng xuất hiện khá phổ biến trong tiếng lóng, đặc biệt là tiếng lóng một âm tiết và hai âm tiết.

- Hiện tượng đồng âm một âm tiết trong ngôn ngữ lóng: “dế” (điện thoại di động), “gấu” (người yêu), “sao” (người nổi tiếng)…

Ví dụ: chuyên mục báo Quốc tế có nhắc đến Trung Quốc: Chỉ 13% người tiêu dùng Trung Quốc không phải mắc nợ, mua ngay trả sau đã trở thành lối sống, thú cưng đã “ngốn“ của họ rất nhiều. [K14, Báo điện tử, 04/04/2022]

Từ “ngốn” nghĩa là tiêu tốn, lấy đi. Xét về vỏ ngữ âm thì nó hoàn toàn giống với từ “ngốn” mang nghĩa là ăn nhanh, ăn nhiều và ăn một cách thô tục trong câu “ngốn một lúc hết mấy cân xoài”.

Ví dụ như trong chương trình giải trí: “Thời điểm đó, Yến Vy đang là

ngôi sao nổi tiếng với vẻ ngoài quyến rũ, có nhiều bộ phim ăn khách nên bê bối này thực sự gây chao đảo cả showbiz. Chưa kể, Yến Vy còn là ngôi sao đầu tiên của showbiz Việt bị lộ video nhạy cảm, càng khiến dư luận rúng động hơn.” [SVVN, Báo điện tử, 02/04/2022]

“Sao” có nghĩa là tỏa sáng, lấp lánh trên trời vào ban đêm, từ sao trong câu này mặc dù vỏ ngữ âm giống y đúc nhau nhưng nghĩa của hai câu lại khác hoàn toàn nhau, nó có nghĩa là người nổi tiếng, được mọi người biết đến nhiều trên mạng xã hội.

Hay ví dụ như chuyên mục đời sống: “Cặp đôi trai xinh gái đẹp Sài Gòn khi cùng lên kế hoạch đi city bus đã chọn “dế yêu” vivo Y33s tung tăng xuống phố cùng mình. Tiết lộ lý do đầu tiên khiến đôi trẻ yêu vivo Y33s ngay từ cái nhìn đầu tiên chính là bởi thiết kế thời thượng, trẻ trung. Thời nay, “dế yêu” không chỉ dùng để liên lạc mà còn nâng tầm phong cách thời trang của bạn.” [HHT, Báo điện tử, 30/12/2021]

25

“Dế” chúng ta thường biết đến là một loại côn trùng thường sống ngoài đồng ruộng, chúng xuất hiện khá nhiều vào mùa hè, thế nhưng cũng là “dế” nhưng trong câu văn trên thì nó đã biến thành một chiếc điện thoại yêu thích của con người.

- Hiện tượng đồng âm hai âm tiết trong tiếng lóng: Hạt dẻ (giá hạt dẻ),

buôn dưa lê (ngồi lê tán chuyện)...

Ví dụ 1: Chuyên mục học đường: “Không biết có ai chỉ cách viết

không mà cô bé mô tả khá chi tiết, lại còn như nói trúng "tim đen" của nhiều người lớn ấy chứ. Còn bé mà các em học sinh bây giờ cũng thông minh và đáo để quá!” [K14, Báo điện tử, 03/03/2022]

Thông thường chúng ta nghe từ “tim đen” sẽ nghĩ ngay đến một quả

tim bị thiếu máu, bị đông máu nên nó màu đen. Nhưng ở trong câu này thì tim đen được hiểu là những ý nghĩa, ý đồ, ý nghĩ thầm kín nhất của con người, bị người khác đoán được.

Ví dụ 2: Góc hạnh phúc: “Cử chỉ ngọt ngào của Hoàng tử William đối

với Công nương Kate khiến các fan “tan chảy”. [HHT, Báo điện tử, 18/03/2022].

Từ “tan chảy” là một trạng thái thích thú, vui sướng, hạnh phúc của

tâm trạng khi đạt được điều mình mong muốn. Thế nhưng thông thường nghĩa của “tan chảy” là hiện tượng của nước khi chuyển đổi trạng thái từ rắn sang lỏng. Hai từ giống y nhau, nhưng ý nghĩa khác hoàn toàn nhau.

Chuyên mục đẹp hơn mỗi ngày: “Hoa hậu Đỗ Thị Hà tiết lộ sự thật bất ngờ về chiếc váy đen được cô mặc trong phần trình diễn Top Model. Đây là trang phục được BTC thông báo bất ngờ, người đẹp không chuẩn bị trước, nên cô đã mượn từ đại diện nước chủ nhà chiếc váy của một thương hiệu quen thuộc với giá "hạt dẻ".” [ HHT, Báo điện tử, 17/03/2022]

“Hạt dẻ” đây là một loại hạt ăn được, ăn rất bùi, và rất nhiều chất dinh dưỡng, cũng là “hạt dẻ” nhưng trong câu này thì nghĩa của nó đã biến thành giá rẻ, có thể mua một cách dễ dàng.

26

“Gà bông khó mà có cơ hội để “mon men” đến gần anh í đây, vì đương nhiên là anh í đang bị bủa vây bởi quá nhiều “vệ tinh” rồi mà”.

[HHT- số 767, t13, 2008]

“Gà bông” là cô để chỉ cô gái mới lớn

“Vệ tinh” là những người để ý mình, hoặc có tình cảm với mình

Thậm chí là tiếng lóng còn đồng âm khác nghĩa nhiều hơn hai âm tiết: Trang đời sống: “Công Phượng khoe ảnh "buôn dưa lê" với bạn thân,

fan nhiệt tình: Mời trai đẹp này về làm phù rể đi anh ơi!” [K14, Báo điện tử, 06/11/2020]

Cụm từ “buôn dưa lê” để chỉ một hành động mang dưa lê ra và bán

với số lượng lớn, ngồi ở chợ, vỉa hè hay lề đường, nhưng giờ nó đã được hiểu là những kẻ nhiều chuyện, nó chuyện tầm phào, chuyện “trời ơi đất hỡi” để giết thời gian, để câu giờ.

Chính những tiếng lóng này đã giúp cho ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta trở nên phong phú, đa dạng và đa sắc thái hơn, đúng là “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Chỉ cần chúng ta đặt trong một hoàn cảnh khác, một ngữ cảnh mới là ngay lập tức nó đã thay đổi ý nghĩa của từ, của cả câu.

Một phần của tài liệu Tiếng lóng của giới trẻ trên báo điện tử (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)