Thái độ của xã hội đối với việc sử dụng tiếng lóng của giới trẻ trên báo

Một phần của tài liệu Tiếng lóng của giới trẻ trên báo điện tử (Trang 49 - 57)

6. Bố cục của khóa luận

2.5. Thái độ của xã hội đối với việc sử dụng tiếng lóng của giới trẻ trên báo

trên báo điện tử

Đối với vấn đề sử dụng tiếng lóng, hiện nay, có 2 quan điểm theo 2 chiều hướng đặt ra là bài trừ và chấp nhận. Quan điểm bài trừ cho rằng tiếng lóng là một hiện tượng không lành mạnh trong ngôn ngữ cho nên cần gạt nó ra khỏi ngôn ngữ văn hóa. Quan điểm chấp nhận cho rằng: chấp nhận những tiếng lóng tốt, tích cực, bổ sung chúng vào vốn từ toàn dân; những tiếng lóng thô tục, nhằm mục đích che đậy cái xấu thì nên bỏ hẳn.

Các nhà nghiên cứu đánh giá rằng:

Nguyễn Văn Khang (2011): “Ngôn ngữ lớp trẻ ngày nay đang đi tiên phong trong đổi mới. Thế hệ trẻ không làm hỏng ngôn ngữ của cha ông mà trái lại đang làm phong phú nó, làm cho nó dân chủ và sáng tạo hơn. Có cái “quậy”phá rồi, nhưng có những cái quậy bắt nguồn từ sự thông minh, “phá cách” một cách sáng tạo”. [26]

41

Phạm Văn Tình (2011): Dưới góc độ của NNHXH thì đây cũng là một vấn đề cần xem xét cẩn trọng hơn. Có những nhân tố mới mà ta phải chấp nhận như một phần tất yếu của ngôn ngữ [26]

Hoàng Dũng (2014): “Giới ngôn ngữ học thường rất bình tĩnh trước những hiện tượng ngôn ngữ mới. Qua thời gian, đa phần các từ ngữ không phù hợp sẽ bị đào thải đi. Chỉ một số ít còn tồn tại. Nhưng chỉ cần trong số đó còn một vài từ còn lưu lại thì cũng có thể coi là đóng góp rất lớn cho sự phát triển ngôn ngữ” [27]

Nói chung các nhà ngôn ngữ học đã nghiên cứu, đã xem tiếng lóng của giới trẻ như một hiện tượng xã hội, nó nói lên được sự biến đổi không ngừng của ngôn ngữ. Một cái nhìn tổng quát, cái nhìn rất tích cực và lạc quan.

Nếu là bạn, cầm trên tay một văn bản báo chí có chứa những tiếng “lóng” như vậy thì bạn sẽ suy nghĩ gì và đón nhận nó nó như thế nào?

Vì câu hỏi này thì chúng tôi đã bắt tay vào điều tra “Tình hình tiếp

nhận hiện tượng tiếng lóng trên báo điện tử của giới trẻ hiện nay”.

Đối tượng điều tra: học sinh– sinh viên Số phiếu phát ra: 100 phiếu

Giới tính, số lượng: Nam: 47 ; Nữ: 53 Độ tuổi bình quân: 19 tuổi Hệ thống câu hỏi được sử dụng trong quá trình điều tra.

Câu 1: Đánh giá khách quan của anh (chị) về hiện tượng lóng xuất

hiện trên báo chí hiện nay?

A. Phù hợp với giới trẻ B. Sinh động, hấp dẫn

C. Không phù hợp với văn phong báo chí

D. Ý kiến khác

Câu 2: Nhận định mức độ đọc - hiểu của anh (chị) về ngôn ngữ lóng

trên báo chí?

42 B. Nhiều từ không rõ nghĩa

C. Không hiểu

Câu 3: Thái độ của anh (chị) về việc sử dụng ngôn ngữ lóng trên báo chí chính thống ?

A. Nhất trí ủng hộ

B. Chỉ sử dụng từ mang giá trị tích cực C. Loại bỏ ra khỏi văn phong báo chí D. Ý kiến khác

Bảng 2.3 Thống kê ý kiến về tình hình tiếp nhận hiện tượng tiếng lóng trên báo điện tử của giới trẻ hiện nay

Đáp án

A B C D

Câu 1 12% 34% 42% 12%

Câu 2 0 100% 0 0

Câu 3 4% 84% 12% 0

Nhìn vào kết quả này ta có thể dễ dàng thấy rằng 100% mọi người đều chọn mức độ đọc hiểu là còn nhiều từ không rõ nghĩa. Khả năng đọc tiếp cận để hiểu nghĩa của từng từ là rất hạn chế. Có đến 84% chọn là chỉ nên sử dụng từ lóng mang giá trị tích cực, và 12% muốn loại bỏ hoàn toàn khỏi văn phong báo chí. Những người ủng hộ cho rằng việc dùng ngôn ngữ lóng như vậy sẽ làm phong phú hóa tiếng việt, tạo cơ hội cho các bạn trẻ phát huy tính sáng tạo. Những người theo xu hướng này thường ở độ tuổi thanh niên, am hiểu nhiều về lứa tuổi teen.

Trên cơ sở ý kiến của người sử dụng, ở đây, quan điểm của chúng tôi là:

43

- Tiếng lóng của giới trẻ là lời ăn tiếng nói của giới trẻ, nó được giới trẻ sử dụng trong nhóm xã hội, vì thế không thể chấp nhận các nhóm xã hội mà không chấp nhận ngôn ngữ của nhóm xã hội đó.

- Nhiều từ ngữ lóng của giới trẻ dùng lâu, dùng nhiều đang dần mở rộng phạm vi và trở thành thói quen của người sử dụng ngôn ngữ nói chung. Những từ ngữ này rất có khả năng trở thành đơn vị của từ ngữ toàn dân. Tất nhiên cũng có những từ ngữ lóng chỉ sử dụng “rộ” lên một thời gian rồi mất hẳn.

- Tiếng lóng của giới trẻ trên các trang báo điện tử dành cho giới trẻ ngoài việc được giới trẻ đồng tình, ủng hộ trong vấn đề sử dụng thì cũng phải đảm bảo những nguyên tắc của báo chí nói chung: chính xác, trong sáng, phù hợp. Đối với kenh14.vn, chúng tôi nhận thấy bên cạnh hàng loạt những cách dùng từ ngữ lóng thú vị cũng còn có nhiều từ ngữ lóng mà phạm vi sử dụng tương đối hạn hẹp, vì thế cần cẩn trọng trong việc sử dụng.

- Cần có những định hướng về mức độ sử dụng tiếng lóng trên những trang báo điện tử dành cho giới trẻ. Đành rằng tiếng lóng là một phương tiện đặc biệt để sử dụng của người cầm bút nhưng cũng cần có những lựa chọn hợp lí để những trang báo điện tử vừa phù hợp với thị hiếu ngôn ngữ của giới trẻ vừa đảm bảo việc giữ gìn sự trong sáng, bảo vệ và phát triển tiếng Việt hiện đại.

Tiểu kết chương 2

Ở chương này, khóa luận đã tìm hiểu đặc điểm về tiếng lóng của giới trẻ. Đầu tiên là đặc điểm về ngữ âm, những tiếng lóng đồng âm nhưng khác nghĩa chiếm tỉ số cao nhất trong những kiểu tiếng lóng mà giới trẻ đang sử dụng, còn nói lái hay biến đổi một phần âm tiết thì số lượng sẽ ít hơn và được dụng ít hơn.

Chương 2 không chỉ tiếp cận từ đặc điểm ngữ âm, còn có đặc điểm cấu tạo, và đặc điểm ngữ nghĩa. Ở đặc điểm cấu tạo, chúng tôi đã trình bày 3 loại tạo từ ngữ lóng là vay mượn ngoại lai, tạo từ mới và biến đổi nghĩa của những đơn vị đã có sẵn. Trong đó, biến đổi đơn vị có sẵn trong tiếng Việt là cách

44

thức tạo lóng chủ yếu, được vận dụng thường xuyên. Phương thức chuyển nghĩa chủ yếu là ẩn dụ và hoán dụ.

Chúng tôi đã tìm hiểu nguyên nhân sử dụng tiếng lóng của giới trẻ trên báo điện tử, thái độ của xã hội đối với việc sử dụng tiếng lóng của giới trẻ trên báo mạng điện tử từ đó đưa ra những ý kiến đề xuất để định hướng việc sử dụng tiếng lóng trên báo mạng điện tử.

45

KẾT LUẬN

1. Tiếng lóng là ngôn ngữ riêng của một tầng lớp, một nhóm người nào đó, xuất hiện trong giao tiếp không chính thức. Tiếng lóng tồn tại mang tính lâm thời, tính bí mật rất cao. Đối với tiếng lóng của giới trẻ Việt hiện nay, tình hình có điểm khác biệt so với tiếng lóng trước đây. Thông qua các ngữ liệu khảo sát cụ thể về việc sử dụng từ ngữ lóng của giới trẻ trên báo điện tử, chúng tôi đã có những phân tích cụ thể về đặc điểm tiếng lóng của giới trẻ. Những phân tích này được rút ra từ những ngữ liệu khảo sát tin cậy, thú vị.

2. Dựa vào những tìm hiểu về tiếng lóng trong tiếng Việt, chúng tôi đã trình bày những đặc điểm cụ thể của tiếng lóng giới trẻ trên báo điện tử theo ba bình diện: ngữ âm, cấu tạo và ngữ nghĩa. Ở bình diện ngữ âm, trên cơ sở dẫn ra 3 dạng thức cụ thể là biến đổi một phần âm tiết, nói lái, đồng âm khác nghĩa, chúng tôi nhận thấy dạng đồng âm khác nghĩa là xuất hiện nhiều hơn cả. Ở đặc điểm về cấu tạo, tiếng lóng của giới trẻ trên báo điện tử cũng có 3 dạng chính là: vay mượn ngoại lai, tạo từ mới và biến đổi những đơn vị có sẵn trong tiếng Việt. Ở đặc điểm về ngữ nghĩa, chúng tôi trình bày cụ thể về phương thức chuyển nghĩa của nghĩa lóng trong mối quan hệ với nghĩa gốc.

3. Chúng tôi cũng đã đưa ra những nguyên nhân cụ thể về việc sử dụng tiếng lóng của giới trẻ trên báo điện tử. Về cơ bản việc sử dụng tiếng lóng của giới trẻ là để đáp ứng nhu cầu ngôn ngữ có sự mới lạ trong diễn đạt cũng như phù hợp với cá tính của người trẻ. Để rút ra đươc thái độ của xã hội đối với việc sử dụng tiếng lóng trên báo điện tử, chúng tôi đã thực hiện điều tra khảo sát từ người sử dụng ngôn ngữ, từ đó đưa ra những định hướng cụ thể trong sử dụng tiếng lóng trên báo điện tử.

4. Ngôn ngữ lóng trên báo điện tử là thứ ngôn ngữ luôn luôn vận động không ngừng và ẩn chứa nhiều điều thú vị. Nó đã mang lại một luồng gió mới, một cái nhìn mới về cuộc sống của giới trẻ hiện đại. Nó đã làm mới ngôn ngữ toàn dân và làm cho những nội dung trên báo chí thu hút người tiếp nhận hơn.

46

MỤC LỤC THAM KHẢO

[1] Hoàng Chí Bảo (2008), “Biến đổi xã hội ở Việt Nam qua hơn 20

năm đổi mới”,

[2] Đỗ Hữu Châu (2005), Đỗ Hữu Châu tuyển tập, Tập 1 Từ vựng ngữ

nghĩa, NXB Giáo dục.

[3] Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[4] Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên khắp miền đất nước

(Phương ngữ học), Nxb Khoa học xã hội.

[5] Lê Viết Dũng, Lê Thị Ngọc Hà (2010), “Nghiên cứu đối chiếu

tiếng lóng của giới trẻ Pháp và Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 5 (40) 2010.

[6] Nguyễn Thiện Giáp (2002), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục [7] Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật

ngữ văn học, NXB giáo dục

[8] Nguyễn Văn Hiệp (2014), Một số vấn đề mới trong phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Đề tài cấp Bộ

[9] Lê Thu Hường - Lê Duy Thể (2013), “Một số vấn đề về văn hóa của giới trẻ”, Những vấn đề Khoa học Xã hội & Nhân văn – Chuyên đề Văn

hoá học, Tp.HCM, Nxb Đại học Quốc gia

[10] Lương Văn Hy (2000), Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn

tiếng Việt, Nxb KHXH

[11] Nguyễn Văn Khang (2010), Tiếng lóng Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội

[12] Nguyễn Văn Khang (2012), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục Việt Nam

47

[13] Nguyễn Văn Khang (2015), Giáo dục ngôn ngữ ở Việt Nam trong

bối cảnh toàn cầu hóa, Viện Ngôn ngữ, Trung tâm phổ biến và giảng dạy

ngôn ngữ

[14] Nguyễn Văn Khang (2015), “Tiếng Việt trong bối cảnh thống nhất đất nước, hội nhập và phát triển”. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống số 8- 2015

[15] Trịnh Cẩm Lan (2014), “Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong Tiếng Việt trên mạng Internet hiện nay”. Tạp chí Khoa

học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 30, Số 3 (2014) 28-38

[16] Trần Thị Ngọc Lang (chủ biên 2001), Tiếng lóng, Nxb Khoa học xã hội

[17] Trần Thị Ngọc Lang (chủ biên 2005), Một số vấn đề về phương ngữ xã hội, Nxb Khoa học xã hội

[18] Hoàng Phê (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa

[19] Nguyễn Đức Tồn (2014), “Ngôn ngữ giới trẻ có phải là tiếng lóng cần chuẩn hóa?”, Tạp chí Ngôn ngữ số 8-2014

[20] Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh

[21] Đoàn Thiện Thuật (2002), Giữ gìn sự trong sáng và chuẩn hóa tiếng Việt, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo vệ và phát triển tiếng Việt trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, TPHCM

[22] Đặng Thị Diệu Trang (2015), “Ngôn ngữ teen trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 376

[23] Phạm Hồng Tung (2008), “Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế - Một số vấn đề lý thuyết và cách tiếp cận”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 24148-156

[24] V.Huy Gô (1995), Những người khốn khổ, Tập 3, NXB Văn học, Hà Nội

48

[25] Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục

[26] Từ điển tiếng Việt thông dụng (2014), Trung tâm từ điển học

Vietlex, Nxb Đà Nẵng

Địa chỉ trang web

[27] http://www.baomoi.com/cac-nha-ngon-ngu-ban-ve-tuoi-teen-su- dung-ngon-ngu-hon-tap/c/5949592.epi

Một phần của tài liệu Tiếng lóng của giới trẻ trên báo điện tử (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)