Mô hình kiến trúc nghiệp vụ và ứng dụng

Một phần của tài liệu duthaodean-lan2-october-xinykien-143329-191018-11 (Trang 91 - 97)

e) Phòng điều hành

4.2.2.Mô hình kiến trúc nghiệp vụ và ứng dụng

85

Kiến trúc nghiệp vụ và ứng dụng xác định các chức năng nghiệp vụ, dịch vụ, quy trình, và luồng thông tin để triển khai và thực hiện các quy trình xử lý và Lƣu trữ số của các Lƣu trữ quốc gia, Lƣu trữ lịch sử cấp tỉnh, Lƣu trữ chuyên ngành (nếu có tích hợp) đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân và doanh nghiệp.

a) Mục đích, mục tiêu

Mục đích của kiến trúc nghiệp vụ bao gồm:

- Xác định mô hình kiến trúc nghiệp vụ để thực hiện các dịch vụ Lƣu trữ số, đồng thời đáp ứng đƣợc định hƣớng, chiến lƣợc đã đƣợc đặt ra trong định hƣớng của kiến trúc Chính phủ điện tử.

- Mô tả các sản phẩm/dịch vụ chiến lƣợc, tổ chức, chức năng, quy trình, thông tin... của Lƣu trữ số.

Để đạt đƣợc mục tiêu của Lƣu trữ số, cũng nhƣ đạt đƣợc tích hợp liên thông nghiệp vụ, và tích hợp liên thông dữ liệu giữa các Lƣu trữ. Kiến trúc nghiệp vụ và ứng dụng hệ thống Lƣu trữ số của Cục cần phải thực hiện:

- Xây dựng và triển khai nền tảng (trục) tích hợp dữ liệu số với phần mềm nền tảng, máy chủ, và an toàn an ninh cơ sở hạ tầng để cho phép trao đổi dữ liệu, nghiệp vụ giữa các Lƣu trữ, cũng nhƣ với các hệ thống khác của Chính phủ, Bộ, Ngành liên quan, Hệ thống/nền tảng kết nối quy mô quốc gia (NGSP - National Government Service Platform: hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ƣơng và địa phƣơng), và cổng thanh toán ngân hàng...

- Nâng cấp, phát triển mới cổng thông tin điện tử của Cục để hỗ trợ cung cấp các dịch vụ Lƣu trữ số và tích hợp với cổng thanh toán ngân hàng qua nền tảng tích hợp dữ liệu.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho việc kết nối với cổng tích hợp quốc gia, cổng thanh toán ngân hàng, và các hệ thống của Chính phủ, Bộ, Ngành liên quan.

Kiến trúc Ứng dụng mô tả sơ đồ thiết kế của các ứng dụng sẽ đƣợc triển khai, mối quan hệ tƣơng tác giữa các ứng dụng, mối quan hệ giữa các ứng dụng với các quy trình nghiệp vụ của dịch vụ công trực tuyến.

Mục đích của kiến trúc ứng dụng là giảm độ phức tạp, thúc đẩy việc tái sử dụng, tính linh hoạt và khả năng mở rộng, đơn giản, dễ sử dụng, tuân thủ các chuẩn

86

mở, công nghệ hƣớng dịch vụ và không phụ thuộc vào các nhà cung cấp giải pháp, nhằm tối ƣu hoá các khoản đầu tƣ cho công nghệ thông tin của Cục.

Để đảm bảo tƣơng thích với khung Kiến trúc Chính phủ điện tử, kiến trúc nghiệp vụ và ứng dụng đƣợc thiết kế dựa trên kiến trúc hƣớng dịch vụ SOA (Service-Oriented Architecture - kiến trúc hƣớng dịch vụ) nhằm tận dụng tối đa các đặc điểm vƣợt trội nhƣ: tính tái sử dụng cao, liên kết lỏng giữa các thành phần trong hệ thống, tính linh loạt, dễ mở rộng, và độc lập với các nhà cung cấp giải pháp.

b) Kết cấu

Mô hình kiến trúc hƣớng dịch vụ (SOA) có 07 thành phần đƣợc tổ chức logic theo cấu trúc lớp khác nhau bao gồm: giao diện (ứng dụng), quy trình nghiệp vụ (BPM), quản lý và tích hợp dịch vụ, ứng dụng dịch vụ đƣợc mô tả chi tiêt nhƣ sau:

(1) Lớp “Giao diện và ứng dụng” bao gồm các hệ thống, ứng dụng cần thiết để cung cấp dịch vụ và dữ liệu, tài liệu cho ngƣời dùng (công dân, doanh nghiệp, và công chức) thông qua các giao diện khác nhau nhƣ:

- Các cổng thông tin: cổng thông tin nội bộ, cổng thông tin điện tử Cục, cổng khai thác tài liệu lƣu trữ số

- Các ứng dụng số hóa đang đƣợc sử dụng

- Các ứng dụng Quản lý và Hỗ trợ quản lý điều hành - Các ứng dụng, dịch vụ tích hợp

Lớp giao diện tách thành phần xử lý giao diện ngƣời dùng với các thành phần xử lý nghiệp vụ. Lớp này chỉ tập trung vào chức năng hỗ trợ giao diện của dịch vụ (UI) và sử dụng các dịch vụ đƣợc cung cấp bởi lớp “Quản lý quy trình động (BPM) và dịch vụ (Service component)”.

(2) Lớp “Quản lý quy trình động (BPM) và dịch vụ (Service component)” cung cấp các thành phần hỗ trợ việc xây dựng quy trình liên thông thông qua nền tảng quản lý quy trình (BPM). Lớp này giúp cho việc thiết kế, chỉnh sửa các quy trình xử lý tài liệu động dễ dàng, và thuận tiên hơn với nhu cầu thay đổi của nghiệp vụ.

Lớp “Quản lý quy trình động (BPM) và dịch vụ (Service component)” cung cấp dịch vụ cho lớp “Giao diện và ứng dụng”, và sử dụng dich vụ của lớp “Cơ sở dữ liệu ứng dụng và các dịch vụ dữ liệu”.

(3) Lớp “Cơ sở dữ liệu ứng dụng và các dịch vụ dữ liệu” cung cấp các tài nguyên cơ sở hạ tầng cần thiết để chạy các thành phần dịch vụ và hỗ trợ chức năng xử lý dữ liệu cơ bản của các dịch vụ trong mô hình SOA. Lớp này bao gồm các hàm truy vấn - xử lý dữ liệu ứng dụng, lƣu trữ dữ liệu, môi trƣờng nền tảng, dịch vụ cơ sở hạ tầng

(4) Lớp “Trục liên thông và các dịch vụ tích hợp” là thành phần chính của mô hình kiến trúc hƣớng dịch vụ SOA, nó cung cấp khả năng trung gian (mediate), chuyển đổi (transform), định tuyến (route), và vận chuyển (transport) yêu cầu dịch vụ từ lớp “ngƣời yêu cầu dịch vụ” tới lớp “ngƣời

89

cung cấp dịch vụ”. Lớp này sử dụng các dịch vụ trong nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu. Tích hợp với các hệ thống bên ngoài thông qua các thành phần đầu nối giao tiếp (adapter hay interface engine). Lớp này cho phép tích hợp kết nối với các hệ thống bên ngoài nhƣ: cổng thanh toán ngân hàng; Hệ thống nền tảng kết nối quy mô quốc gia (NGSP); các hệ thống của Chính phủ, Bộ, ngành liên quan; các hệ thông cơ sở dữ liệu quốc gia bên ngoài (nếu cần)…

(5) Lớp “Bảo mật và Giám sát hệ thống” cung cấp giải pháp theo dõi giám sát các thành phần của SOA, và đảm bảo các quy định, chính sách, và các yêu cầu phi chức năng đƣợc thực hiện, nhƣ là: chính sách bảo mật, theo dõi và giám sát trạng thái của quy trình (trong lớp Quản lý quy trình động (BPM) & dịch vụ (Service component)), trạng thái dịch vụ (trong lớp quản lý và tích hợp dịch vụ)…

Các thành phần trong lớp này gồm: - Quản lý tài khoản;

- Xác thực và cấp quyền (sử dụng dịch vụ); - Danh mục thƣ mục;

- Quản lý và giám sát luồng nghiệp vụ (BAM); - Quản lý và giám sát nền tảng tích hợp;

- Quản lý giám sát ứng dụng, dịch vụ & lƣu vết nhật ký hệ thống.

(6) Lớp “Khai thác báo cáo (Data, Reporting, BI)” tập trung chính vào kiến trúc dữ liệu, cấu trúc dữ liệu dùng chung, các mô tả định nghĩa nội dung, giao thức để trao đổi thông tin, mô hình phân tích dữ liệu...

Thành phần chính gồm:

- Hệ thống phân tích dữ liệu (BI & Analytics); - Hệ thống Quản lý cấu hình báo cáo động; - Tìm kiếm, phân tích dữ liệu, văn bản toàn văn. (7) Lớp “Quản trị (Governance)” bao gồm các hoạt động:

- Quản trị SOA: quy trình quản trị cho việc định nghĩa và thực thi mô hình SOA;

90

- Quản trị dịch vụ: quy trình quản trị cho việc quản lý và chi phối vòng đời của dịch vụ, dựa trên khả năng trong lớp “Bảo mật và Quản lý, Giám sát hệ thông”.

Lớp này tƣơng tác với toàn bộ các lớp khác trong mô hình kiến trúc hƣớng dịch vụ SOA

Một phần của tài liệu duthaodean-lan2-october-xinykien-143329-191018-11 (Trang 91 - 97)