III. Một số đề xuất kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may
3. Chính sách quy hoạch và quản lý sản xuất
Quy hoạch phát triển ngành may mặc thành ba vùng chính: thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận chiếm 45-50% năng lực toàn ngành. Vùng đồng bằng sông Hồng, các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An chiếm 35-40% năng lực toàn ngành. Còn lại vùng miền Trung chiếm tỷ trọng 10-15% năng lực của ngành may mặc.
Tại mỗi trung tâm lớn nếu có điều kiện nên phát triển hình thức khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung. Bởi vì những hình thức này có tác dụng lớn đến sản xuất công nghiệp, thu hút vốn đầu t- n-ớc ngoài, lại phù hợp với mô hình vệ tinh, liên hợp trong khả năng của chúng ta.
Có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, phân loại đánh giá chính xác những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và có triển vọng phát triển. Tìm ra những biện pháp thích hợp cho những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nhiều năm.
Có chính sách rõ ràng đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu t- n-ớc ngoài để họ phát huy thế mạnh.
Nhà n-ớc cần phải có qui hoạch phát triển vùng nguyên liệu các loại tơ sợi thiên nhiên cho ngành dệt và các chính sách khuyến khích đầu t- phát triển vùng nguyên liệu, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành dệt. Khuyến khích đầu t- cho sản xuất phụ liệu và sản xuất vải đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, giảm bớt phụ thuộc của ngành may vào nguồn nguyên liệu nhập ngoại.
Nâng cao hiệu quả và chất l-ợng của hàng may gia công, tạo dựng và củng cố uy tín trên thị tr-ờng thế giới đồng thời tạo lập cơ sở để chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp.
Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu t- cho khâu thiết kế và sản xuất hàng mẫu, đầu t- đào tạo đội ngũ cán bộ đủ khả năng thiết kế mẫu mã đồng thời hỗ trợ cho công tác đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, tạo điều kiện đ-a các sản phẩm tên hiệu Việt Nam ra thị tr-ờng thế giới.