6. Kết cấu của luận văn
2.3.2. Giả định tương quan giữa cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng
2.3.2.1. Cấu trúc tài sản
Cơ cấu TS được cho là có mối quan hệ thuận chiều với tỷ lệ nợ của các công ty BĐS. Tỷ lệ TSCĐ trên tổng TS được sử dụng để minh họa cơ cấu TS của các DN trong đề tài này.
2.3.2.2. Sự tăng trưởng của doanh nghiệp
Tỷ lệ nợ có quan hệ thuận chiều với yếu tố tăng trưởng của DN. Để đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng và CTV của công ty, đề tài sử dụng tốc độ tăng trưởng TS qua từng năm.
2.3.2.3. Tính thanh khoản
Tính thanh khoản được xem là nghịch chiều với nợ vì nó làm giảm nhu cầu vay nợ. Khả năng thanh toán được tính bằng chia tổng TS ngắn hạn cho nợ ngắn hạn.
2.3.2.4. Hiệu quả hoạt động
Giả định rằng hiệu quả hoạt động và tỷ lệ nợ có thể có quan hệ thuận chiều hoặc cũng có thể là nghịch chiều. Tỷ suất sinh lời của TS (ROA) là một tiêu chí để đánh giá. Tỷ suất sinh lời của TS được tính bằng việc lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng TS.
2.3.2.5. Quy mô doanh nghiệp
Phần lớn các cuộc điều tra thực nghiệm đã tìm thấy mối liên hệ thuận chiều giữa quy mô DN và đòn bẩy tài chính. Nghiên cứu của Pandey (2001), Joy Pathak (2010) và De Jong (2008) đều chỉ ra điều này. Quy mô DN có mối liên hệ thuận chiều với đòn bẩy tài chính ở 21 trong số 42 quốc gia được khảo sát. Logarit của Tổng doanh thu hoặc Logarit của Tổng TS có thể được sử dụng để xác định quy mô của một công ty. Theo Titman và Wessels (1988), phép biến đổi logarit của doanh số bán hàng minh họa ảnh hưởng của quy mô DN. Đòn bẩy tài chính được coi là có mối liên hệ thuận chiều với quy mô DN.
2.3.2.6. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp
Tỷ lệ sở hữu nhà nước được sử dụng để tính toán điều này. Bảng 2.3 cho thấy các DN không có vốn nhà nước ít quan tâm đến việc đi vay, trong khi các DN được nhà nước bảo hộ lại được hưởng lợi từ nợ. Giả thiết tỷ lệ sở hữu nhà nước có ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính.
2.3.2.7. Thuế suất
Trong trường hợp không có thông tin bất cân xứng, Mackie-Mason (1990) quan tâm đến ảnh hưởng của thuế, và ông nhận thấy rằng nhu cầu vay nợ thay đổi cùng chiều với thuế suất. Tác giả ước tính yếu tố thuế TNDN trong nghiên cứu này bằng cách chia số thuế DN thực nộp trong kỳ cho tổng lợi nhuận trước thuế. Giả sử rằng thuế suất công ty có liên quan đến tỷ lệ nợ theo quan hệ đồng biến.
2.3.2.8. Đặc điểm riêng của lĩnh vực hoạt động
Giả thiết của nghiên cứu là các đặc điểm cụ thể về TS DN và tỷ lệ nợ có mối liên hệ ngược chiều. Để phản ánh các đặc điểm cụ thể của TS DN, tác giả sử dụng tỷ lệ giá vốn hàng bán/tổng doanh thu thuần. Tỷ lệ giá vốn hàng bán càng thấp thì việc kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán càng tốt.
Bảng 2.4. Giả thiết nghiên cứu của đề tài
Biến Giả thiết Nhân tố Biến và đo lường Tương quan
Độc lập H1 Cấu trúc TS Tỷ trọng TSCĐ (Fixasset) = TSCĐ/ Tổng TS (+) H2 Sự tăng trưởng của DN Tốc độ tăng trưởng TS (Growth) = [(Tổng TS năm n+1) - (Tổng TS năm n)]/ Tổng TS năm n (+) H3 Tính thanh khoản Tỷ suất TS ngắn hạn trên nợ ngắn hạn (LIQ) = TSNH/ Nợ ngắn hạn (-) H4 Hiệu quả hoạt động
Tỷ suất sinh lời TS (ROA) = Lợi nhuận trước thuế/ Tổng TS bình quân
(+/-)
H5 Quy mô DN Quy mô DN (Size) = Log
(Tổng doanh thu) (+)
H6 Hình thức sở hữu của DN
Tỷ lệ sở hữu nhà nước (State) 1: Có sở hữu nhà nước
0: Không có sở hữu nhà nước
(C)
H7 Thuế suất Thuế phải nộp (Tax) = Thuế
TNDN/ Tổng LNTT (+) H8 Đặc điểm riêng của TS DN Tỷ lệ giá vốn hàng bán (UNIQ) = GVHB/ Tổng DTT (-) Phụ thuộc Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính (Debt) = Tỷ lệ nợ/ Tổng TS
Trong đó: (+) Cùng chiều; (-) Ngược chiều; (C) Có ảnh hưởng