Kết quả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến CTV của các công ty cổ phần ngành BĐS niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 92 - 97)

6. Kết cấu của luận văn

2.5.6. Kết quả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty

ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố đến CTV được phát hiện qua kết quả phân tích ma trận tương quan ban đầu. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đó vẫn chưa được biết rõ. Để làm như vậy, phân tích hồi quy vẫn đang được sử dụng để kiểm tra các giả thuyết trên. Với mức ý nghĩa α=0,05 được sử dụng trong các mô hình của nghiên cứu, ta có: biến tỷ trọng TSCĐ - Fixasset là biến định lượng có giá trị P- value

= 0,518 > 0,05; biến thuế - Tax có P-value = 0,294 > 0,05 và biến đặc điểm riêng của sản phẩm (UNIQ) có P-value là 0,641>0,05 nên các biến này đều không có ý nghĩa về mặt thống kê và ta loại 3 biến này ra khỏi mô hình. Vậy mô hình hồi quy cuối cùng có thể biểu diễn dưới dạng phương trình như sau:

Debt = -0,5579 + 0,1657 – 0,4772 + 0,0853 + 0,0679 + 0,1265

Growth ROA Size LIQ State

(P- (0,000) (0,000) (0,000) (0,000) (0,000) (0,000) value)

R2 = 0,2959 Prob (F – statistic) = 0,0000 Giải thích các tham số:

β1 = 16,57% Khi tốc độ phát triển của DN tăng 1 đơn vị, Tỷ lệ nợ trên tổng TS sẽ tăng 16,57% trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. β2 = -47,72% Khi Tỷ suất sinh lợi của DN tăng 1 đơn vị, Tỷ lệ nợ trên tổng TS

sẽ giảm 47,72% trong điều kiện các nhân tố khác không đổi. β3 = 8,53% Khi quy mô của DN tăng 1 đơn vị, Tỷ lệ nợ trên tổng TS sẽ tăng

8,53% trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.

β4 = 6,79% Khi tính thanh khoản của DN tăng 1 đơn vị, Tỷ lệ nợ trên tổng TS sẽ tăng 6,79% trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.

Β5 = 12,65% Các DN có tỷ lệ sở hữu nhà nước trên 50% sẽ có xu hướng sử dụng

đòn bẩy tài chính cao hơn các DN khác là 12,65%.

Phần tiếp theo sẽ bàn luận cụ thể hơn sự ảnh hưởng của các nhân tố tới CTV.

Theo dự đoán, cơ cấu TS có mối liên hệ thuận chiều với tỷ lệ nợ của các CTCP ngành BĐS vì các DN có nhiều TSCĐ có nhiều khả năng thế chấp các khoản vay hơn, cho phép họ tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn. TSCĐ không ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính, theo kết quả phân tích các công ty BĐS trên Sở GDCK TP. HCM Do đó, ta bác bỏ giả thuyết:

H1: Đòn bẩy tài chính và tỷ trọng TSCĐ có mối quan hệ đồng biến.

2.5.6.2. Tốc độ phát triển

Biến tốc độ tăng trưởng có tác động (+) đến Tỷ lệ tổng nợ. Điều này có nghĩa DN có mức tăng trưởng càng lớn có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn. Do đó, chấp nhận giả thuyết:

H2: Đòn bẩy tài chính và tốc độ phát triển có mối quan hệ đồng biến.

2.5.6.3. Tỷ suất sinh lời

Giả định rằng hiệu quả hoạt động và tỷ lệ nợ có quan hệ thuận với nhau cũng có thể là nghịch chiều. Tỷ suất sinh lời là một yếu tố có tác động nghịch biến đến đòn bẩy nợ của công ty, theo kết quả của mô hình. Lý thuyết trật tự phân hạng giải thích mối tương quan này: các tổ chức có lợi nhuận hay sử dụng nguồn tài chính nội bộ (thu nhập giữ lại) hơn các nguồn tài trợ bên ngoài. Các DN có lợi nhuận ít có xu hướng sử dụng nợ nhiều hơn. Điều này phù hợp với những phát hiện của Frank và Goyal (2007), cũng như nghiên cứu của Joy Pathak (2010). Kết quả là ta chấp chận giả thiết:

H3: Đòn bẩy tài chính và tỷ suất sinh lời có mối quan hệ nghịch biến.

2.5.6.4. Quy mô doanh nghiệp

Theo nghiên cứu lý thuyết về CTV thì quy mô DN quan hệ đồng biến với tỷ suất nợ. Nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy quy mô tác động thuận chiều đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Điều này ủng hộ cho quan điểm của lý thuyết chi phí trung gian: các DN quy mô lớn có khả năng tiếp cận được với vốn vay hơn các DN nhỏ do có lượng thông tin được công bố rộng rãi tới đại chúng và khả năng trả nợ tốt hơn các DN nhỏ. Điều này thể hiện ở kết quả hồi quy đòn bẩy tài chính, hệ số hồi quy của biến quy mô là 0,0853 với giá trị P-value = 0,0000. Như vậy kết quả nghiên cứu của đề tài là hoàn toàn không mâu thuẫn. Do đó, chấp nhận giả thuyết:

Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào quy mô của DN để đánh giá khả năng khoản vay thì chưa đủ. Các DN quy mô lớn thỉnh thoảng có những dự án có nguy cơ thất bại trong tương lai. Tuy nhiên, do chi phí trung gian của các DN này thấp hơn các DN nhỏ và vừa khác nên các DN quy mô lớn sẽ dễ dàng tiếp cận vốn vay hơn, kéo theo tăng rủi ro cả DN và người cho vay phải gánh chịu. Khi DN đi vay ngắn hạn với số vốn lớn sẽ có nguy cơ mất khả năng thanh khoản nhanh chóng.

2.5.6.5. Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập đối với các DN trong nghiên cứu mẫu là từ 20-22%. Thuế TNDN có mối liên hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính, theo nguyên tắc cân bằng. Trên thực tế, các DN Việt Nam luôn tận dụng tối đa các lợi ích về thuế. Tuy nhiên, trong bối cảnh khan hiếm vốn như hiện nay của các DN Việt Nam, việc huy động vốn còn quan trọng hơn việc tận dụng các biện pháp lách thuế nên chưa thể đánh giá được tác động của yếu tố này đến CTV. Vì vậy ta bác bỏ giả thuyết:

H5: Đòn bẩy tài chính và thuế suất DN có mối quan hệ đồng biến.

2.5.6.6. Đặc điểm riêng của doanh nghiệp

Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, đặc điểm về sản phẩm của DN không có ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính. Thực tế thì không có sự khác biệt quá lớn về đặc điểm của sản phẩm của các CTCP ngành BĐS do công nghệ và know-how áp dụng vào thực tế xây dựng là không có sự chênh lệch nhiều giữa các DN. Vì vậy ta bác bỏ giả thuyết:

H6: Đòn bẩy tài chính và đặc điểm riêng của DN có mối quan hệ đồng biến.

2.5.6.7. Tính thanh khoản

Tổng nợ có ảnh hưởng đồng biến với thanh khoản (thống kê t là 5%). Nghiên cứu này chứng minh rằng một công ty sử dụng càng nhiều nợ thì khả năng thanh toán hiện tại càng tốt. Điều này có thể giải thích rằng, trong thời gian vừa qua, có rất nhiều dự án BĐS phát triển và mở rộng. Nhu cầu về các dự án nhà ở chung cư tăng cao, dẫn đến các chủ đầu tư liên tục vay vốn mở rộng phát triển kinh doanh. Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tiễn của TTBĐS trong thời gian qua. Do đó, ta chấp nhận giả thuyết:

H7: Đòn bẩy tài chính và tính thanh khoản có quan hệ đồng biến.

Đây là một biến định tính trong mô hình hồi quy được định lượng bởi một biến giả. Có thể thấy mức độ phù hợp của biến giả dựa trên mô hình hồi quy. Tỷ lệ sở hữu nhà nước là có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ nợ trên tổng TS của các CTCP ngành BĐS niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM, theo kết quả tính toán dựa trên số liệu từ Bảng

1.1 thì các DN nhà nước có tỷ lệ nợ trên tổng TS là 58,10%, trong khi các DN tư nhân có tỷ lệ nợ trên tổng TS là 48,08%. Tỷ lệ nợ trên tổng VCSH của 44 DN được khảo sát dao động từ 2,70% đến 650,09%, với tỷ lệ trung bình của các DN tư nhân là 119,10% và các DN nhà nước là 119,10%. Điều này chứng tỏ rằng các DN nhà nước thường tận dụng đòn bẩy tài chính trong việc huy động vốn. Kết luận:

H8: Hình thức sở hữu nhà nước có tác động đến đòn bẩy tài chính.

Tuy nhiên, đây là một vấn đề lớn cần phải được giải quyết. Các công ty quốc doanh nổi tiếng là quản lý kém hiệu quả. Song các phương thức ưu đãi về lãi suất, khoản vay, thời hạn vay, thậm chí cả quản lý nợ xấu đều giúp các DN này có được nguồn vốn dễ dàng hơn. Do vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao để quản lý hợp lý nguồn vốn cho các DN Nhà nước vay, đồng thời tránh tình trạng thẩm định tín dụng không chính xác dẫn đến xử lý nợ khó đòi trong tương lai.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Những tồn tại trong việc sử dụng cấu trúc vốn của các công ty cổ phần ngành bất động sản niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

Dựa trên thực trạng hoạt động cũng như qua nghiên cứu thực nghiệm về việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại các CTCP ngành BĐS trên TTBĐS TP. HCM, trong phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài, tác giả thấy còn tồn tại một số bất cập như sau:

Một là, hầu hết các DN sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn nợ dài hạn.

Việc sử dụng vốn vay ngắn hạn có ưu điểm là dễ tiếp cận, ít rủi ro hơn vay dài hạn nhưng rủi ro về khả năng thanh khoản lại cao hơn. Trong khi đó, nợ dài hạn mang đến những ưu điểm cho DN như khả năng linh hoạt cao cùng với chi phí thấp hơn. Tuy nhiên thực tại ở Việt Nam, theo Bảng 2.3. Cơ cấu nợ trên vốn chủ sở hữu của các công ty BĐS niêm yết trên TTCK TP. HCM (2017- 2020), ta thấy tỷ lệ nợ dài hạn bình quân đang chiếm một tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ nợ ngắn hạn bình quân trên tổng tài sản. Đây cũng là một bất lợi cho quá trình phát triển của các DN Việt Nam. Về vấn đề nợ dài hạn ít được sử dụng hơn nợ ngắn hạn có thể được hiểu theo những nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, xuất phát từ chính thói quen tâm lý của DN khi huy động vốn. Các DN thường tìm giải pháp huy động vốn dễ dàng, dễ tiếp cận, vay trong ngắn hạn theo từng giai đoạn của dự án. Thứ hai, sự thiếu đa dạng của sản phẩm nợ trên thị trường tài chính. Bên cạnh vốn vay từ các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, các DN có thể vay từ công chúng bằng cách phát hành trái phiếu DN hoặc có thể sử dụng các công cụ thuê tài chính. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu cũng như các công cụ thuê tài chính ở Việt Nam hiện nay thực sự chưa phát triển. Điều này đã làm hạn chế phần nào kênh tài trợ vốn vay của các DN Việt Nam hiện nay.

Hai là, các DN có quy mô lớn thường có khả năng tiếp cận nguồn vốn tốt hơn các DN nhỏ.

Được giải thích bằng sự sự tác động thuận chiều của quy mô đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Các DN quy mô lớn có tính lợi thế về kinh tế, lượng thông tin cũng minh bạch hơn do đó họ dễ dàng tiếp cận được vốn vay hơn các DN nhỏ. Điều này thể hiện ở kết quả hồi quy đòn bẩy tài chính, hệ số hồi quy của biến quy mô là 0,0853 với giá trị P-value = 0,0000. Tuy nhiên, chính đặc điểm này có thể mang lại rủi ro cho chính bên cho vay và DN cho vay. Sự tự tin vào quy mô đôi khi có thể bị đánh giá một cách không thực sự chính xác. Các DN có quy mô lớn đôi khi cũng có những dự án đứng trước những rủi ro thất bại trong tương lai. Tuy nhiên do chi phí trung gian của những DN này thấp hơn các DN vừa và nhỏ khác, nên các DN quy mô lớn sẽ dễ dàng tiếp cận được các khoản vay, đồng nghĩa với tính rủi ro mà cả DN và bên cho vay sẽ phải gánh chịu tăng lên. Với những khoản vay ngắn hạn với số vốn lớn, khi rủi ro kinh doanh xảy ra có thể khiến cho DN mất khả năng thanh khoản nhanh chóng.

Ba là, các DN có yếu tố sở hữu nhà nước thường có nhiều cơ hội tận dụng đòn bẩy tài chính hơn các DN nhỏ.

Theo kết quả tính toán dựa trên số liệu của Bảng 2.1. Tỷ suất nợ trên tổng tài sản của các công ty BĐS niêm yết trên TTCK TP. HCM (2017- 2020), tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của các DN có vốn nhà nước là 58,10% còn của DN tư nhân là 48,08%. Tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn chủ sở hữu tại 44 DN được khảo sát là từ 2,70% đến 650,09%, trong đó, tỷ lệ bình quân đối với DN tư nhân là 119,10% và DN nhà nước là 124,49%. Điều này cho thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các DN Nhà nước cao hơn khối các DN tư nhân. Tuy nhiên, đây lại là một vấn đề cần phải xem xét nhìn nhận một cách nghiêm túc. Các DN có vốn Nhà nước thường hiệu quả quản lý hoạt động kinh doanh chưa cao. Nhưng sự ưu đãi trong “tín dụng mềm” về cơ chế, lãi suất, khoản vay, các điều khoản vay, và cả xử lý nợ xấu đã tạo điều kiện cho các DN này dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn. Chính vì vậy, vấn đề nảy sinh ở đây đó là làm thế nào để quản lý thật hiệu quả nguồn vốn cho các DN Nhà nước vay, tránh để xảy ra tình trạng đánh giá tín dụng không đúng dẫn đến xử lý nợ xấu về sau.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến CTV của các công ty cổ phần ngành BĐS niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w