Sau khi kết luận hai biến có mối quan hệ chặc chẽ với nhau, đồng thời giả định rằng đã cân nhắc kĩ mối quan hệ tiềm ẩn giữa hai biến, và xem như đã xác định đúng hướng của mối quan hệ nhân quả có thật giữa chúng thì ta có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả của chúng bằng mô hình hồi quy tuyến tính trong đó một biến được gọi là biến phụ thuộc (hay biến được giải thích - Y) và biến kia là biến độc lập (hay biến giải thích - X).
Trên cơ sở đó, mô hình được hiệu chỉnh lại như sau:
Yếu tố nhận thức từ chính du khách
Yếu tố động cơ xuất phát từ bên ngoài
Yếu tố động cơ xuất phát từ du khách Yếu tố kiến thức
Yếu tố sự đánh giá khi chưa trải nghiệm Yếu tố chất lượng nhân viên cung cấp dịch vụ
Mô hình 3-1: Mô hình lý thuyết được điều chỉnh theo EFA.
Từ mô hình lý thuyết ta xây dựng lại các giả thuyết như sau:
Giả thuyết:
H1: Yếu tố nhận thức từ chính du khách khi lựa chọn loại hình du lịch ảnh hưởng tích cực đến ý định lựa chọn loại hình du lịch của du khách.
H2: Yếu tố động cơ xuất phát từ bên ngoài khi lựa chọn loại hình du lịch ảnh hưởng tích cực đến ý định lựa chọn loại hình du lịch của du khách.
H3: Yếu tố động cơ xuất phát từ du khách khi lựa chọn loại hình du lịch ảnh hưởng tích cực đến ý định lựa chọn loại hình du lịch của du khách.
Ý định lựa chọn tour DLST rạn san hô Hòn
H4: Yếu tố kiến thức đối với du khách khi lựa chọn loại hình du lịch ảnh hưởng tích cực đến ý định lựa chọn loại hình du lịch của du khách.
H5: Yếu tố sự đánh giá khi chưa trải nghiệm khi lựa chọn loại hình du lịch ảnh hưởng tích cực đến ý định lựa chọn loại hình du lịch của du khách.
H6: Yếu tố chất lượng nhân viên cung cấp dịch vụ khi lựa chọn loại hình du lịch ảnh hưởng tích cực đến ý định lựa chọn loại hình du lịch của du khách.
Phương trình tổng quát được xây dựng lại như sau:
Trong đó:
- Biến phụ thuộc : YĐ - Ý định lựa chọn loại hình DLST rạn san hô Hòn Mun – Nha Trang
- Các biến độc lập: F1 - Yếu tố nhận thức từ chính du khách, F2 - Yếu tố động cơ xuất phát từ bên ngoài, F3 - Yếu tố động cơ xuất phát từ du khách, F4 - Yếu tố kiến thức, F5 - Yếu tố sự đánh giá khi chưa trải nghiệm, F6 - Yếu tố chất lượng nhân viên cung cấp dịch vụ.