Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý tài chính bệnh viện công lập

Một phần của tài liệu DƯƠNG THỊ LOAN - 1906185020-QLKTK1 (Trang 32 - 33)

Do đặc thù của bệnh viện là bệnh viện công lập nên để đảm bảo tính hiệu quả của quản lý tài chính bệnh viện cần có: Phương pháp phân phối, tăng huy động nguồn lực tài chính bệnh viện hợp lý, đúng luật pháp đồng thời thực hiện chi đúng, chi đủ tùy theo năng lực tài chính của bệnh viện nhưng phải đảm bảo các hoạt động của bệnh viện, đảm bảo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cung cấp cho người dân. Đảm bảo cân đối thu chi.

Để đảm bảo tính hiệu quả của quản lý tài chính bệnh viện công, quản lý tài chính bệnh viện công phải thực hiện 4 tiêu chí cụ thể sau đây:

-Duy trì cán cân thu chi: đây là điều kiện tiên quyết và bắt buộc của quản lý tài chính bệnh viện và cũng là tiêu chuẩn cho sự thành công trong cơ chế quản lý mới tiến tới hạch toán chi phí. Thể hiện thông qua chênh lệch thu chi của bệnh viện qua từng năm và chênh lệch thu chi tính trên một giường bệnh của bệnh viện.

-Nâng cao các chỉ tiêu chất lượng: tỷ lệ tử vong, tỷ lệ số bác sỹ trên giường bệnh… Có thể xác định bằng những chỉ tiêu sau:

+ Tỷ lệ khỏi bệnh/số ca nhập viện = Tổng số ca khỏi bệnh/Số ca nhập viện Chỉ tiêu này thể hiện chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện càng cao và ngược lại.

+ Tỷ lệ số bác sỹ/giường bệnh= Tổng số bác sỹ/Tổng giường bệnh + Tỷ lệ bác sỹ/bệnh nhân = Tổng số bác sỹ/số bệnh nhân bình quân-

Chỉ tiêu này thể hiện chất lượng phục vụ của bệnh viện đối với bệnh nhân, chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng phục vụ của bệnh viện càng tốt.

-Cải thiện đời sống, nâng cao điều kiện làm việc cho cán bộ y bác sỹ, nhân viên, tăng cường các hoạt động đời sống tinh thần cho nhân viên, tạo động lực khuyến khích nhân viên làm việc tích cực. Sử dụng chỉ tiêu:

+ Tiền lương chia thêm bình quân = Tổng tiền lương chia thêm/Tổng số cán bộ công nhân viên.

Chỉ tiêu tiền lương tăng thêm được tính dựa trên kết quả của thu lớn hơn chi hàng tháng và chia thêm cho cán bộ công nhân viên của bệnh viện, tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên của bệnh viện. Vậy chỉ tiêu tiền lương chia thêm bình quân càng cao, chứng tỏ mức thu nhập của cán bộ công nhân viên bệnh viện ngày càng được nâng cao tạo điều kiện nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong bệnh viện.

-Đầu tư tăng cường quy mô hoạt động của bệnh viện: xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, các công trình, mở thêm các chuyên khoa mới để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân khám chữa bệnh. Hiện nay, bệnh viện đều trích quỹ đầu tư phát triển sự nghiệp để thực hiện việc nâng cấp, đầu tư mới các thiết bị, giường bệnh, phòng bệnh phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện. Nên ta áp dụng chỉ tiêu tỷ lệ trích quỹ phát triển sự nghiệp để đánh giá tiêu chí này.

+ Tỷ lệ trích quỹ phát triển sự nghiệp = Quỹ phát triển sự nghiệp/tổng chi lập các quỹ

Chỉ tiêu này phản ánh đầu tư của bệnh viện trích từ quỹ hiện có của bệnh viện để nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho yêu cầu khám chữa bệnh, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ việc đầu tư cơ sở vật chất của bệnh viện càng cao và ngược lại.

Khi sử dụng những chỉ tiêu này để đánh giá thông qua các năm, các chỉ tiêu này qua các năm càng tốt chứng tỏ việc quản lý tài chính ở bệnh viện càng có hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh viện ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu DƯƠNG THỊ LOAN - 1906185020-QLKTK1 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w