Nâng cao công tác quản lý sử dụng các nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu DƯƠNG THỊ LOAN - 1906185020-QLKTK1 (Trang 85 - 87)

Hiệu quả quản lý các khoản chi tiêu ở đơn vị thể hiện số kinh phí tiết kiệm được sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và nộp các khoản phải nộp khác theo quy định. Có kinh phí tiết kiệm chi, chênh lệch thu chi hoạt động dịch vụ, đơn vị mới có nguồn để trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức trong Bệnh viện và trích lập các quỹ để phục vụ đầu tư cơ sở vật chất, phục vụ các hoạt động phúc lợi của Bệnh viện. Nhu cầu chi của bệnh viện luôn gia tăng, trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn nên việc tiết kiệm trong chi tiêu và thực hiện hiệu quả trong quản lý tài chính là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Để nâng cao hiệu quả công tác chi đòi hỏi Bệnh viện phải thực hiện tốt những nội dung sau:

Bệnh viện cần rà soát lại quy trình quản lý và hoạt động chuyên môn, trên cơ sở đó cắt giảm các chi phí không cần thiết. Quản lý chi tiêu nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả là một trong những mục tiêu quan trọng của công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính. Hiệu quả quản lý chi tiêu của đơn vị thể hiện số kinh phí tiết kiệm được sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về các khoản phải nộp khác theo quy định. Để nâng cao hiệu quả quản lý các khoản chi, tăng tỷ lệ tiết kiệm chi có thể thực hiện một số giải pháp sau:

Quy chế chi tiêu nội bộ phải có tầm nhìn xa, bao quát hết nguồn thu và các nội dung, định mức chi. Nguồn thu, mức thu, nguồn chi và định mức chi phải được xây dựng cụ thể phù hợp với thực tế của bệnh viện. Ngoài định mức thu chi thì quy chế chi tiêu nội bộ cũng phải xây dựng mức khoán chi hành chính hợp lý, định mức tiêu hao vật tư của các loại trang thiết bị y tế. Quy chế chi tiêu nội bộ càng cụ thể, chi tiết và bao quát được toàn bộ các chi tiêu thì quá trình quản lý chi tiêu càng dễ dàng, thuận lợi góp phần đảm bảo tiết kiệm chi của đơn vị. Hiện nay, bệnh viện đã có xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ quy định tiêu chuẩn cho một số khoản chi, tuy nhiên trong thực tế khi triển khai áp dụng vẫn chưa thật sự phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, như là có nhiều định mức chỉ dùng làm căn cứ để xây dựng kế hoạch nhưng trong quá trình thực hiện, quản lý thì vận dụng linh hoạt để phù hợp với tình hình giá chi tiêu trên thị trường. Do đó, bệnh viện cần có chủ trương điều chỉnh, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với tình hình chung (khoản chi tiếp khách, sửa chữa TSCĐ…) đảm bảo những nguyên tắc sau:

+ Đảm bảo cho bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với tính đặc thù trong lĩnh vực y tế nhưng vẫn đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác QLTC.

+ Quy chế chi tiêu nội bộ được công khai thảo luận trong bệnh viện, có ý kiến của tổ chức công đoàn. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là ưu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng chuyên môn. Tăng nguồn thu, tiết kiệm chi hành chính và tổ chức, phân công lao động cho hợp lý và có hiệu quả.

- Xác định nhu cầu chi, mục đích chi cho mỗi nhóm chi

Cân đối giữa khả năng và nhu cầu chi để quyết định mức chi cho từng nhóm chi, nhận định thứ tự ưu tiên đối với từng khoản chi.Đây là bước khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải xác lập thứ tự ưu tiên đối với từng khoản chi vì đồng thời phải dành ra một khoản "không tiên lượng trước”- quỹ dự phòng để đảm bảo chi tiêu trong trường hợp có biến động: lạm phát, quy định của nhà nước thay đổi... Vì vậy, Bệnh viện cần phải:

+ Định mức tiêu hao các loại vật tư dụng cụ cho mỗi hoạt động và theo quy chế nội bộ cũng như quy định hiện hành của nhà nước.

+ Căn cứ vào số lượng thống kê qua số chi quyết toán từ đó lượng giá chất lượng và lượng giá hiện thực hiệu quả các mục tiêu đề ra của bệnh viện. Từ đó rút kinh nghiệm để lên kế hoạch cho phù hợp.

Một phần của tài liệu DƯƠNG THỊ LOAN - 1906185020-QLKTK1 (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w