Các sản phẩm tài trợ thương mại xuất khẩu

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. (Trang 26 - 34)

1.1. Tổng quan về hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu của ngân hàng thương mạ

1.1.4. Các sản phẩm tài trợ thương mại xuất khẩu

Căn cứ để phân loại sản phẩm TTTMXK của NHTM là nhu cầu của khách hàng. Có năm loại sản phẩm chính: Tín dụng chứng từ, nhờ thu, chuyển tiền, bảo lãnh và bao thanh toán.

1.1.4.1. Tài trợ thương mại xuất khẩu qua phương thức tín dụng chứng từ Đây là

phương thức thanh toán phổ biến nhất trong hoạt động tài trợ thương mại.

Khái niệm của phương thức tín dụng chứng từ:

Tại Điều 2, UCP600, Tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: “Tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắc và không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh tốn khi xuất trình phù hợp”.

Theo Nguyễn Văn Tiến, 2014: “Phương thức tín dụng chứng từ thực chất là một sự thỏa thuận mà sự thỏa thuận này thường được thể hiện bằng nội dung một bức thư hay một bức điện, gọi là Thư tín dụng hay Tín dụng (Letter of credit – L/C). Thư tín dụng do một ngân hàng phát hành thể hiện một cam kết chắc chắn là sẽ thanh tốn khơng hủy ngang cho người thụ hưởng nếu người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với

những quy định của thư tín dụng và trong thời hạn của thư tín dụng.”

Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ:

Tín dụng thư là hợp đồng kinh tế hai bên giữa Ngân hàng phát hành và Người thụ hưởng và hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hóa, cho dù chính hợp đồng đó là cơ sở để phát hành tín dụng thư. Do khơng tham gia ký kết hợp đồng ngoại thương, nên ngân hàng khơng có quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện hợp đồng ngoại thương. Trong phương thức này, các bên chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ: Ngân hàng chỉ kiểm tra trên bề mặt chứng từ mà khơng có trách nhiệm kiểm tra thực tế hàng hóa, dịch vụ được giao. Về bản chất, tín dụng thư là cơng cụ thanh tốn, hạn chế rủi ro, tuy nhiên đơi khi cịn là cơng cụ từ chối thanh tốn và lừa đảo.

Tài trợ thương mại xuất khẩu qua phương thức tín dụng chứng từ được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Khi nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu đã thỏa thuận kí hợp đồng mua bán hàng hóa, nhưng khơng phải lúc nào nhà xuất khẩu cũng có sẵn hàng để giao, họ cần mua nguyên vật liệu, trang trải chi phí sản xuất, dự trữ hàng hóa, chế biến sản xuất nhằm đảm bảo q trình diễn ra liên tục, kịp tiến độ đáp ứng hàng hóa như đã thỏa thuận trong hợp đồng kí kết hoặc cũng có thể người mua và người bán khơng tin tưởng nhau, cần có sự tham gia đảm bảo của ngân hàng trong quá trình mua bán tham gia thương mại.

Tài trợ vốn theo phương thức thanh toán LC là phương thức tài trợ rất phổ biến trong trường hợp này, đảm bảo rủi ro cho hai bên đối tác và đặc biệt là nhà xuất khẩu, thường áp dụng trong trường hợp nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu không quen biết và tin tưởng nhau. Người bán có thể đề nghị ngân hàng phục vụ mình cấp một khoản tín dụng dựa trên LC đã mở để chuẩn bị giao hàng. Ngân hàng không nhất thiết phải tài trợ theo phương thức cho vay từng lần mà có thể tài trợ theo hạn mức tín dụng. Theo Bùi Diệu Anh và các cộng sự (2011), để có được sự tài trợ theo phương thức nào cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tiến độ sử dụng tiền cho khâu mua vào và sản xuất, thởi gian sản xuất dài hay ngắn, cách thức bán hàng... Ngân

hàng tài trợ địi hỏi LC phải có một số điều kiện nhất định, đảm bảo an tồn và có lợi. Ngân hàng sẽ chiết khấu ứng trước một khoản tiền theo tỉ lệ nhất định, và ngân hàng tài trợ ln phải theo dõi q trình chuẩn bị, sản xuất giao hàng của nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu cũng phải thường xuyên báo cáo và gửi bản sao chứng từ để ngân hàng kiểm tra lần lượt bám sát tránh sai sót xảy ra ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất cũng như nguồn tại trợ của ngân hàng.

Sau khi giao hàng hóa, để thu hồi vốn nhanh trong trường hợp chưa nhận được tiền thanh toán từ nhà nhập khẩu. Nhà xuất khẩu cần nguyên liệu vật liệu để sản xuất cho những đơn hàng khác hoặc cần tiền để trang trải lương, chi phí phát sinh cố định. Lúc này họ cần đến nguồn tài trợ của ngân hàng nhằm ứng trước một khoản tiền nhất định khi chưa thu hồi được vốn.

TTTMXK qua phương thức tín dụng chứng từ không những đảm bảo nhận được thanh tốn khi chứng từ phù hợp mà cịn là cơng cụ đảm bảo tín dụng. Trường hợp nếu thư tín dụng yêu cầu trả chậm thì phải mất một khoảng thời gian dài nhà xuất khẩu mới thu hồi lại vốn. Trong khoảng thời gian đó, nhà xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng chiết khấu một khoản tiền từ chính bộ chứng từ xuất trình. Trên cơ sở chiết khấu, ngân hàng tái tài trợ mối quan hệ tín dụng đã hình thành trước đó, mà trong quan hệ tín dụng này, người đề nghị chiết khấu là chủ nợ, đã tài trợ vốn thơng qua việc bán hàng hóa và ngân hàng có thể mua lại hoặc cho vay theo một tỉ lệ nhất định dựa trên giá trị bộ chứng từ xuất khẩu (Bùi Diệu Anh và các cộng sự, 2011). Có hai hình thức chiết khấu như sau:

Chiết khấu miễn truy địi: là hình thức mà ngân hàng chiết khấu sẽ mua đứt bộ chứng từ xuất khẩu và miễn truy đòi nhà xuất khẩu khi nhận được thơng báo từ chối thanh tốn từ ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu. Phương thức này khá rủi ro và lãi suất chiết khấu thường áp dụng cao hơn so với chiết khấu có truy địi. Các ngân hàng có thể khơng nhận hoặc nhận được một phần số tiền thanh tốn từ phía ngân hàng nhà nhập khẩu do họ đã thanh toán bằng điện chuyển tiền, tiền mặt hoặc cộng dồn cho những lơ hàng lần sau nằm ngồi LC đề tránh được khoản nợ phải trả cho ngân hàng chiết khấu. Tuy nhiên, trường hợp này các ngân hàng ngày càng hạn chế

áp dụng đối với bộ chứng từ sai sót, khách hàng đối tác lần đầu trong thương mại, xuất hàng thị trường cảnh báo, rủi ro dẫn đến gây khó khăn trong việc thu hồi vốn.

Chiết khấu có truy địi: là hình thức ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ và có thể truy địi nhà xuất khẩu nếu như bị từ chối thanh tốn từ phía ngân hàng nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu hồn trả lãi chiết khấu và chi phí chiết khấu sẽ rẻ hơn so với chiết khấu khơng có truy địi.

1.1.4.2. Tài trợ thương mại xuất khẩu qua phương thức nhờ thu

Đây cũng là một phương thức thanh toán rất phổ biến trong tài trợ thương mại xuất khẩu, được áp dụng trong trường hợp người mua và người bán bán tin tưởng lẫn nhau, ngân hàng chỉ làm trung gian thanh toán và chuyển giao chứng từ.

Khái niệm phương thức nhờ thu:

Tại Điều 2, URC522, Phương thức nhờ thu được định nghĩa như sau: Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình chứng từ (thông qua ngân hàng thu hộ) cho nhà nhập khẩu để được: (i) thanh toán (payment); hoặc (ii) chấp nhận hối phiếu (acceptance); hoặc (iii) chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.

Đặc điểm của phương thức nhờ thu:

Nhờ thu trong thương mại chỉ xảy ra sau khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Trong nhờ thu, ngân hàng chỉ là bên trung gian giao chứng từ và chuyển tiền, căn cứ nhờ thu là chứng từ, không phải hợp đồng giữa người mua và người bán.

Tài trợ thương mại xuất khẩu qua phương thức nhờ thu được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Đây là phương thức khá an toàn hơn so với điện chuyển tiền nhưng rủi ro hơn so với phương thức thư tín dụng chứng từ. Để đáp ứng vốn nhanh chóng khơng phải chờ đợi và đặc biệt đối với bộ chứng từ trả chậm, ngân hàng thường ứng trước cho nhà xuất khẩu bằng việc chiết khấu từng lần hoặc theo hạn mức mà doanh nghiệp đã được cấp trong hợp đồng tín dụng. Mức tài trợ khơng theo một tỉ lệ cố định mà tùy vào giá trị giao dịch, thị trường và mức độ an toàn của từng giao dịch. Thông

thường ngân hàng đặc biệt quan tâm về uy tín nhà nhập khẩu và xuất khẩu, thị trường nước nhập khẩu có thuộc đối tượng bị cấm vận, cảnh báo rủi ro hay khơng, tính chất của hàng hóa xuất khẩu có dễ dàng xử lý khi ngân hàng khơng thu hồi được vốn từ phía nhà nhập khẩu, phương thức thanh tốn là trả ngay hay trả chậm.

1.1.4.3. Tài trợ thương mại xuất khẩu qua phương thức chuyển tiền Khái niệm phương thức chuyển tiền:

Phương thức chuyển tiền (Remittance) là phương thức mà trong đó một khách hàng của ngân hàng (người yêu cầu chuyền tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định.

Đặc điểm của phương thức chuyển tiền:

Với hình thức chuyển tiền trả sau, người xuất khẩu sẽ đứng vào vị trí bất lợi trong trường hợp hàng hóa đã chuyển đi mà vì lý do nào đó người nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền cho ngân hàng dẫn đến người bán chậm nhận được thanh toán. Ngược lại, với phương thức chuyển tiền trả trước, rủi ro sẽ chuyển sang cho nhà nhập khẩu ở chỗ người nhập khẩu đã chuyển tiền đi thanh toán cho người xuất khẩu rồi nhưng chưa nhận được hàng vì người xuất khẩu chậm trễ giao hàng.

Phương thức chuyển tiền được thực hiện phổ biến hiện nay là chuyển tiền bằng điện: là hình thức chuyển tiền mà trong đó lệnh thanh tốn của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện tín gửi ngân hàng trả tiền, tốc độ xử lý nhanh và có lợi cho nhà xuất khẩu. Có 2 dạng điện là Telex và SWIFT, người ta chủ yếu chuyển tiền qua mạng SWIFT vì lý do an tồn, khơng sử dụng chứng từ và thông tin được truyền trực tiếp từ ngân hàng đến ngân hàng.

Tài trợ thương mại xuất khẩu theo phương thức chuyển tiền:

Theo phương thức này ngân hàng chỉ đóng vai trị là người trung gian giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu mà không bị ràng buộc bất kì nghĩa vụ nào. Ngân hàng sẽ ghi có vào tài khoản nhà xuất khẩu khi nhận được một khoản tiền báo có từ ngân hàng nước ngồi. Phương thức thanh toán này đơn giản hơn nhiều so với nhờ thu, LC và đồng thời đi kèm với nhiều rủi ro khơng nhận được thanh tốn. Vì vậy,

để ngân hàng tài trợ vốn cho nhà xuất khẩu chỉ áp dụng khách hàng có quan hệ mua bán thường xuyên, nhận được khoản tiền đều đặn và đúng hạn từ phía nhà nhập khẩu, thị trường nhập hàng hóa ổn định, quốc gia uy tín. Khi nhà xuất khẩu hoàn thiện bộ chứng từ kèm với hối phiếu đòi tiền và đề nghị một khoản ứng trước từ ngân hàng. Đối với phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trị là nhà trung gian nhưng để chiết khấu thì nghĩa vụ ngân hàng phải kiểm tra tính phù hợp và bề mặt của chứng từ có thỏa điều khoản và điều kiện của hợp đồng ngoại thương đã kí kết, kiểm tra chứng từ vận tải và tờ khai hải quan để chứng minh hàng hóa đã được lên tàu, thơng quan trước khi xuất đi nước ngồi.

1.1.4.4. Tài trợ thương mại xuất khẩu qua phương thức bảo lãnh Khái niệm phương thức bảo lãnh

Theo URDG 758 2010: “Bảo lãnh theo yêu cầu là bất cứ cam kết bằng văn bản nào, dù cho được gọi hoặc mô tả như thế nào, của người bảo lãnh cho một bên khác nhằm thanh tốn khi xuất trình một u cầu thanh tốn phù hợp, trừ khi có sự quy định khác trong các quy tắc này”.

Đặc điểm phương thức bảo lãnh

Tính tách biệt: là một đặc điểm quan trọng của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. Điều đó có nghĩa là bảo lãnh ngân hàng tồn tại độc lập với cơ sở hình thành của nó. Việc ngân hàng được ra cam kết phải chịu trách nhiệm trả tiền ngay yêu cầu đầu tiên của người thụ hưởng đã thể hiện rõ hơn đặc tính này.

Tính độc lập của bảo lãnh cũng không mất đi dù bảo lãnh quy định rằng người đứng ra cam kết thực hiện nghĩa vụ trả tiền một khi có xác nhận của một chuyên gia, một tổ chức giám định hoặc của trọng tài khẳng định rằng khách hàng đã không thực hiện đầy đủ hợp đồng và không chịu bồi thường ở một phạm vi nào đó.

Tài trợ thương mại xuất khẩu qua phương thức bảo lãnh:

Trong những thương vụ thương mại hàng hóa lớn, để đảm báo uy tín trong việc thực hiện đúng điều kiện và điều khoản trong hợp đồng kí kết, tránh chậm trễ và không đáp ứng kịp tiến độ giao hàng trì hỗn việc sản xuất của người mua, nhà

xuất khẩu thường yêu cầu ngân hàng đứng ra cam kết bảo lãnh để đảm bảo uy tín trong việc hồn thành nghĩa vụ cam kết, cung ứng hàng hóa và bảo hành sau khi nghiệm thu sản phẩm theo đúng tiến độ. Trường hợp người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng và ngân hàng bảo lãnh nhận được thư địi tiền hợp lệ từ phía người mua, ngân hàng sẽ phải cam kết thanh tốn đền bù cho người thụ hưởng có thể một phần hoặc tồn bộ giá trị hợp đồng bảo lãnh tùy trường hợp cho phép đòi tiền một lần hay nhiều lần.

1.1.4.5. Tài trợ thương mại qua phương thức bao thanh toán Khái niệm phương thức bao thanh toán

Bao thanh tốn là hình thức cấp tín dụng mà các tổ chức tín dụng (TCTD) áp dụng cho doanh nghiệp là bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua mua bán hàng hóa

Đặc điểm phương thức bao thanh tốn

Đối với bên bán/ bên xuất khẩu:

•Tăng khả năng cạnh tranh bằng những phương thức thanh tốn linh hoạt

•Được bảo đảm rủi ro tín dụng bên mua hàng 100% giá trị hóa đơn

•Nắm được chính xác uy tín tín dụng và khả năng tài chính thực tế của bên mua (nhất là đối với người mua nước ngồi)

•Tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc quản lý và thu hồi các khoản phải thu. Đối với người mua:

•Khơng phải trả bất kỳ một khoản phí bao thanh tốn nào

•Khơng mất thời gian để mở thư tín dụng cho từng lần nhập hàng, khơng phải ký quỹ

•Được nhận hàng và sử dụng hàng mà chưa cần phải thanh tốn tiền ngay

•Chỉ thanh tốn tiền khi hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu của hợp đồng

Tài trợ thương mại xuất khẩu qua phương thức bao thanh toán

Theo Bùi Diệu Anh và các cộng sự (2011), hình thức tài trợ này chỉ nằm trong nhóm sản phẩm ngân hàng tài trợ cho doanh nghiệp sau giai đoạn giao hàng, giúp người bán không phải bận tâm rủi ro thương mại từ phía người mua, vừa giảm khối lượng ghi chép sổ sách và theo dõi thu nợ từ phía người mua. Đơn vị bao thanh tốn xuất khẩu (ngân hàng tài trợ nhà xuất khẩu) sẽ cung cấp các nghiệp vụ như: ứng trước bao thanh toán khoản phải thu dựa trên giá trị phải thu của bộ chứng từ. Tuy nhiên, ngân hàng tài trợ chỉ ứng trước với một tỉ lệ nhất định, nó phụ thuộc vào điều kiện thanh tốn và tình hình kinh tế chính trị ở nước nhà nhập khẩu. Khi thực hiện bao thanh toán xuất khẩu có hai hình thức như sau:

Bao thanh tốn khơng có quyền truy địi: là hình thức bao thanh tốn mà ngân hàng tài trợ chịu mọi hoàn toàn rủi ro khi nhà nhập khẩu khơng có khả năng hồn thành nghĩa vụ phát sinh theo hợp đồng. Tuy nhiên, khi tài trợ ứng trước đối với bao thanh toán này ngân hàng tài trợ thường buộc nhà xuất khẩu phải đăng kí một ngân hàng.

Bao thanh tốn có truy địi: ngân hàng tài trợ có quyền truy địi lại nhà xuất

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. (Trang 26 - 34)

w