Lợi ích và rủi ro trong tài trợ thương mại xuất khẩu đối với ngân hàng

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. (Trang 34 - 36)

1.1. Tổng quan về hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu của ngân hàng thương mạ

1.1.5. Lợi ích và rủi ro trong tài trợ thương mại xuất khẩu đối với ngân hàng

hàng thương mại

1.1.5.1. Lợi ích tài trợ thương mại xuất khẩu mang lại

Thứ nhất, khi phát triển kinh doanh tài trợ thương mại xuất khẩu, các ngân hàng thương mại có thể gia tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận của mình thơng qua các khoản thu từ lãi suất và phí dịch vụ. Các khoản thu khơng phải là con số nhỏ bởi bản thân giá trị của các khoản tài trợ ký kết trong hợp đồng cũng ở mức khá cao.

Thứ hai, tài trợ thương mại xuất khẩu giúp các ngân hàng thương mại hạn chế được rủi ro khi hạn chế được tình trạng đổ vốn vào những dự án khơng khả thi khi sử dụng vốn sai mục đích với bên đăng ký tài trợ. Đồng thời nó cũng giúp đảm bảo độ an tồn vì có thể kiểm sốt được mọi hoạt động thơng qua tài khoản thanh toán.

Thứ ba, tài trợ thương mại xuất khẩu giúp ngân hàng thương mại mở rộng được các mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng thương mại nước ngoài và tiếp cận được với thị trường tài chính – ngân hàng tồn cầu, cụ thể là tài trợ thương mại quốc tế. Từ đó các ngân hàng thương mại có điều kiện hơn để củng cố vị thế cũng như uy tín của mình trên thị trường, ln tràn đầy sinh khí tham gia vào tiến trình tài chính trong ngân hàng và hội nhập cùng nền kinh tế nước nhà.

1.1.5.2. Rủi ro trong tài trợ thương mại xuất khẩu

Khi tiến hành nghiệp vụ tài trợ thương mại xuất khẩu, ngân hàng thương mại ngoài việc thu được những lợi ích kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thì cịn có những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động, đem lại kết quả xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cho dù chúng xuất phát từ một trong các bên tham gia thì đều mang đến tổn thất cho doanh nghiệp và ngân hàng.

rủi ro như: Rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và tỷ giá hối đối...

•Rủi ro hoạt động: những rủi ro này phát sinh trong quá trình thực hiện nghiệp vụ, nguyên nhân dẫn đến loại rủi ro này có thể do quy trình hoặc con người. Quy trình khơng đổi mới, khơng bắt kịp được với với sự thay đổi trong giao dịch thương mại, hoặc quy trình cịn tồn tại những lỗ hổng tạo cơ hội cho kẻ gian thực hiện hành vi lừa đảo. Rủi ro đến từ con người chủ yếu do cán bộ nhân viên thiếu trình độ chuyên môn, không thể đánh giá được rủi ro phát sinh trong giao dịch để thông báo KH điều chỉnh hoặc dừng giao dịch.

•Rủi ro tín dụng: loại rủi ro này phát sinh khi những khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp cho nhà xuất khẩu không được thu hồi khi đến hạn (Ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu. Khi đến hạn, chưa có luồng tiền về, nhà xuất khẩu cũng khơng có vốn tự có để trả nợ).

•Rủi ro lãi suất và tỷ giá hối đối: đây là những rủi ro phát sinh từ sự biến động bất lợi ngồi dự tính của tỷ giá hối đối và các chính sách lãi suất, chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, làm ảnh hưởng đến nguồn thu, khả năng tài chính của doanh nghiệp xuất khẩu, dẫn đến khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết đối với ngân hàng, có thể gây tổn thất cho ngân hàng.

Như vậy trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại xuất khẩu các ngân hàng phải chú trọng vào khâu quản trị và phòng ngừa rủi ro.

1.2. Mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại ngân hàng thương mại

1.2.1. Sự cần thiết phải mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại

“Mở rộng” được hiểu một cách đơn giản là sự biến đổi hоặc làm chо biến đổi về số lượng thео chiều hướng tăng lên, tăng từ ít đến nhiều, từ hẹр đến rộng (Nguyễn Văn Ngọc, 2006).

Kết hợp với khái niệm về “Tài trợ thương mại xuất khẩu” ở trên, khái niệm về mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu được tác giả sử dụng trong luận

Một phần của tài liệu Mở rộng hoạt động tài trợ thương mại xuất khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam. (Trang 34 - 36)

w