Xây dựng mô hình nghiên cứu:

Một phần của tài liệu LÊ HỒNG ANH-1906020204-QTKD26 (Trang 38 - 39)

6. Ý nghĩa nghiên cứu:

1.3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu:

Qua quá trình tổng hợp các nghiên cứu của tác giả, 9 yếu tố được đề cập ở trên được sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên, tùy biến theo lựa chọn của từng đề tài nghiên cứu. Trong đó, các yếu tố được sử dụng phổ biến nhất là đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và chương trình đào tạo. Các yếu tố công tác hành chính, thái độ nhân viên, sự quan tâm/cảm thông của nhà trường có sự tương đồng nhau về các câu hỏi trong bộ thang đo, thể hiện sự quan tâm, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, nhân viên không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng trực tiếp thực hiện các công tác hành chính phục vụ việc học tập của sinh viên. Ba yếu tố môi trường giáo dục, sự tin cậy của nhà trường, dịch vụ hỗ trợ có sự tương đồng về sự quan tâm của nhà trường đến hoạt động ngoại khóa, thực hiện các dịch vụ hỗ trợ khác nhằm cải thiện môi trường học tập cũng như tạo điều kiện cho sinh viên phát triển năng lực toàn diện để hỗ trợ công việc trong tương lai.

Ngoài ra, 11 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng thể hiện rõ 5 yếu tố chương trình đào tạo (tiêu chuẩn 1, 2, 3, 10 và 11), đội ngũ giảng viên (tiêu chuẩn 4, 5 và 6), cơ sở vật chất (tiêu chuẩn 9), hoạt động hỗ trợ người học (tiêu chuẩn 8) và công tác hành chính (tiêu chuẩn 7). Theo quan điểm của tác giả, 5 yếu tố chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, hoạt động hỗ trợ và công tác hánh chính là những yếu tố mà sinh viên tiếp xúc hàng ngày, hàng giờ trong suốt quá trình học tập tại trường đại học. Cảm nhận của sinh viên về từng yếu tố trên sẽ giúp đánh giá được mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của một nhà trường

Sau khi phân tích cụ thể bảng hỏi của các đề tài nghiên cứu, kết hợp với thảo luận với chuyên gia, tác giả đề xuất mô hình các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương, gồm 5 yếu tố: (1) Đội ngũ giảng viên; (2) Chương trình đào tạo; (3) Cơ sở vật chất; (4) Công tác hành chính và (5) Dịch vụ hỗ trợ. Qua phân tích ở trên, 5 yếu tố này cũng nằm trong 11 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Một phần của tài liệu LÊ HỒNG ANH-1906020204-QTKD26 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w