Nhóm nhân tố hoạt động hỗ trợ

Một phần của tài liệu LÊ HỒNG ANH-1906020204-QTKD26 (Trang 84 - 86)

6. Ý nghĩa nghiên cứu:

3.1.1. Nhóm nhân tố hoạt động hỗ trợ

Với các hoạt động đang triển khai tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, việc cần làm là cải thiện công tác truyền thông của đơn vị. Hiện nay, kênh phổ biến để sinh viên nắm được thông tin là thông qua website và mạng xã hội. Tuy nhiên, trên website của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên không có nhiều thông tin được cập nhật về lịch tổ chức các chuỗi tham vấn, tư vấn sức khỏe tâm lý. Trung tâm Hỗ trợ sinh viên chuyển qua hình thức quảng bá trên Fanpage chính thức của đơn vị. Với hơn 11 nghìn lượt thích, tuy nhiên mỗi bài đăng lại có rất ít lượt tương tác cũng như chia sẻ, đồng nghĩa với việc không nhiều bạn sinh viên tiếp cận được những thông tin hữu ích này. Thuật toán của Facebook thay đổi cũng gây ảnh hưởng đến lượt tương tác trên các fanpage. Trung tâm Hỗ trợ sinh viên cần thường xuyên cập nhật thông tin trên website của đơn vị, giúp sinh viên có nhiều phương thức để tiếp cận thông tin hoạt động của đơn vị. Để tăng cường tương tác cho trang Fanpage, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên cần có nhân lực quản lý vận hành trang Fanpage này. Việc trao đổi

nhanh và trả lời các bình luận cũng góp phần tăng tương tác đáng kể trên fanpage đồng thời, nhân sự chuyên quản lý vận hành sẽ có sử dụng được thuật toán nhằm tăng lượng tương tác trên trang Fanpage, giúp cho sinh viên tiếp cận được thông tin dễ dàng hơn.

Trong thời đại kỹ thuật số việc sử dụng loa phát thanh không còn được phổ biến. Tuy nhiên, với diện tích nhỏ của Trường Đại học Ngoại thương, loa phát thanh có tác dụng truyền tải những thông tin hữu ích đến các bạn sinh viên. Tổ chức các bản tin hàng tuần vào khung giờ cố định giữa các ca học chính sẽ là một cách để phổ biến thông tin. Ngoài ra, hiện nay mỗi bạn sinh viên đều có tài khoản cá nhân trong hệ thống quản lý sinh viên. Sử dụng tính năng thông báo để cung cấp thông tin hữu ích cho sinh viên cũng là cách có thể được xem xét. Nhà trường hiện cũng trang bị một số bảng điện tử đặt tại các địa điểm dễ quan sát để quảng bá những thông tin liên quan đến hoạt động của nhà trường. Các bảng điện tử này nếu được sử dụng đăng các hoạt động của Trung tâm cũng góp phần quảng bá thông tin đến sinh viên toàn trường. Nhà trường có thể đặt các bảng tin điện tử cỡ nhỏ tại các vị trí qua lại nhiều như thang máy, đầu tòa nhà để quảng bá thông tin nội bộ của nhà trường. Như vậy, sinh viên sẽ không bõ lỡ những thông tin, chương trình hữu ích do Trung tâm Hỗ trợ sinh viên tổ chức, đồng thời sẽ có đánh giá tốt hơn, công tâm hơn với những công việc Trung tâm đang thực hiện.

Công tác tư vấn nghề nghiệp, hỗ trợ thực tập của Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên cần được tổ chức thực hiện thường xuyên và hiệu quả hơn để hỗ trợ sinh viên hiểu và tìm được công việc tương lai phù hợp với năng lực bản thân. Trường Đại học Ngoại thương trong những năm qua đã xây dựng được sự hợp tác với nhiều doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh có uy tín. Trung tâm Hỗ trợ sinh viên cần phối hợp với các đơn vị khác của nhà trường như Phòng Hợp tác Quốc tế, Phòng Truyền thông và Quan hệ đối ngoại để đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ thực tập với các đơn vị đã ký thỏa thuận hợp tác với nhà trường. Việc tổ chức tuyển chọn để lựa chọn ứng viên thực tập mang lại lợi ích cho các nhà tuyển dụng và các bạn sinh viên. Nhà tuyển dụng sẽ tìm được ứng viên tiềm năng còn với sinh viên, họ sẽ có cơ hội để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng khi tham gia các cuộc tuyển chọn. Trung tâm Hỗ trợ sinh

viên ngoài việc tổ chức hội chợ việc làm, có thể lên kế hoạch thực hiện các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về công việc giữa các nhà tuyển dụng, các cựu sinh viên với các sinh viên đang theo học, giúp sinh viên có những định hướng phù hợp và những thông tin bổ ích cho việc lựa chọn công việc tương lai.

Trường Đại học Ngoại thương luôn được đánh giá cao về những hoạt động ngoại khóa để sinh viên có sân chơi thể hiện tài năng cũng như năng lực chuyên môn hay các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ xã hội. Các hoạt động được đánh giá tốt nhưng vẫn còn một số tồn tại như một số hoạt động không có kế hoạch hay thông báo chi tiết cho sinh viên. Nhiều hoạt động tổ chức gây ảnh hưởng đến việc học tập do âm thanh quá lớn. Hoạt động ngoại khóa, hướng nghiệp không nhiều nên sinh viên chưa có cơ hội để tiếp xúc với thực tế. Vì vậy, với chức năng và nhiệm vụ được giao, Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên nên trở thành đầu mối và phối hợp với Đoàn thanh niên và Hội sinh viên nhà trường để lên kế hoạch chi tiết các hoạt động tổ chức cho sinh viên thông qua kế hoạch hàng năm, để có sự chuẩn bị kịp thời về tài chính cũng như nhân lực cho các hoạt động.

Một phần của tài liệu LÊ HỒNG ANH-1906020204-QTKD26 (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w