6. Ý nghĩa nghiên cứu:
3.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu
Phân tích kết quả sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương cho thấy mức độ hài lòng của sinh viên là tương đối cao. Bên cạnh những kết quả tốt đạt được, nhà trường cũng còn những tồn tại cần phải khắc phục và điều chỉnh. Qua phân tích yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên ở chương II, nhân tố hoạt động hỗ trợ là nhân tố có tác động mạnh nhất với hệ số Beta là 0,370, tiếp theo là nhân tố công tác hành chính với hệ số Beta là 0,328, nhân tố đội ngũ giảng viên với hệ số Beta là 0,227, và tác động yếu nhất nhân tố cơ sở vật chất với hệ số Beta là 0,109.
- Nhân tố hoạt động hỗ trợ có hệ số Beta là 0,328, có nghĩa là nếu tăng một điểm chất lượng của hoạt động hỗ trợ thì sự hài lòng của sinh viên sẽ tăng 0,328 điểm. Hoạt động này gồm 2 biến quan sát HT4 và HT5, có điểm đánh giá trung bình như sau:
Bảng 3.1: Thống kê mô tả nhân tố hoạt động hỗ trợ Tên
biến Biến quan sát
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
HT4 Các hoạt động ngoại khóa do Nhà trường tổ
chức phong phú và hấp dẫn 3,89 0,931
HT5 Trung tâm Hỗ trợ sinh viên có các hoạt
động bổ ích, hỗ trợ sinh viên 3,76 0,875
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả của phần mềm SPSS)
Trung tâm Hỗ trợ sinh viên được thành lập tháng 12 năm 2017 với chức năng, nhiệm vụ: (1) Tổ chức các hoạt động tư vấn cho sinh viên, bao gồm: các vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học; nghề nghiệp, việc làm; thông tin du học và trao đổi sinh viên; các vấn đề về tâm lý, sức khỏe, đời sống; (2) Phối hợp với các
đơn vị khác thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ khác cho sinh viên; (3) Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hướng nghiệp; (4) Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng chuyên môn như bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm; (5) Tổ chức vận động, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài trợ để hình thành quỹ học bổng, quỹ hỗ trợ hoạt động sinh viên và (6) Tổ chức, quản lý các hoạt động dịch vụ gia tăng khác. Với cơ cấu chức năng trên, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên là đơn vị chức năng được phân công tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho sinh viên từ tư vấn học tập, tư vấn nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe tâm lý, tổ chức các khóa học kỹ năng giúp sinh viên được tiếp cận những thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập cũng như phát triển bản thân chuẩn bị cho công việc tương lai.
Do mới thành lập và hạn chế về nhân sự nên hiện tại công việc đã triển khai của Trung tâm là tổ chức các chuỗi tham vấn, tư vấn về tâm lý và hội chợ việc làm hằng năm. Hoạt động hội chợ việc làm được tổ chức hàng năm với sự tham gia của nhiều đơn vị doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các chuỗi tham vấn, tư vấn về tâm lý được tổ chức định kỳ, thường xuyên nhằm nâng cao sức khỏe tâm lý cho các bạn sinh viên, giúp các bạn có tâm lý tốt hơn để đối mặt với những áp lực từ việc học cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên, theo quan sát của tác giả, những chương trình, hoạt động của Trung tâm chưa thực sự tiếp cận được tất cả các bạn sinh viên.
- Nhân tố công tác hành chính là nhân tố ảnh hưởng lớn thứ hai đến sự hài lòng của sinh viên. Nhóm nhân tố hành chính gồm năm biến quan sát của nhân tố công tác hành chính ban đầu và ba biến quan sát thuộc nhóm chương trình đào tạo ban đầu. Điểm đánh giá trung bình các biến quan sát như sau:
Bảng 3.2. Thống kê mô tả nhân tố hoạt động hành chính Tên
biến Biến quan sát
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
HC1 Cán bộ hành chính có thái độ nhã nhặn, lịch sự,
tôn trọng sinh viên và luôn sẵn sàng hỗ trợ 3,43 1,044 HC2 Thủ tục hành chính có hướng dẫn cụ thể và dễ
hiểu 3,24 1,016
HC3
Cán bộ hành chính hỗ trợ sinh viên nhanh chóng, xử lý công việc chính xác và đúng thời hạn
3,15 1,055
HC4 Thời gian làm việc của các phòng, ban hành
chính thuận tiện để liên hệ 3,13 0,993
HC5 Sinh viên được thông báo đầy đủ, kịp thời thời
khóa biểu, lịch thi và kết quả thi 3,14 1,048 CTDT2 Chương trình học được thông báo đầy đủ cho
sinh viên 3,72 0,95
CTDT4 Chương trình đào tạo thay đổi phù hợp với thị
trường lao động 3,4 0,907
CTDT5
Chương trình đào tạo cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp tương lai cho sinh viên
3,3 0,98
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả của phần mềm SPSS)
Nhìn chung, điểm đánh giá đều trên mức trung bình nhưng chưa đạt được mức tốt, ngoại trừ biến quan sát CTCT2 “Chương trình đào tạo được thông báo đầy đủ cho sinh viên”. Độ lệch chuẩn cũng nằm trong phạm vi 1 đơn vị, cho thấy có sự chênh lệch giữa các câu trả lời của sinh viên. Như vậy, việc sinh viên có cảm nhận khác nhau nhiều cũng là vấn đề để nhà trường đánh giá chất lượng toàn diện hơn.
Biến quan sát “Chương trình học được thông báo đầy đủ cho sinh viên” có giá trị trung bình cao nhất trong nhóm nhân tố này. Sinh viên khi bắt đầu học tập tại Trường Đại học Ngoại thương được cung cấp đầy đủ thông tin mục tiêu đào tạo,
chuẩn đầu ra, nội dung các môn học của sinh viên. Các thông tin này được cung cấp đầy đủ trên website của Phòng Quản lý Đào tạo nhưng không có trên website chính của nhà trường. Website chính thức của nhà trường không cung cấp thông tin chương trình đào tạo như trên website của Phòng Quản lý đào tạo. Có sự khác biệt này là do cách quản lý của hệ thống website của nhà trường. Website chính thức của nhà trường do Trung tâm Công nghệ Thông tin quản lý, còn website các đơn vị do đơn vị tự quản lý, dẫn đến việc thông tin được cung cấp có sự sai khác.
Biến quan sát “Chương trình đào tạo thay đổi phù hợp với thị trường lao động” được đánh giá mức 3,4, chưa đạt được mức tốt, cho thấy cảm nhận của sinh viên về chương trình đào tạo chưa kịp thời thay đổi phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động.
Biến quan sát “Chương trình đào tạo cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp tương lai cho sinh viên” có điểm đánh giá trung bình là 3,3, mức đánh giá chưa thực sự hài lòng. Trường Đại học Ngoại thương đã và đang đẩy mạnh việc kiểm định các chương trình đào tạo vì đây sẽ là căn cứ để xác định chất lượng, vị thế và uy tín của nhà trường. Nhà trường đã có 4 chương trình đào tạo được kiểm định theo tiêu chuẩn AUN-QA (Tiêu chuẩn mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á) là chương trình chất lượng cao Kinh tế đối ngoại, chương trình chất lượng cao Kinh tế quốc tế, chương trình chất lượng cao Quản trị kinh doanh quốc tế và chương trình chất lượng cao Ngân hàng và Tài chính quốc tế. 4 chương trình đào tạo đã được kiểm định theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục & Đào tạo là chương trình Kinh doanh quốc tế, chương trình Kinh tế & phát triển quốc tế, chương trình Luật thương mại quốc tế và chương trình Phân tích & đầu tư tài chính. Hiện tại, nhà trường đang trong quá trình tiếp tục kiểm định kiểm định 4 chương trình đào tạo chính quy. Kết quả đạt được thể hiện rõ quyết tâm khẳng định chất lượng đào tạo của nhà trường.
Biến quan sát “Cán bộ hành chính có thái độ nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng sinh viên và luôn sẵn sàng hỗ trợ” đạt điểm đánh giá trung bình là 3,43, mức điểm chỉ ở mức chấp nhận.
Biến quan sát “Thủ tục hành chính có hướng dẫn cụ thể và dễ hiểu” có mức đánh giá là 3,24. Sinh viên thường xuyên làm việc với 3 đơn vị trong nhà trường là Phòng Quản lý Đào tạo, Phòng Công tác Chính trị & Sinh viên và Phòng Kế hoạch – Tài chính. Tác giả đã truy cập vào website của các đơn vị và nhận thấy hiện nay phần lớn những công việc hành chính sinh viên quan tâm không có quy trình hướng dẫn cụ thể, mà chỉ có biểu mẫu. Các quy định và hướng dẫn được để trong cùng một mục, không có sự phân rõ giữa quy định và hướng dẫn thực hiện khiến việc theo dõi hay tìm kiếm thông tin trở nên rất phức tạp. Lấy một ví dụ, một sinh viên muốn xin chuyển hình thức học phần tốt nghiệp sẽ tìm được mẫu đơn nhưng không thể tìm được quy trình xử lý hay hướng dẫn thực hiện các bước. Bạn sinh viên đó tiếp tục phải lên Phòng Quản lý Đào tạo để hỏi các thầy cô hướng dẫn các bước tiếp theo hoặc để được giải đáp. Nếu một ngày, cán bộ của Phòng Quản lý Đào tạo phải tiếp 10 bạn sinh viên có chung những câu hỏi này thì thời gian để trả lời cùng một vấn đề đã tăng lên 10 lần, và không còn thời gian để giải quyết những vấn đề khác. Trong khi hiện nay, dịch vụ hành chính ở các đơn vị nhà nước đã được lập thành quy trình, hướng dẫn cụ thể chi tiết.
Biến quan sát “Cán bộ hành chính hỗ trợ sinh viên nhanh chóng, xử lý công việc chính xác và đúng thời hạn” đạt mức điểm đánh giá trung bình là 3,15. Nhà trường đã đầu tư mua sắm phần mềm quản lý tổng thể mới, liên thông các hệ thống thông tin giữa các đơn vị. Tuy nhiên, do thay đổi từ phần mềm cũ sang phần mềm mới nên các cán bộ đang dần thích nghi với điều kiện mới. Việc thống nhất phần mềm quản lý sẽ giúp xử lý các công việc hành chính nhanh chóng và chính xác hơn. Biến quan sát “Cán bộ hành chính hỗ trợ sinh viên nhanh chóng, xử lý công việc chính xác và đúng thời hạn” đạt mức điểm đánh giá trung bình là 3,15. Nhà trường đã đầu tư mua sắm phần mềm quản lý tổng thể mới, liên thông các hệ thống thông tin giữa các đơn vị. Tuy nhiên, do thay đổi từ phần mềm cũ sang phần mềm mới nên các cán bộ đang dần thích nghi với điều kiện mới. Việc thống nhất phần mềm quản lý sẽ giúp xử lý các công việc hành chính nhanh chóng và chính xác hơn.
Biến quan sát “Sinh viên được thông báo đầy đủ, kịp thời thời khóa biểu, lịch thi và kết quả thi” có mức điểm đánh giá 3,14, mức điểm chỉ ở mức trung bình. Theo hệ thống học tín chỉ, sinh viên được tự do lựa chọn môn học, thời gian học nên quản lý sinh viên phải có sự thay đổi, không giống với mô hình theo quản lý theo lớp như trước đây. Trước đây, việc thông báo đến sinh viên có thể thông qua ban cán sự lớp vì sinh viên theo lớp sẽ học cùng nhau trong toàn bộ thời gian đào tạo. Với hình thức đào tạo tín chỉ, mỗi sinh viên sẽ có thời khóa biểu riêng. Rất nhiều sinh viên có ý kiến về việc bị báo muộn lịch thi hay lịch đăng ký tín chỉ, điều này thể hiện việc xây dựng kế hoạch của nhà trường chưa thực sự hiệu quả.
- Nhóm nhân tố đội ngũ giảng viên có điểm đánh giá cao nhất trong các nhóm nhân tố, thể hiện sinh viên đánh giá cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Ngoại thương. Điểm đánh giá trung bình của các biến quan sát như sau:
Bảng 3.3. Thống kê mô tả nhân tố đội ngũ giảng viên Tên
biến Biến quan sát
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
GV1 Giảng viên có trình độ, chuyên môn về môn
học giảng dạy 4,27 0,659
GV3 Giảng viên sẵn sàng giải đáp thắc mắc và chia
sẻ kinh nghiệm với sinh viên 4,12 0,831
GV5 Giảng viên có tác phong sư phạm chuẩn mực
(Nhiệt tình, có trách nhiệm, thân thiện,…) 3,97 0,842 GV6 Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch
giảng dạy 3,71 0,908
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả của phần mềm SPSS)
Điểm đánh về đội ngũ giảng viên đều đạt mức từ 3,71 trở lên, đặt biệt biến quan sát “Giảng viên có trình độ, chuyên môn về môn học giảng dạy” có điểm đánh giá là 4,27 mức cao nhất trong tất cả các biến quan sát khảo sát về sự hài lòng của sinh viên, thể hiện sự đánh giá cao của sinh viên về chất lượng đội ngũ giảng viên của nhà trường. Trong những năm gần đây, để đảm bảo chất lượng đội ngũ giảng viên, nhà trường chỉ tuyển dụng giảng viên có trình độ Thạc sỹ trở lên. Đội ngũ trợ giảng không yêu cầu phải có trình độ Thạc sỹ nhưng kết quả học tập bậc đại học
phải đạt loại giỏi trở lên và phải tham gia chương trình học Thạc sỹ khi trúng tuyển. Hiện nay, 100% giảng viên có trình độ Thạc sỹ trở lên. Giảng viên nhà trường được đánh giá năng động, có trách nhiệm, luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc và chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên. Tuy vậy, điểm hạn chế nhất theo đánh giá của sinh viên là việc đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy. Giảng viên cần phải tuân thủ giờ giấc và thông báo kế hoạch giảng dạy cụ thể để sinh viên xác định kế hoạch học tập phù hợp.
- Nhóm nhân tố cơ sở vật chất có điểm đánh giá trung bình thấp nhất trong 4 nhóm nhân tố, thể hiện sự không hài lòng của sinh viên về điều kiện cơ sở vât chất của Trường Đại học Ngoại thương. Điểm đánh giá trung bình của các biến quan sát nhóm nhân tố cơ sở vật chất cụ thể như sau:
Bảng 3.4: Thống kê mô tả nhân tố cơ sở vật chất Tên
biến Biến quan sát
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
CSVC1
Chất lượng phòng học đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học (Ánh sáng phù hợp, phòng học sạch sẽ thoáng mát, chỗ ngồi hợp lý, thiết bị âm thanh và hình ảnh đáp ứng tốt,...)
3,44 0,994
CSVC2 Số lượng phòng học đáp ứng nhu cầu học
và tự học của sinh viên 3,46 1,066
CSVC4 Mạng Internet và Wifi miễn phí phục vụ
hiệu quả công tác giảng dạy và học tập 2,2 1,072 CSVC5 Bãi gửi xe rộng rãi, đủ chỗ gửi xe 2,55 1,155 CSVC6 Trường có khuôn viên cho hoạt động thể
dục thể thao, sinh hoạt chung 2,84 1,216
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả của phần mềm SPSS)
Điểm đánh giá về bãi gửi xe và khuôn viên cho hoạt động sinh hoạt chung của nhà trường ở mức dưới 3, phản ánh thực trạng khuôn viên của nhà trường. Diện tích của nhà trường tương đối nhỏ và trong những năm qua, Trường Đại học Ngoại thương cũng đã cố gắng sử dụng nhiều biện pháp để mở rộng chỗ để xe và không gian sinh hoạt chung phục vụ nhu cầu của sinh viên. Về chất lượng phòng học và số
lượng phòng học được đánh giá ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên, theo nhận xét của phần lớn sinh viên nhìn chung tình trạng cơ sở vật chất không tương xứng với mức học phí mà sinh viên đang phải đóng khi theo học tại nhà trường. Biến quan sát bị đánh giá thấp nhất là điều kiện mạng Internet và Wifi miễn phí phục vụ công tác giảng dạy và học tập, thể hiện sự không hài lòng của sinh viên. Hiện nay, nhà trường đang trong quá trình triển khai thực hiện dự án “Nâng cấp hệ thống mạng không dây và kênh thuê riêng trong nước và quốc tế” với mục tiêu đầu tư hệ thống mạng wifi trong toàn trường để. Nhà trường đang trong quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện dự án cải tạo hệ thống mạng Lan các phòng học trong toàn trường. Như vậy, 2 dự án sau khi được triển khai thành công sẽ cung cấp hệ thống Wifi và Internet phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên toàn trường.