Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu LÊ HỒNG ANH-1906020204-QTKD26 (Trang 95 - 103)

6. Ý nghĩa nghiên cứu:

3.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù đề tài đã giải quyết được những mục tiêu nghiên cứu đề ra, tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như sau:

Nghiên cứu chỉ giải thích được 64,8% sự biến thiên của nhân tố sự hài lòng của sinh viên được giải thích bởi sự biến thiên của bốn nhân tố độc lập là hoạt động hỗ trợ, công tác hành chính, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất. Như vậy, còn nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên mà tác giả chưa nghiên cứu được. Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo là cần nghiên cứu sâu hơn để tìm ra nhân tố mới có tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương.

Phạm vi nghiên cứu mới chỉ nghiên cứu được sinh viên hệ chính quy tại cơ sở Hà Nội với cỡ mẫu là 366 sinh viên, chưa thực hiện nghiên cứu sinh viên chính quy tại cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở Quảng Ninh, cũng như sinh viên hệ đào tạo liên kết. Dữ liệu được thu thập trong phạm vi tương đối ngắn nên giá trị phân tích thống kê có thể không hoàn toàn chính xác. Do đó, hướng nghiên cứu tiếp theo là mở rộng đối tượng khảo sát để kết quả nghiên cứu phản ánh tốt hơn mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương.

Tiểu kết chương 3

Từ kết quả nghiên cứu của chương 2, trong chương 3 tác giả đã nêu những đề xuất mang ý nghĩa quản trị tương ứng với các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương là hoạt động hỗ trợ, công tác hành chính, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất. Những kiến nghị này có ý nghĩa tham khảo để Trường Đại học Ngoại thương có thể cải thiện chất lượng đào tạo để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học, cũng như góp phần hướng đến mục tiêu phát triển chiến lược của nhà trường.

KẾT LUẬN

Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Ngoại thương đã trở thành một trong những trường đại học hàng đầu của Việt Nam về đào tạo các chuyên ngành kinh tế, xây dựng được danh tiếng và được công nhận về chất lượng đào tạo. Trong xu thế phát triển, cạnh tranh giữa các trường đại học là điều không thể tránh khỏi. Để tạo lợi thế cạnh tranh cho mình, các nhà trường đã xác định được chất lượng đào tạo là chìa khóa tạo nên thành công. Dựa trên cơ sở lý thuyết về các mô hình đo lường chất lượng dịch vụ và một số mô hình được áp dụng để đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo, tác giả đã đánh giá chất lượng đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương và mối quan hệ với sự hài lòng của sinh viên đang học tập tại Trụ sở chính Hà Nội. Kết quả nghiên cứu có bốn nhóm nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên là hoạt động hỗ trợ, công tác hành chính, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất.

Từ kết quả thu được, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để nhà trường có thể nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, từ đó đạt được sự hài lòng cao hơn của sinh viên. Bên cạnh những kết quả đạt được, kết quả nghiên cứu vẫn có những hạn chế do những thiếu sót của bản thân tác giả về kinh nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn. Vì vậy, tác giả kính mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô để hoàn thiện luận văn và có thể áp dụng vào thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

1. Abdullah, F. (2005). HEdPERF versus SERVPERF/ The quest for ideal measuring instrument of service quality in higher education sector. Quality Assurance in Education, 13(4), 305-328.

2. Al-Rafai, A., Al-Fahad, M., Arafa, T., Son, M., & Handy, H. (2016). Measuring Satisfaction with Performance Enhancement Activities: Evidence from Business Education, International journal of Information and Education Technology, 10, 741-753.

A. Parasuraman, Leonard L. Berry & V.A. Zeithaml, A Conceptual Model of Service Quality and Its Implications for Future Research, The Journal of Marketing, Vol. 49, No. 4, 1985, pp. 41-50.

A. Parasuraman, Leonard L. Berry & V.A. Zeithaml, More on Improving Service Quality Measurement, Journal of Retailing, Vol.69 (Issue No.1), 1993, pp140- 147.

3. Carol Sherry, Ravi Bhat, Bob Beaver & Anthony Ling 2004, Students’ as customers: The expectations and perceptions of local and international students, HERDSA Conference.

4. Cheng, Y.C & Tam, W.M (1997). Multi-models of quality in education. Quality Assurance in Education, Vol. 5, pp. 22-31.

5. Crosby, P.B (1979). Quality is free: The Art of Making Quality Certain. New American Library, New York, NY.

6. Douglas, J., McClelland, R. & Davies, J. (2008). The development of a conceptual model of student satisfaction with their experience in higher education. Quality Assurance in Education, 14 (3), 251-267.

7. Elliot, K.M. & Healy, M.A. (2001). Key factors influencing student and faculty satisfaction in the SUNY learning network. New York: State University of New York.

8. Elliot, K.M. & Shin, D. (2010). Student Satisfaction: An Alternative Approach to Assessing this important concept. Journal of Higher Education Policy and Managemnet, 24(2), 197-209.

9. Feigenbaum, A.V. (1991) Quality Control. 3rd Edition, McGraw-Hill, New York.

10. Ghobadian, R., Speller, S. and Jones, W. (1994) Service Quality Concepts and Models. International Journal of Quality Management, 11, pp. 43-66.

11. Gronroos, C. (1990). Relationship approach to marketing in service contexts: The marketing and organizational behavior interface. Journal of Business Research, 20(1), pp. 3–11.

12. Harvey, L. & Green, D. (1993). Defining quality. Assessment and Evaluation in Higher Education, 18(1), pp. 9-34.

13. John C. Groth & Richard T. Dye (1999), Service quality: Guidelines for marketers, Managing Service Quality Vol. 9, pp 337-351.

14. J. Joseph Cronin, Jr., Steven A. Taylor Measuring Service Quality, A Reexamination and Extension, Journal of Marketing Vol 56, 1992, pp.55-68. 15. Juran, Juran’s Quality Control Handbook Fourth Edition, 1988, p.2.1.

16. Kotler, P., & Keller, K.L., (2006). Marketing Management. Pearson Prentice 105 Hall, USA.

17. Oliver, Richard L 1980, A congitive model of the antecedents and consequences of satisfaction decisions, Journal of Marketing Research (pre- 1986); pp 460-469.

18. Russell, James P., (1999). The Quality Audit Handbook. USA: ASQ Quality Press.

19. Subrahmanyam Annamdevula and Raja Shekhar Bellamkonda (2012), Development of HiEdQUAL for Measuring Service Quality in Indian Higher

Education Sector, International Journal of Innovation, Management and Technology, Vol. 3, No. 4.

20. Vasiliki G. Vrana*, Sotirios G. Dimitriadis and George J. Karavasilis 2015, Students’ perceptions of service quality at a Greek higher education institute, Int. J. Decision Sciences, Risk and Management, Vol. 6, No. 1.

21. Zeithaml, V.A & Bitner, M.J (2000), Services Marketing: Integrating Customer Focus across the Firm, Irwin McGraw-Hill.

TIẾNG VIỆT

1. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2008.

2. Hoàng Thị Liên, Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại Trường Đại học Dược Hà Nội, 2018. 3. Kotler, P & Amstrong, G., Những nguyên lý tiếp thị (tập 2). NXB Thống kê,

2004.

4. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, Nguyên lý Marketing, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2011.

5. Nguyễn Đình Thọ, Đo lường chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí ngoài trời tại TP. HCM, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, 2003.

6. Nguyễn Đỗ Như Loan, Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo tại khu Hòa An, trường Đại học Cần Thơ, Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 22, 2020.

7. Nguyễn Thành Long, Sử dụng thang đo SEVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại trường Đại học An Giang, Thông tin khoa học Đại học An Giang, số 27, 2006, tr.19 - 23.

8. Nguyễn Thị Bảo Châu và Thái Thị Bích Châu, 2013. Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh

doanh, Trường Đại học Cần Thơ giai đoạn năm 2012-2013. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 28, tr. 117 - 123.

9. Nguyễn Thị Xuân Hương, Nguyễn Thị Phượng và etc, 2016. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên với điều kiện cơ sở vật chất và phục vụ của Trường Đại học Lâm nghiệp. Tạp chí Khoa học và Công nghệ lâm nghiệp, số 2, tr. 163 - 172.

10. Phạm Thị Liên, Chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của người học Trường hợp Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4 (2016), tr. 81 - 89.

11. Thông tư số 04/2016/BGDĐT của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

CÁC TRANG WEB:

1.Trường Đại học Ngoại thương, Sứ mệnh, tầm nhìn, triết lý giáo dục và giá trị cốt lõi, tại địa chỉ: https://www.ftu.edu.vn/gioi-thieu/19-sứ-mệnh,-tầm-nhìn,-

PHỤ LỤC Bảng hỏi khảo sát

Xin chào các bạn, tôi là Lê Hồng Anh, học viên cao học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Ngoại thương. Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về “Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của Trường Đai học Ngoại thương”. Tôi hy vọng các bạn bớt chút thời gian tham gia trả lời bảng hỏi khảo sát. Các thông tin trong bảng hỏi khảo sát này được bảo mật và chỉ sử dụng trong số liệu thống kê và nghiên cứu.

Bạn vui lòng cho biết sự đồng ý của bạn với mỗi câu trả lời bằng cách khoanh tròn 1 số trên thang đo này. Thang đo từ 1 đến 5, ý nghĩa như sau: 1 – Hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý; 3 – Phân vân; 4 – Đồng ý; 5 – Hoàn toàn đồng ý.

Câu 1. Giới tính của bạn: Nam Nữ

Câu 2. Bạn là sinh viên khóa:

56 57 58 59 Khác

Câu 3. Chuyên ngành học của bạn: ………

TT NỘI DUNG Mức độ đánh giá

1 2 3 4 5

Đội ngũ giảng viên (Đánh giá những giảng viên bạn đã có có cơ hội được học/ được

làm việc/ được hướng dẫn)

1 Giảng viên có trình độ, chuyên môn về môn học giảng dạy

2 Phương pháp giảng dạy của giảng viên giúp sinh viên tiếp thu kiến thức hiệu quả

3 Giảng viên sẵn sàng giải đáp thắc mắc và chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên

4 Giảng viên đưa kiến thức thực tiễn/áp dụng thực hành vào trong bài giảng

5 Giảng viên có tác phong sư phạm chuẩn mực (Nhiệt tình, có trách nhiệm, thân thiện,…)

6 Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy

Chương trình đào tạo

7 Chương trình đào tạo có mục tiêu, chuẩn đầu ra rõ ràng 8 Chương trình học được thông báo đầy đủ cho sinh viên 9 Chương trình học được thiết kế khoa học (môn học

trước bổ trợ kiến thức cho môn học sau)

10 Chương trình đào tạo thay đổi phù hợp với thị trường lao động

11 Chương trình đào tạo cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp tương lai cho sinh viên

Cơ sở vật chất

12

Chất lượng phòng học đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học (Ánh sáng phù hợp, phòng học sạch sẽ thoáng mát, chỗ ngồi hợp lý, thiết bị âm thanh và hình ảnh đáp ứng tốt,...)

13 Số lượng phòng học đáp ứng nhu cầu học và tự học của sinh viên

14 Thư viện có đầy đủ tài liệu, sách, ấn phẩm phù hợp chuyên ngành đang theo học

15 Mạng Internet và Wifi miễn phí phục vụ hiệu quả công tác giảng dạy và học tập

16 Bãi gửi xe rộng rãi, đủ chỗ gửi xe

17 Trường có khuôn viên cho hoạt động thể dục thể thao, sinh hoạt chung

Công tác hành chính

18 Cán bộ hành chính có thái độ nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng sinh viên và luôn sẵn sàng hỗ trợ

19 Thủ tục hành chính có hướng dẫn cụ thể và dễ hiểu 20 Cán bộ hành chính hỗ trợ sinh viên nhanh chóng, xử lý

công việc chính xác và đúng thời hạn

21 Thời gian làm việc của các phòng, ban hành chính thuận tiện để liên hệ

22 Sinh viên được thông báo đầy đủ, kịp thời thời khóa biểu, lịch thi và kết quả thi

Hoạt động hỗ trợ

lựa chọn và học tập của sinh viên

24 Hoạt động tư vấn nghề nghiệp giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp tương lai

25 Các thông tin trên website của trường đa dạng, phong phú và cập nhật thường xuyên

26 Các hoạt động ngoại khóa do Nhà trường tổ chức phong phú và hấp dẫn

27 Trung tâm Hỗ trợ sinh viên có các hoạt động bổ ích, hỗ trợ sinh viên

Đánh giá chung về sự hài lòng

28 Bạn hài lòng với chương trình đào tạo cũng như môi trường học tập của nhà trường

29 Bạn hài lòng với các hoạt động ngoài giảng dạy của nhà trường

30 Bạn hài lòng với quyết định học tập tại đây Cảm ơn bạn đã dành thời gian tham gia!

Một phần của tài liệu LÊ HỒNG ANH-1906020204-QTKD26 (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w