6. Ý nghĩa nghiên cứu:
3.1. Kết luận nghiên cứu
Căn cứ vào tổng quan lý thuyết và mô hình nghiên cứu được tổng hợp, nghiên cứu đã được tác giả thực hiện trên cỡ mẫu là 366 sinh viên từ khóa 56 đến khóa 59 của Trường Đại học Ngoại thương. Nghiên cứu đã thu được những kết quả sau: - Về sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo của Trường Đại học Ngoại
thương, nghiên cứu đã chỉ ra rằng sinh viên tương đối hài lòng với chất lượng đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương.
Bảng 2.24: Thống kê mô tả nhân tố sự hài lòng
Biến quan sát Số lượng
mẫu
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Bạn hài lòng với chương trình đào tạo cũng như môi trường học tập của nhà trường
366 3,43 0,74
Bạn hài lòng với các hoạt động ngoài
giảng dạy của nhà trường 366 3,67 0,634
Bạn hài lòng với quyết định học tập tại
đây 366 3,5 0,732
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả của phần mềm SPSS)
- Về thang đo, kết quả nghiên cứu cho thấy những thang đo sau khi hiệu chỉnh trong nghiên cứu là đáng tin cậy (Cronbach’s Alpha > 0,7) và có thể được sử dụng cho những nghiên cứu khác.
- Về các nhân tố có sự ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương, nghiên cứu đã chỉ ra có 4 nhân tố có sự ảnh hưởng. Trong đó, nhân tố hoạt động hỗ trợ là nhân tố có tác động mạnh nhất với hệ số Beta là 0,370, tiếp theo là nhân tố công tác hành chính với hệ số Beta là 0,328, nhân tố đội ngũ giảng viên với hệ số Beta là 0,227, và cuối cùng là nhân tố
cơ sở vật chất với hệ số Beta là 0,109, nhân tố có sự tác động yếu nhất đến sự hài lòng của sinh viên.
- Không có sự khác biệt về sự hài lòng giữa các khóa sinh viên đang học tập tại Trường Đại học Ngoại thương.