6. Ý nghĩa nghiên cứu:
3.1.3. Nhóm nhân tố đội ngũ giảng viên
Giải pháp cho nhóm nhân tố đội ngũ giảng viên cần một giải pháp đồng bộ để nâng cao cả chất và lượng của đội ngũ giảng viên. Trong sáu biến quan sát được xây dựng ban đầu, hai biến quan sát về phương pháp giảng dạy của giảng viên và việc áp dụng kiến thức thực tiễn vào giảng dạy của giảng viên đã bị loại bỏ, có nghĩa biến quan sát không có tác động trong nghiên cứu này, tuy nhiên trong thực tế, hai yếu tố này cũng giúp đánh giá năng lực và chất lượng của một giảng viên. Ngoài việc nâng cao trình độ của giảng viên, nhà trường cần phải chú trọng đến nâng cao kỹ năng và phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mở ra nhiều cơ hội song cũng đặt ra nhiều thách thức cho giáo dục đại học. Nguồn nhân lực cần phải có khả năng thích ứng nhanh nhất với môi trường lao động và với tiến bộ khoa học công nghệ mới, có năng lực chuyên môn và trình độ nghiệp vụ cao, có kỹ năng làm việc nhóm và phải có tính cạnh tranh cao. Để đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, giáo dục đại học phải hiện đại hóa và phải thay đổi đáp ứng những yêu cầu mới. Để đào tạo nên những nhân lực chất lượng, bản thân đội ngũ giáo viên cũng phải thay đổi, đáp ứng những tiêu chuẩn mới. Thứ nhất, đội ngũ giảng viên cần có chuyên môn cao, hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực để nhận thấy những thay đổi trên thị
trường lao động và kịp thời điều chỉnh nội dung cũng như chương trình học. Thứ hai, đội ngũ giảng viên đại học phải có khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi mọi hoạt động của nhà trường. Sự thay đổi là điều được nhắc đến nhiều nhất trong hai năm trở lại đây. Khi dịch bệnh Covid 19 bùng phát, tất cả các cơ sở đào tạo buộc phải chuyển sang giảng dạy trực tuyến, một sự thay đổi bất ngờ mà gần như tất cả các đơn vị không có sự chuẩn bị. Các thầy cô cần phải sử dụng các công cụ hỗ trợ giảng dạy trực tuyến để phù hợp với tình hình mới. Thứ ba, đội ngũ giảng viên phải có trình độ ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Sự xuất hiện của nhiều công cụ hỗ trợ giảng dạy mới, trí tuệ nhân tạo, Big Data đòi hỏi giảng viên phải nỗ lực để có thể sử dụng vào trong quá trình giảng dạy. Để có thể cập nhật những kiến thức hiện đại, cũng như ứng dụng thành thạo trong quá trình giảng dạy, đội ngũ giảng viên phải có trình độ về ngoại ngữ và công nghệ thông tin, làm chủ công nghệ và tạo ra sự sáng tạo trong công tác đào tạo.
Từ những yêu cầu đặt ra cho đội ngủ giảng viên trong thời kỳ mới, Trường Đại học Ngoại thương cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực để nâng cao cả chất và lượng đội ngũ giảng viên, cụ thể như sau:
- Giáo dục, nâng cao nhận thức của giảng viên về sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong giáo dục để đội ngũ giảng viên đã có nhận thức đúng và tầm quan trọng cũng như áp lực cuộc cach mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học về việc áp dụng những công nghệ mới vào công tác giảng dạy, nghiên cứu để có cơ sở áp dụng hiệu quả vào việc giảng dạy trong toàn trường.
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch cũng như tuyển chọn giảng viên chất lượng, theo hướng chuẩn hóa. Trong mục tiêu chiến lược của nhà trường hướng đến trường đại học đa ngành, nhà trường cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực để tuyển chọn giảng viên phù hợp đúng chuyên môn, tránh tình trạng tuyển về rồi nhưng không phù hợp với nhu cầu. Đồng thời, sắp xếp lại cơ cấu giảng viên hiện có cho phù hợp. Trường hợp những môn học không còn phù hợp với định hướng phát triển chung của nhà trường thì phải chuyển giảng viên sang những môn học khác nếu phù hợp. Làm tốt công tác xây dựng, tạo nguồn cán bộ, giảng viên, tập
trung đối với giảng viên có trình độ chuyên môn tốt, có khả năng sư phạm để bổ sung lực lượng, bảo đảm tính kế cận, kế tiếp hợp lý cho các bộ môn.
- Nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho đội ngũ giảng viên bằng nhiều biện pháp như tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn. Nhà trường cần nhân rộng mô hình liên kết giữa nhà trường - nhà quản lý - nhà doanh nghiệp để trên cơ sở mối liên kết đó giảng viên có thể tham gia trực tiếp vào quá trình thực hành và làm việc trong các doanh nghiệp. Trường Đại học Ngoại thương đã có nhiều chương trình hợp tác với các doanh nghiệp để các giảng viên có cơ hội trực tiếp làm việc, tư vấn và từ đó có thêm kinh nghiệm thực tiễn để áp dụng vào công tác giảng dạy. Các chương trình có thể kể đến là hợp tác với Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông và Dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp làng nghề áp dụng công nghệ cải tiến Kaizen để nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh”. Ở chiều ngược lại, nhà trường có cơ hội mời trực tiếp lãnh đạo đến trao đổi, chia sẻ và trực tiếp tham gia giảng dạy. Như vậy, giảng viên có điều kiện đổi mới, sáng tạo, gắn lý luận với thực tiễn. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên đại học để họ có thể ứng dụng các phương pháp hiện đại vào công tác giảng dạy. Để nâng cao năng lực ngoại ngữ, nhà trường cần tạo điều kiện cho giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng hàng năm do nhà trường tổ chức, cùng với đó có cơ chế khuyến khích, động viên các giảng viên có thể chủ động lựa chọn tham gia các khóa học phù hợp. Đặc biệt, với những giảng viên giảng dạy chương trình tiên tiến và chất lượng cao phải có chính sách có chứng chỉ tiếng Anh ở mức điểm đủ điều kiện mới được phép giảng dạy vì theo nhận xét của sinh viên một số giảng viên có trình độ tiếng Anh không tốt. Sinh viên của các chương trình nó trình độ tiếng Anh tốt nên khi nhận được nhận xét này, nhà trường cần phải xem xét và cân nhắc hơn nữa đến năng lực tiếng Anh của giảng viên.
- Tổ chức đào tạo các nội dung chuyên sâu về phương pháp giảng dạy như: Kỹ năng xử lý tình huống, nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; Nâng cao năng lực sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, phù hợp với chuyên môn như: giảng dạy bằng tình huống, thảo luận nhóm, khám phá, mô phỏng, dự án...; Rèn luyện các
năng lực truyền đạt, năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định, năng lực quản lý xung đột và đàm phán, năng lực không ngừng học tập và phát triển bản thân; năng lực sử dụng các thiết bị, phương tiện hiện đại trong giảng dạy (quản lý tài nguyên, dữ liệu trên internet, sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ mới phục vụ quá trình dạy học...). Để rèn luyện và thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp, các Khoa chuyên môn cần đẩy mạnh công tác dự giờ giảng, tổ chức các buổi giảng phương pháp, giảng thử, giảng mẫu về kỹ năng xử lý tình huống, nghiệp vụ sư phạm, cũng như về kiến thức chuyên môn đối với từng môn học cho các giảng viên trong Khoa. Đây là cách hiệu quả để các giảng viên chia sẻ và học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Một cách làm khác là giảng viên có thể ghi hình lại các bài giảng của mình để tự đánh giá và có điều chỉnh phù hợp. Bồi dưỡng cho giảng viên chủ động tham gia các hình thức đào tạo tiên tiến, đào tạo trực tuyến, để vừa nâng cao trình độ, vừa tiếp cận các mô hình dạy học mới, qua đó giúp họ bổ sung kiến thức, đa dạng hóa các hình thức giảng dạy. Trong thời gian qua, việc giảng dạy trực tuyến đã trở nên quen thuộc với bất kỳ giảng viên, tuy nhiên nhiều giảng viên do chưa có sự chuẩn bị nên vẫn áp đặt phương pháp giảng dạy trực tiếp vào giảng dạy trực tuyến nên việc giảng dạy thực sự chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Đào tạo phương pháp giảng dạy trực tuyến cho giảng viên là việc làm hết sức cần thiết, để giảng viên chủ động trong điều kiện mới.
- Nhà trường cần nhấn mạnh vai trò tự học và tự nghiên cứu của giảng viên. Nhà trường cần tổ chức các chuyên đề về nâng cao năng lực tự học và tự nghiên cứu cho đội ngũ giảng viên. Giảng viên luôn đề cập với sinh viên về tầm quan trọng của việc tự học và tự nghiên cứu nhưng chính bản thân người giảng viên phải thực hiện tốt công việc này. Từ những kinh nghiệm của bạn thân, người giảng viên sẽ có những hướng dẫn, phương pháp phù hợp thúc đẩy đam mê chủ động học và ý thức tự học cho sinh viên.
- Bên cạnh những yêu cầu phải đặt ra cho đội ngũ giảng viên, nhà trường cần rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các chế độ chính sách đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng; thực hiện việc thu hồi kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định. Nhà trường cần tăng mức đầu tư, hỗ trợ cho các đối tượng học nghiên cứu
sinh, có giải pháp và hỗ trợ họ đối với việc nâng cao năng lực ngoại ngữ, đăng bài báo quốc tế và các kinh phí cần thiết, đáp ứng yêu cầu học tập nghiên cứu để trở thành tiến sĩ. Việc ban hành mới các chính sách đãi ngộ, ưu tiên, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần, điều kiện làm việc, vinh danh các đóng góp của giảng viên sẽ góp phần giúp giảng viên thêm động lực để đóng góp vào thành công chung của nhà trường.