6. Ý nghĩa nghiên cứu:
2.2.2. Nghiên cứu sơ bộ
Từ các đề tài nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của tác giả Nguyễn Thị Liên (2016), Annamdevula, S., & Bellamkonda, R. S (2012), Nguyễn Thành Long (2006), Trần Hữu Ái (2016), tác giả đã hoàn thành thang đo sơ bộ, được điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế của Trường Đại học Ngoại thương. Sau đó, tác giả đã phỏng vấn ý kiến chuyên gia là cán bộ giảng viên của nhà trường cũng như người hướng dẫn khoa học và phỏng vấn thử một số sinh viên của trường. Kết quả, tác giả đưa ra bộ thang đo với 27 câu hỏi, liên quan
Thảo luận nhóm Điều chỉnh
đến 5 yếu tố được giả định có tác động đến sự hài lòng của sinh viên, cụ thể như sau:
STT Tên
biến Mô tả Trích nguồn nghiên cứu
Đội ngũ giảng viên
1 GV1 Giảng viên có trình độ, chuyên môn về môn học giảng dạy
Annamdevula, S., & Bellamkonda, R. S (2012), Nguyễn Thị Liên (2016)
2 GV2
Phương pháp giảng dạy của giảng viên giúp sinh viên tiếp thu kiến thức hiệu quả
Nguyễn Thị Liên (2016); Biggs và Tang (2011)
3 GV3
Giảng viên sẵn sàng giải đáp thắc mắc và chia sẻ kinh nghiệm với sinh viên
Nguyễn Thị Liên (2016), Biggs và Tang (2011)
4 GV4 Giảng viên đưa kiến thức thực tiễn/áp dụng thực hành vào trong bài giảng
Annamdevula, S., & Bellamkonda, R. S (2012), Nguyễn Thị Liên (2016)
5 GV5
Giảng viên có tác phong sư phạm chuẩn mực (Nhiệt tình, có trách nhiệm, thân thiện,…)
Annamdevula, S., & Bellamkonda, R. S (2012), Nguyễn Thị Liên (2016), Biggs và Tang (2011) 6 GV6 Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế
hoạch giảng dạy
Annamdevula, S., & Bellamkonda, R. S (2012), Nguyễn Thị Liên (2016)
Chương trình đào tạo
7 CTDT1 Chương trình đào tạo có mục tiêu,
chuẩn đầu ra rõ ràng Nguyễn Thị Liên (2016) 8 CTDT2 Chương trình học được thông báo đầy
đủ cho sinh viên
Nguyễn Thị Liên (2016); DeShields và đồng cộng sự (2005)
9 CTDT3
Chương trình học được thiết kế khoa học (môn học trước bổ trợ kiến thức cho môn học sau)
Trường Đại học Ngoại thương
10 CTDT4 Chương trình đào tạo thay đổi phù hợp với thị trường lao động
DeShields và đồng cộng sự (2005)
11 CTDT5
Chương trình đào tạo cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp tương lai cho sinh viên
DeShields và đồng cộng sự (2005); Annamdevula, S., & Bellamkonda, R. S (2012), Cơ sở vật chất 12 CSVC1 Chất lượng phòng học đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học (Ánh sáng phù hợp, phòng học sạch sẽ thoáng mát, chỗ ngồi hợp lý, thiết bị âm thanh và hình ảnh đáp ứng tốt,...)
Annamdevula, S., & Bellamkonda, R. S (2012);
13 CSVC2 Số lượng phòng học đáp ứng nhu cầu học và tự học của sinh viên
Annamdevula, S., & Bellamkonda, R. S (2012) 14 CSVC3
Thư viện có đầy đủ tài liệu, sách, ấn phẩm phù hợp chuyên ngành đang theo học
Annamdevula, S., & Bellamkonda, R. S (2012)
15 CSVC4
Mạng Internet và Wifi miễn phí phục vụ hiệu quả công tác giảng dạy và học tập
Annamdevula, S., & Bellamkonda, R. S (2012) 16 CSVC5 Bãi gửi xe rộng rãi, đủ chỗ gửi xe Tan và Kek (2004);
17 CSVC6 Trường có khuôn viên cho hoạt động thể dục thể thao, sinh hoạt chung
Annamdevula, S., & Bellamkonda, R. S (2012)
Công tác hành chính
18 HC1
Cán bộ hành chính có thái độ nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng sinh viên và luôn sẵn sàng hỗ trợ
Annamdevula, S., & Bellamkonda, R. S (2012) 19 HC2 Thủ tục hành chính có hướng dẫn cụ
thể và dễ hiểu Tác giả đề xuất
20 HC3
Cán bộ hành chính hỗ trợ sinh viên nhanh chóng, xử lý công việc chính xác và đúng thời hạn
Annamdevula, S., & Bellamkonda, R. S (2012) 21 HC4 Thời gian làm việc của các phòng,
ban hành chính thuận tiện để liên hệ
Annamdevula, S., & Bellamkonda, R. S (2012)
22 HC5
Sinh viên được thông báo đầy đủ, kịp thời thời khóa biểu, lịch thi và kết quả thi
Nguyễn Thị Liên (2016)
Hoạt động hỗ trợ
23 HT1
Hoạt động tư vấn học tập đáp ứng tốt nhu cầu tìm hiểu, lựa chọn và học tập của sinh viên
Annamdevula, S., & Bellamkonda, R. S (2012)
24 HT2
Hoạt động tư vấn nghề nghiệp giúp sinh viên định hướng nghề nghiệp tương lai
Annamdevula, S., & Bellamkonda, R. S (2012)
25 HT3
Các thông tin trên website của trường đa dạng, phong phú và cập nhật thường xuyên
Nguyễn Thị Liên (2016)
26 HT4 Các hoạt động ngoại khóa do Nhà
trường tổ chức phong phú và hấp dẫn Tác giả đề xuất 27 HT5 Trung tâm Hỗ trợ sinh viên có các
hoạt động bổ ích, hỗ trợ sinh viên Tác giả đề xuất
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Ngoài những nội dung trên, tác giả cũng đặt những câu hỏi cảm nhận chung của sinh viên có hài lòng với hoạt động giảng dạy và ngoài giảng dạy của Trường Đại học Ngoại thương, mức học phí có tương xứng với chất lượng đào tạo nhận được và quyết định lựa chọn học tập tại đây.
Tác giả sử dụng thang đo Likert thang điểm từ 1 đến 5 với ý nghĩa: (1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Phân vân; (4) Đồng ý và (5) Rất đồng ý. Riêng nội dung đánh giá sự hài lòng tác giả sử dụng 3 câu trả lời là có, không và phân vân.
Sau khi tiến hành khảo sát, dựa trên kết quả khảo sát thu được, tác giả phải thực hiện các bước nghiên cứu định lượng bao gồm: Phân tích thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA, Phân tích hệ số tương quan Pearson và cuối cùng xác định phương trình hồi quy nghiên cứu.