7. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Mô hình triển khai phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ
các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam
Qua nghiên cứu thành công của việc áp dụng phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs của một số doanh nghiệp công nghệ điển hình trên thế giới, tác giả đề xuất mô hình triển khai OKRs cho các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam gồm 07 (bảy) bước được mô tả như sau:
Bước Quy trình Trách nhiệm
1
Hướng dẫn: Ban giám
đốc, bộ phận Nhân sự
Thực hiện: Toàn công ty
2
Hướng dẫn: Ban giám
đốc
Thực hiện: Toàn công ty
3
Hướng dẫn: Bộ phận
nhân sự, Quản lý bộ phận
Thực hiện: Toàn công ty
4 Hướng dẫn: Cấp quản lý Thực hiện: 50% cấp quản lý, 50% nhân viên 5 Hướng dẫn: Cấp quản lý Thực hiện: 50% cấp quản lý, 50% nhân viên 6 Hướng dẫn: Bộ phận nhân sự, Cấp quản lý
Thực hiện: Toàn công ty
7 Hướng dẫn: Cấp quản lý Thực hiện: 70% cấp quản lý, 30% nhân viên Chuẩn bị tinh thần Thấu hiểu sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị và chiến lược
Sắp xếp nội dung công việc
Thiết lập mục tiêu
Thiết lập các chỉ số kết quả then chốt
Theo dõi tiến độ - Báo cáo rà soát
So với quy trình OKRs về mặt lý thuyết, mô hình triển khai OKRs được đề xuất tại đây cần bổ sung thêm 02 (hai) bước quan trọng là: bước “Sắp xếp nội dung công việc” trước khi tiến hành thiết lập mục tiêu và bước “Theo dõi tiến độ Check – in” trước khi đánh giá kết quả và điều chỉnh. Tại quy trình này, trách nhiệm của các bộ phận trong doanh nghiệp được mô tả khá chi tiết, mô tả nhiệm vụ của từng bộ phận, cá nhân khi thực hiện triển khai OKRs.
3.2.2.1. Bước 1: Chuẩn bị tinh thần
Khi bắt đầu OKRs, doanh nghiệp và cụ thể ở đây là người đứng đầu doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi “Tại sao phải áp dụng OKRs?” trước khi lựa chọn và đưa vào sử dụng. Thực tế hiện tại với cơ cấu doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam, trách nhiệm đề xuất mô hình quản lý thường xuất phát từ bộ phận nhân sự. Do đó đây là giai đoạn Ban lãnh đạo công ty đưa ra yêu cầu và bộ phận nhân sự cần nghiên cứu kỹ về công cụ và trả lời cho câu hỏi “Công cụ quản trị nào phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại?”
Chắc chắn khi tìm kiếm một phương pháp quản trị nào đó dù là khởi đầu hay thay thế, có nghĩa rằng doanh nghiệp đang có những vấn đề khó khăn cần đối mặt, khi đó cân xem xét OKRs có khả năng giải quyết được các vấn đề ở giai đoạn hiện tại hay không. Không thể lựa chọn OKRs vì “Google đã thành công khi áp dụng OKRs” hoặc “OKRs có vẻ phù hợp với các doanh nghiệp công nghệ”. Doanh nghiệp chỉ nên lựa chọn khi OKRs thực sự có thể giúp giải quyết những bài toán khó của doanh nghiệp hiện tại. Khi bắt đầu một hệ thống mới vào quản trị, dù là khởi tạo hay thay thế sẽ luôn có những bối rối và sự chối bỏ nhất định phát sinh từ quản lý cấp trung cho tới nhân viên, thậm chí có thể là một vài lãnh đạo cấp cao. Đồng thời cũng không thể kỳ vọng khi áp dụng một công cụ mới, nó sẽ thành công ngay ở quý đầu tiên, thậm chí một vài quý đầu tiên. Chính vì vậy, cần chuẩn bị thật tốt tinh thần học hỏi, cầu thị và sẵn sàng học hỏi trong toàn bộ doanh nghiệp để có thể bắt đầu áp dụng OKRs trong công việc hàng ngày.
Đây chính là bước đầu tiên trước khi tiến hành đào tạo cho nhân viên để họ thấu hiểu được OKRs là gì và OKRs sẽ mang lại những giá trị gì cho cá nhân và toàn tổ chức. Việc hiểu rõ về tinh thần và cách thức thực hiện quan trọng giống như xác
định được con đường để đi tới mục tiêu.
3.2.2.2. Bước 2: Thấu hiểu sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị và đưa OKRs vào chiến lược công ty
Nếu doanh nghiệp không thể xác định được sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của doanh nghiệp thì hãy tạm dừng việc áp dụng OKRs cho đến khi xác định được rõ ràng các nội dung trên. Và khi doanh nghiệp xác định được sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của mình, hãy truyền tải tới nhân viên. Xác định sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị là trách nhiệm của Hội đồng quản trị (hoặc ban lãnh đạo) và truyền tải tới nhân viên là trách nhiệm của Ban giám đốc trong một doanh nghiệp. Bước truyền thông để tổ chức xác định được mục tiêu hoạt động của mình, từ cấp công ty cho đến từng nhân viên là giai đoạn tạo sự gắn kết trong doanh nghiệp.
Sứ mệnh là ý nghĩa tồn tại
của tổ chức, nhiệm vụ và vai trò mà tổ chúc phải hoàn thành
Tầm nhìn là mục tiêu dài hạn
của doanh nghiệp, là “giấc mơ về hình ảnh trong tương lai” của doanh nghiệp
Giá trị của tổ chức là những
giá trị quan trọng khi thực hiện một tầm nhìn dựa vào sứ mệnh
Chiến lược chính là thực hiện
sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị
Truyền thông sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị và chiến lược của công ty tới nhân viên là bước vô cùng quan trọng với phương pháp OKRs, bởi chỉ có thấu hiểu được các nội dung trên, nhân viên mới có thể xác định và gắn chặt mục tiêu cá nhân với mục tiêu chung của doanh nghiệp.