OKRs tại Intel

Một phần của tài liệu Quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs tại một số công ty công nghệ điển hình trên thế giới và đề xuất áp dụng cho các công ty công nghệ Việt Nam (Trang 40 - 44)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. OKRs tại Intel

Intel Corporation – tập đoàn công nghệ sản xuất các sản phẩm chip vi xử lý cho máy tính - là nơi đầu tiên phát triển và sử dụng phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs trong việc vận hành và quản trị các mục tiêu kinh doanh. Phương pháp này được phát triển từ phương pháp quản trị mục tiêu MBO bởi tiến sỹ Andrew Grove đồng thời cũng là CEO của Intel tại thời điểm những năm 1970.

Trước khi phát triển và sử dụng OKRs, Intel cũng đã sử dụng phương pháp quản trị mục tiêu MBO trong sản xuất kinh doanh và đánh giá nhân sự. Tuy nhiên, đầu những năm 1970, khi ngành sản xuất chip vi xử lý phát triển mạnh và có nhiều đối thủ cạnh tranh vươn lên nhanh chóng trên thị trường, Intel đòi hỏi phải có sự đổi mới và bứt phá vượt bậc. Đó là lý do họ đã tìm kiếm, cải tiến và tạo ra phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs. OKRs được kế thừa và phát triển nhằm khắc phục những mặt hạn chế của MBO. Tại Intel, Andrew Grove đã chuyển áp dụng những nguyên tắc của MBO từ ngành sản xuất trước đó sang những “ngành nghề mềm” khác như ngành công nghệ phần mềm. Ông đã tìm cách tạo ra một môi trường nâng cao giá trị năng suất đầu ra và tránh được “cạm bẫy của năng suất”: áp lực về số lượng sẽ giúp tăng năng suất, nhưng đồng thời làm tăng những hành động khiến năng suất giảm. Grove đã nghiên cứu để tìm câu trả lời cho các câu hỏi: Làm thế nào để định nghĩa và đo lường lượng sản phẩm bằng kiến thức của nhân viên (chứ không phải lấy số lượng sản phẩm làm chuẩn)? Cái gì sẽ giúp tăng sản lượng theo cách định nghĩa trên? (John Doerr, 2019) Như vậy, với OKRs tại Intel, mọi “mục tiêu” luôn cần đi kèm với “kết quả then chốt”, điều đó sẽ giải quyết được những hạn chế của MBO.

Bảng dưới đây sẽ so sánh và chỉ ra những khác biệt và phát triển của phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs so với phương pháp quản trị mục tiêu

MBO của Intel:

MBO Intel OKRs

“Cái gì” “Cái gì” và “Làm như thế nào”

Hàng năm Hàng quý hoặc hàng tháng

Riêng tư và cô lập Công khai và minh bạch

Từ trên xuống Từ dưới lên và từ bên cạnh (khoảng 50%) Gắn mục tiêu vào tiền lương Hầu như tách biệt với tiền lương

Không thích gặp rủi ro Hăng hái và đầy cảm hứng Bảng 2.1: So sánh MBO và OKRs tại Intel

Nguồn: John Doerr (2019)

Mặc dù OKRs được đưa vào áp dụng tại Intel rất sớm từ cuối những năm 1970 và được cải tiến từ MBO, tuy nhiên khi triển khai, công cụ này đã thực hiện tương đối đầy đủ các bước cơ bản trong quy trình của nó. Mục tiêu chung của toàn công ty được ban lãnh đạo xác định và thống nhất, các kết quả then chốt cần đạt, phân nhánh xuống thành các mục tiêu tương ứng của bộ phận và cá nhân phía dưới. Đặc biệt, yếu tố được nhấn mạnh luôn là các kết quả then chốt gắn liền với mục tiêu đề ra và việc kiểm soát liên tục các kết quả đó. Khi OKRs được sử dụng tại Intel, tất cả các nhân viên được yêu cầu thiết lập mục tiêu và kết quả then chốt cho cá nhân hàng tháng.

Ví dụ về xây dựng mục tiêu và các kết quả then chốt theo phương pháp OKRs tại Intel:

Cuối năm 1979, Intel gặp phải thách thức khi đối thủ của họ là Motorola ra đời dòng sản mới là chip 68000 cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm chip 8086 của Intel và có xu hướng chiếm lĩnh thị trường. Để “phản kích” trong cuộc chiến thị trường này với Motorola, Intel đã đưa ra một chiến dịch cho toàn công ty gọi là “Operation Crush”, trong đó từ Crush minh họa cho bốn yếu tố trọng tâm của OKRs bao gồm: tập trung, sắp xếp, theo dõi và mở rộng.

Dưới đây là OKRs của kế hoạch “Operation Crush” tại Intel xuyên suốt các bộ phận tại quý 2 năm 1980:

 OKRs cấp công ty:

MỤC TIÊU (cấp cao nhất của Intel)

Thiết lập chip 8086 trở thành dòng chip 16 bit tốc độ cao nhất

KẾT QUẢ THEN CHỐT (Quý 2/1980)

1. Phát triển và công bố 5 bộ tiêu chuẩn đo lường cho thấy khả năng của dòng chip 8086 (bộ phận ứng dụng)

2. Đóng gói lại cả dòng chip 8086 (bộ phận sản phẩm)

3. Đưa phần 8MHZ vào sản xuất (bộ phận sản xuất và công nghệ)

4. Lấy mẫu bộ đồng xử lý số học không trễ hơn 15/6 (bộ phận công nghệ)

 OKRs cấp bộ phận:

MỤC TIÊU (bộ phận công nghệ - kế hoạch 8086 - Quý 2/1980)

Giao hàng 500 bộ chip tốc độ 8MHZ cho CGW vào 30/5/1980

KẾT QUẢ THEN CHỐT

1. Phát triển mẫu cuối cùng để in khuôn vào 5/4 2. Giao khuôn Rev 2.3 đến bộ phận sản xuất 9/4 3. Hoàn thành kiểm tra sản phẩm 15/5

4. Bộ phận sản xuất đóng dấu không trễ hơn 1/5

 OKRs của nhân viên bộ phận ứng dụng:

MỤC TIÊU (nhân viên bộ phận ứng dụng - kế hoạch 8086 – Quý 2/1980)

Chứng minh khả năng tốc độ siêu việt của chip 8086 so với chip 68000 của Motorola

KẾT QUẢ THEN CHỐT

1. Cung cấp 5 bộ đo lường

2. Phát triển một trường hợp dẫn chứng minh họa

3. Soạn thảo tài liệu huấn luyện cho bộ phận kinh doanh 4. Mời 3 khách hàng chứng minh khả năng của chip 8086

Một năm sau khi Andrew Grove công bố khởi động chiến dịch Operation Crush, thông điệp đưa ra cho Intel rất đơn giản và rõ ràng “Chúng tôi sẽ chiến thắng trong mảng vi xử lý 16 bit. Chúng tôi cam kết như thế”. Cụ thể trong vòng một năm, chiến dịch đã được triển khai hết sức cấp bách. Vào tháng 1 năm 1980, được trang bị bởi những đoạn video của Andrew Grove thúc đẩy tinh thần chiến đấu cho các kỹ sư, đội công tác đặc biêt, mệnh danh là nhóm “Crush” đã được phái đến các văn phòng trên khắp thế giới. Vào quý 2 năm đó, các bộ phận kinh doanh của Intel đã triển khai chiến lược mới. Khoảng quý 3, họ đang trên đà đạt được một trong các mục tiêu táo bạo nhất lịch sử ngành công nghệ thế giới: có được 2.000 sản phẩm mới khác nhau sử dụng chip 8086 – một bảo chứng quan trọng cho đối tác đã sử dụng chip 8080 vào các ứng dụng và thiết bị của họ. Cuối cùng, vào cuối năm 1980, Intel đã hạ gục đối thủ là dòng chip 68000 của Motorola và dành chiến thắng vang dội.

Cho đến nay, Intel vẫn đang sử dụng phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRS trong hoạt động kinh doanh của họ. Intel đã trở thành và luôn dẫn đầu trong ngành sản xuất chip điện tử cho máy tính cá nhân, máy chủ, các sản phẩm công nghệ. Các thành công sau đó của Intel có thể kể đến như:

- Năm 1992, Intel cho ra mắt thương hiệu Intel Inside, doanh thu toàn cầu của Intel tăng hơn 63%, với lần lượt các dòng chip core i3, core i5, core i7, core i9. Logo Intel Inside trở thành biểu tượng đảm bảo chất lượng để người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm máy tính xách tay.

- Năm 1993, Intel giới thiệu ra thị trường bộ xử lý may tính Pentium® đầu tiên. - Năm 2003, Intel cho ra đời sản phẩm Intel Centrino Mobile Technology phục vụ cho công nghệ không dây tạo ra các dòng mày tính để bàn nhỏ gọn kết nối mạng không dây.

- Từ năm 2012 trở lại đây, bên cạnh ngành sản xuất truyền thống về thiết bị điện tử, Intel mở rộng đầu tư và nghiên cứu sang các sản phẩm về trí thông minh nhân tạo gồm: nhà thông minh, các thiết bị kết nối, các trung tâm thông tin và bộ nhớ máy tính.

Vào những năm 1980, quá trình triển khai phương pháp quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs tại Intel coi như một sự thử nghiệm phương pháp quản trị mới nhằm

đạt được mục tiêu kinh doanh khi công cụ đã sử dụng trước đó là MBO chưa đem lại kết quả như mong đợi. Thành công của OKRs là giúp Intel thực hiện được các mục tiêu trong từng chiến dịch của họ. Nguyên nhân dẫn đến thành công của OKRs, cũng chính là lý do để OKRs thay thế MBO tại Intel cho tới ngày nay, là việc truyền tải được tới nhân viên giá trị và chiến lược của doanh nghiệp đồng thời việc xây dựng mục tiêu tới từng cá nhân luôn gắn chặt với các kết quả then chốt.

Việc xây dựng hệ thống “Các kết quả then chốt” cho từng mục tiêu là điểm quan trọng trong sáng tạo của OKRs . OKRs trao công cụ cho hoạt động quản lý để thực thi hành động nhanh chóng. Bằng OKRs, không chỉ mục tiêu được xây dựng từ cấp công ty cho tới các phòng ban và mỗi cá nhân mà đi kèm với mỗi mục tiêu đó còn là các kết quả cần đạt được. OKRs không chỉ chỉ ra đích đến mà tổ chức và cá nhân cần hướng tới mà còn vạch ra con đường để họ đi. Và khi nhân viên được cập nhật cụ thể họ phải làm những gì, người lãnh đạo sẽ có những tiêu chuẩn rõ ràng để đánh giá có đạt được kết quả then chốt hay không.

Một phần của tài liệu Quản trị mục tiêu bằng công cụ OKRs tại một số công ty công nghệ điển hình trên thế giới và đề xuất áp dụng cho các công ty công nghệ Việt Nam (Trang 40 - 44)