a) Địa hình:
Quảng Ninh là tỉnh có đầy đủ các dạng địa hình như đồi núi, đồng bằng, ven biển và cả hệ thống đảo và thềm lục địa. Phía Bắc có dãy núi Thập Vạn Đại Sơn ngăn cách với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), bao gồm các đỉnh Cao Xiêm 1.330m, QuảngNam Châu 1.057m, Nam Châu Lĩnh 1506m, Ngàn Chi 1.166m ở các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên. Phía Tây Bắc có dãy núi hình cánh cung chạy từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía Bắc thành phố Uông Bí và thấp dần xuống ở phía Bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ. Bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chưa có tên. Trong tỉnh, đồi núi và vịnh đảo chạy song song, đối xứng nhau qua đường bờ biển.
Quảng Ninh cũng là địa phương sở hữu cho mình rất nhiều di sản quốc gia. Ở Việt Nam, di sản được phân loạithành di sản văn hóa (di sản văn hóa vậtthể, di sản văn hóa phi vật thể) và di sảnthiên nhiên. Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác; Di sản thiên nhiên là những giá trị về tự nhiên do thiên nhiên ban tặng. Di sản được phân thành các cấp: Di sản được UNESCO công nhận; di sản cấp quốc gia và di sản cấp địa phương. Sự đa dạng về địa hình, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Quảng Ninh đồng nghĩa với sự đa dạng về các di sản thiên nhiên. Trong đó nổi bật nhất là các di sản:
(i)Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh. Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi
địa danh này chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất đồng thời là cái nôi cư trú của người Việt cổ.
Vịnh Hạ Long có tổng diện tích 1.553 km2, gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 90% là đảo đá vôi, địa hình đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển. Vùng Di sản thiên nhiên thế giới được Unesco công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam), đảo Cống Tây (phía Đông). Hội nghị lần thứ 18 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Phuket (Thái Lan) đã công nhận lần thứ nhất vịnh Hạ Long là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí về vẻ đẹp cảnh quan (ngày 17 tháng 12 năm 1994), và tại Hội nghị lần thứ 24 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại thành phố Cairns, bang Queensland, Australia đã công nhận lần thứ hai với tiêu chí về giá trị địa chất, địa mạo (ngày 02 tháng 12 năm 2000).
Hệ thống đảo với nhiều dạng địa hình phong phú, đa dạng tạo nên một nét độc đáo riêng biệt của vùng vịnh đã thu hút sự chú ý của hàng triệu khách du lịch không những ở trong nước mà còn cả quốc tế. Các hang động: hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung, động Mê Cung, động Thiên Cung, hồ Ba Hầm… đều có những vẻ đẹp độc đáo, hoang sơ, dân dã, thu hút khách du lịch.
Sự ưu ái của điều kiện tự nhiên đã mang đến cho vịnh Hạ Long nhiều cảnh quan độc đáo và hấp dẫn, có ý nghĩa về mặt sinh thái, môi trường và phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch.
(ii) Vườn Quốc gia Bái Tử Long
Theo Quyết định số 85/2001/QĐ- TTg ngày 01/6/2001, Thủ tướng Chính phủ đã chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Ba Mùn (Quảng Ninh) thành VQG Bái Tử Long với diện tích 15.783 ha, trong đó diện tích các đảo là 6.125 ha, diện tích mặt nước biển là 9.658 ha. VQG có các đảo chính là Ba Mùn, Trà Ngọ lớn, Trà Ngọ nhỏ, Sậu Nam, … và hơn 20 đảo nhỏ, cù lao, hòn nổi khác. Ba Mùn là đảo đất lớn nhất của VQG: dài 20 km, rộng 1,5 km (thuộc huyện Vân Đồn). Nằm trong khu vực vịnh Bái Tử Long và sát cạnh Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, VQG Bái Tử Long được ví như một “kho báu” sinh quyển giữa trùng khơi ở vùng biển Ðông Bắc của Việt Nam.
VQG Bái Tử Long là một công viên biển nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Bao phủ trên các đảo là rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh quanh năm, là sinh cảnh thích hợp với nhiều loài động vật hoang dã, là kho tàng tài nguyên sinh vật phong phú phân bố trên các đảo núi đất và núi đá vôi, trong các thung áng tạo ra cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của vịnh Bái Tử Long.
VQG Bái Tử Long có sự đang dạng sinh học cao, với hai hệ sinh thái chính đó là HST trên đất nổi và HST biển và bãi triều, cùng với đó là những cánh rừng nguyên sinh tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp dẫn với nhiều hang động, bãi tắm biển hoang sơ, cùng nhiều di tích lịch sử, văn hóa và phong tục bản địa có sức hấp dẫn du khách.
(iii) Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kì Thượng
Dự án thành lập khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Đồng Sơn – Kì Thượng chính thức được thành lập vào ngày 12 tháng 02 năm 2003.Theo Quyết định số 440/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Ninh. khu BTTN Đồng Sơn – Kì Thượng trải rộng trên 5 xã Đồng Lâm, Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Vũ Oai và Hòa Bình, cách trung tâm thị trấn Trới huyện Hoành Bồ 25 km về phía Đông Bắc, cách thành phố Hạ Long 35 km. Đây là khu vực điển hình của hệ sinh thái rừng kín lá rộng thường xanh núi thấp có diện tích rừng tự nhiên tập trung lớn nhất vùng Đông Bắc Việt Nam và phong phú các loài động, thực vật rừng.
Từ khi thành lập, khu bảo tồn đã phối hợp với nhiều nhà khoa học ở trong và ngoài nước như Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Viện Sinh thái và Tài nguyên và Sinh vật Hà Nội cùng các tổ chức quốc tế Xanh – Pê-téc-bua (Nga) đã điều tra và phát hiện ra nhiều loài động vật quý hiếm trong Khu bảo tồn, tiêu biểu như 485 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 280 chi, 101 họ trong đó có các loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam như: Giổi bà, Giổi nhung, Giổi thơm, Dẻ đen, Lát hoa, Sao hòn gai, Sến mật, Trầm hương, Ba kích...; động vật hiện có 249 loài thuộc 79 họ và 28 bộ của 04 lớp động vật là: thú (58 loài), chim (154) loài, Bò sát và ếch nhái (có 43 loài). Trong 249 loài có 30 loài động vật quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam.
Khu BTTN Đồng Sơn - Kỳ Thượng là nơi có giá trị đa dạng sinh học cao, có nhiều lợi ích không chỉ cho cộng đồng dân cư trong khu vực mà còn đem lại giá trị
to lớn trong bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, cung cấp lâm sản, nguồn dược liệu quý... là nơi lưu giữ và bảo tồn các nguồn gen quý, mẫu chuẩn hệ sinh thái có giá trị trong nước cũng như trên thế giới.
b) Khí hậu:
Quảng Ninh nằm ở vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, vừa là đặc trưng cho các tỉnh miền bắc, vừa có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển, đặc biệt thích hợp cho phát triển du lịch. Khí hậu Quảng Ninh nói chung có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Do ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình nên Quảng Ninh chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc và ảnh hưởng yếu của gió mùa Tây Nam so với các tỉnh phía bắc. Vì nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm Quảng Ninh có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh.
Các quần đảo ở Cô Tô, Vân Đồn... có đặc trưng của khí hậu đại dương. Do ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa gồm có mùa hạ thì nóng ẩm với mùa mưa, còn mùa đông thì lạnh với mùa khô. Độ ẩm trung bình 82 – 85%. Mùa lạnh thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, trong khi đó mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khô và mùa mưa là hai thời kỳ chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng 4 và tháng 10). Ngoài ra, do tác động của biển, nên khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp, đặc biệt thuận lợi đối với phát triển du lịch.
Nhiệt độ: Tỉnh có nền nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình trong năm từ 21 – 23oC, có sự chênh lệch giữa các mùa, giữa vùng đồi núi với vùng ven biển. Sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa đông (tháng 1) thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa hạ (tháng 7) là 12oC. Do vị trí địa lý đặc biệt, vừa có núi vừa giáp biển, lại nằm trong vịnh đón gió hút mây nên hình thái khí hậu của Quảng Ninh rất đặc biệt. Vào tháng 12 và tháng 1, một số nơi
như Bình Liêu, Ba Chẽ và vùng miền núi của thành phố Hạ Long thường có sương muối, thậm chí có năm còn có cả mưa tuyết. Sự đa dạng trong hình thái thời tiết này tạo điều kiện cho Quảng Ninh phát triển du lịch ở tất cả các thời điểm trong năm. c) Động, thực vật
Quảng Ninh được ví như “nước Việt Nam thu nhỏ” vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới, với đa dạng về địa hình, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các vùng lãnh thổ… Đây là đặc điểm cơ sở thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng và tạo ra sự đa dạng của các phân vùng sinh thái, các hệ sinh thái có giá trị sinh thái cũng như kinh tế lớn.
Với một diện tích không rộng, nhưng trên lãnh thổ có rất nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau. Ở từng vùng địa lý không lớn cũng tồn tại nhiều kiểu hệ sinh thái. Báo cáo của Sở tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2017 cho biết, Quảng Ninh có đến 19 kiểu hệ sinh thái chính, cùng với các hệ sinh thái tự nhiên độc đáo như: tùng, áng, hang động, san hô, cỏ biển, vùng triều (đáy mềm, đáy cứng: bãi triều (rạn đá, cát ven các đảo…)…), các hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng Đông Bắc Việt Nam (như rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp, tre lứa,…), hệ sinh thái núi đá vôi (trên cạn, đảo và trên biển), hệ sinh thái đất ngập nước (biển và ven biển, nội địa và nhân tạo)...
d) Tài nguyên nước
Biển và địa hình bờ biển là dạng địa hình đặc trưng và quan trọng nhất của tỉnh Quảng Ninh. Vùng biển Quảng Ninh là phần phía Tây Bắc của vịnh Bắc Bộ, rộng 6.000km2 với hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là Vân Đồn và Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá vôi là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú. Đây là những điều kiện thuận lợi tạo ra thế mạnh cho tỉnh trong việc phát triển du lịch.
Quảng Ninh có tọa độ địa lý khoảng 106026' đến 108031' kinh độ đông và từ 20040' đến 21040' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc Trà Cổ, thành phố Móng Cái.
Về địa giới:
- Phía Đông Bắc giáp Nước CHND Trung Hoa. - Phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ.
- Phía Tây nam giáp tỉnh Hải Dương
- Phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Hải Dương.
Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất của Việt Nam: 4 thành phố là: Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả; trong đó, thành phố Hạ Long cách thủ đô Hà Nội 186 km về phía Đông Bắc là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh. Tỉnh có 2 thị xã: Quảng Yên, Đông Triều và 8 huyện trực thuộc là: Vân Đồn, Hoành Bồ, Đầm Hà, Cô Tô, Tiên Yên, Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ. Trong đó có 186 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn: 111 xã, 67 phường và 8 thị trấn (theo Niên giám thống kê 2016).
Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh có các huyện: Bình Liêu, Hải Hà và thành phố Móng Cái giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với 118,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng.
Quảng Ninh có bờ biển dài 250 km, với 40.000 hecta bãi triều và trên 20.000 hecta eo vịnh, có 2/12 huyện đảo của cả nước. Tỉnh có 2.772 hòn đảo và diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên.
Với các đặc điểm trên Quảng Ninh là cửa ngõ quan trọng, là đầu mối giao lưu kinh tế giữa tỉnh với vùng Đồng bằng sông Hồng trù phú cũng như giao lưu với thế
giới bên ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Với vị trí địa lí trọng yếu là nơi giao thoa giữa Trung Quốc và Đông Nam Á, giữa đồng bằng ven biển và miền núi, Quảng Ninh có đa dạng sinh học phong phú, tạo điều kiện đặc biệt thuận lợi để phát triển du lịch.
f) Tài nguyên nhân văn
Quảng Ninh có hơn 600 di tích lịch sử văn hóa và danh thắng, trong đó có 5 di tích cấp quốc gia đặc biệt, đó là:
Bảng 2.1. Danh sách Di tích cấp quốc gia đặc biệt của tỉnh Quảng Ninh
TT Tên di tích Mô tả Quyết định Vị trí
1
Di tích lịch sử Bạch
Đằng
Quần thể các bãi cọc, đình, đền, miến dài trải bên tả ngạn sông
Bạch Đằng 1419/QĐ- TTg Ngày 27/9/2012 TP. Uông Bí và thị xã Quảng Yên 2 Danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long Hệ thống đảo đá và hang động trên biển được UNESCO công
nhận:
Di sản thiên nhiên thế giới với giá trị ngoại hạng toàn cầu về
mặt thẩm mỹ (1994) Di sản thiên nhiên thế giới về giá trị địa chất – địa mạo (2000)
1272/QĐ- TTg Ngày 12/8/2009 TP. Hạ Long, TP. Cẩm Phả và huyện Vân Đồn 3 Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử Nơi hình thành, ra đời và phát triển của Trung tâm Phật giáo
Thiền Tông thuần Việt
1419/QĐ- TTg Ngày 27/9/2012 TP. Uông Bí và thị xã Đông Triều 4 Di tích lịch sử Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều Quần thể các lăng, mộ, đền, chùa, am, tháp. Trung tâm văn