3.1.2.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng
Đà Nẵng là điểm đến du lịch hấp dẫn, sở hữu nhiều tài nguyên đẹp và vô cùng giá trị. Tận dụng được lợi thế này, Đà Nẵng thời gian qua đã không ngừng tập trung nguồn lực đầu tư phát triển khai thác du lịch và đã thu được một số kết quả vượt trội. Giai đoạn 2015-2019, tốc độ tăng trưởng bình quân khách tham quan du lịch Đà Nẵng ước đạt 17,88%. Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, năm 2019, tổng lượng khách tham quan, du lịch Đà Nẵng ước đạt 8,69 triệu lượt, tăng 85,7% so với năm 2015; trong đó: khách quốc tế đạt 3,2 triệu lượt, tăng 22,5%, khách nội địa đạt 5,17 triệu lượt, tăng 8%. Tổng thu du lịch ước đạt 30.973 tỷ đồng, tăng 141,6% so với năm 2015.
Bước vào năm 2020 với đại dịch Covid-19, du lịch Đà Nẵng cũng không đứng ngoài xu thế chung của toàn bộ ngành du lịch.Theo báo cáo của Sở Du lịch thành phố, du lịch Đà Nẵng trong 6 tháng đầu năm 2020 ghi nhận hơn 1,49 triệu lượt khách, giảm 64,8% so với cùng kỳ 2019.Trong đó khách quốc tế ước đạt hơn 598 nghìn lượt, giảm 66,1% so với cùng kỳ 2019, khách nội địa ước đạt hơn 893 nhìn lượt, giảm 64% so với cùng kỳ 2019. Chưa dừng lại ở đó, vào tháng 7/2020, Đà Nẵng chính thức được ghi nhận là tâm dịch. Ngày 23-7-2020, CDC Đà Nẵng làm xét nghiệm SARS-COV-2 với một bệnh nhân nam, 58 tuổi, trú quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng cho ra kết quả dương tính. Đó là ca bệnh đầu tiên trong cộng đồng tại Đà Nẵng được công bố, và là bệnh nhân 416, sau 99 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mới trong cộng đồng. Dịch bệnh nhanh chóng lây lan, đỉnh điểm nhất vào là ngày 31-7-2020 với 45 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng. Con số ca bệnh được ghi nhận tăng cao sau mỗi ngày, một mặt thể hiện tính chất lây lan nhanh chóng của dịch bệnh, nhưng mặt khác cũng thể hiện năng lực truy vết và khoanh vùng dập dịch một cách quyết liệt của thành phố Đà Nẵng. Ngay sau nhận thấy nguy cơ bùng phát làn sóng dịch thứ 2, UBND thành phố Đà Nẵng đã thần tốc lập ra kế hoạch dập dịch theo 3 hướng: Ngăn chặn, Cách ly và Truy vết.
Ở công tác Ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh, UBND thành phố Đà Nẵng đã phối hợp cùng SDL thành phố thực hiện nghiêm ngặt công tác kiểm dịch y tế bắt buộc tại sân bay quốc nội và các cửa ngõ ra vào thành phố. Đối với các chuyến bay quốc tế, Tham mưu UBND thành phố đã đề xuất, kiến nghị Chính phủ ngừng đưa các chuyến bay nhập cảnh đến thành phố Đà Nẵng.
Ở công tác Cách ly và Khoanh vùng các ca bệnh, UBND thành phố xác định 2 nhiệm vụ chính là dập dịch tại Ổ dịch tại Bệnh viện Đà Nẵng và dập dịch tại các Ổ dịch cộng đồng trên địa bàn thành phố. Đối với ổ dịch tại bệnh viện Đà Nẵng, đây là bệnh viện tuyến đầu, là nơi được trang bị những thiết bị y tế hiện đại nhất của thành phố, mặt khác đây cũng là nơi tập hợp của cả những bệnh nhân nặng nhất cũng như những bác sĩ giỏi nhất của Đà Nẵng. Để tập trung dập ổ dịch tại BVĐN, nhiều cơ sở cách ly y tế đã được thiết lập đểthực hiện cách ly tổng cộng khoảng 4000 người hiện diện tại Bệnh viện Đà Nẵng, kèm theo đó là gần 1000 y, bác sĩ từ khắp các tỉnh thành phố của Việt Nam xung phong về Đà Nẵng để thực hiện công tác dập dịch. Đặc biệt, các bệnh nhân nặng, bệnh nhân thận nhân tạo, được chuyển tới cách ly y tế tại các cơ sở y tế, cơ sở cách ly trên địa bàn.
Đứng trước tình hình cơ sở y tế hiện tại nhất thành phố là bệnh viện Đà Nẵng đang trong tình trạng cách ly, lần đầu tiên trong công tác phòng chống dịch Covid- 19 tại Việt Nam, một bệnh viện dã chiến đã được thành lập. Bệnh viện dã chiến tại Cung thể thao Tiên Sơn được xây dựng theo mô hình lắp modul theo tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng và Bộ Y tế đối với Bệnh viện dã chiến và được thi công hoàn thành chỉ trong 3,5 ngày, sớm trước 2,5 ngày so với kế hoạch đặt ra. Bệnh viện dã chiến được lắp đặt 284 giường bệnh tại sàn thi đấu tầng 1, 220 giường tại tầng 2 và 3. Trong trường hợp dịch bùng phát mạnh, bệnh viện sẽ được tăng cường số buồng, giường với quy mô tối đa có thể đáp ứng 700 - 1.000 giường bệnh.
Ở công tác Truy vết dịch bệnh, trong vòng 07 ngày, chính quyền địa phương 7/7 quận huyện đã trình Ban chỉ đạo thành phố thiết lập 41 cơ sở cách ly tập trung hơn 11.000 trường hợp F1, đồng thời điều tra, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp có liên quan, đến bệnh viện Đà Nẵng từ ngày 15/7 đến 26/7/2020. Kết
quảphát hiện 23 trường hợp dương tính trên tổng số 19.606/19.606 trường hợp rà soát được.
Những phản ứng thần tốc của Đà Nẵng là bài học hình mẫu cho công tác ứng phó và truy vết dập dịch hiệu quả ngay từ khi dịch vừa mới bùng phát.