2.2.1.1. Thị phần và xu hướng thay đổi thị phần TTKDTM
Nằm trên địa bàn hoạt động có mạng lưới, sự cạnh tranh các tổ chức tín dụng dày đặc, cùng với bề dày hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, đây là một thách thức không hề nhỏ đối với Techcombank chi nhánh Hai Bà Trưng khi tham gia vào thị trường vào thời điểm hiện tại. Thị phần thị trường cung ứng DVTT, có thể nói Techcombank CN Hai Bà Trưng đã, đang và sẽ tiếp tục phấn đầu mở rộng hơn nữa (duy trì khách hàng truyền thống cũng như phát triển thêm khách hàng tiềm năng mới) nhằm đạt đượcmức thị phần thanh toán nhất định, tăng sức cạnh tranh với những ngân hàng khác hoạt động trên địa bàn.
Theo đánh giá của Napas (Công ty CP Thanh toán Quốc gia) Techcombank là ngân hàng triển khai rất hiệu quả các chính sách mang tính đột phá và là điển hình trong việc góp phần dẫn dắt thị trường trong việc thay đổi hành vi, nhận thức của người dân và từ đó đã hỗ trợ một phần giúp các cơ quan quản lý đẩy nhanh các chủ trương phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế đất nước. Các chương trình triển khai của Techcombank mang lại hiệu quả khi số lượng giao dịch tăng trưởng rất cao, được khách hàng hài lòng và phần xử lý vận hành/quản trị rủi ro cũng rất hiệu quả hơn nhiều ngân hàng khác như: Chương trình Zerofee 0 đồng Ebanking, chương trình Cashback 1% thẻ ATM Debit, các chương trình khuyến mại và thúc đẩy cho dịch vụ thanh toán thẻ cho ngân hàng điện tử khác…Bên cạnh đó, Techcombank cũng là Ngân hàng triển khai rất nhanh các dự án, chương trình thay đổi và nâng cấp hệ thống theo nguyên tắc tuân thủ quy định của NHNN như: Tiêu chuẩn chip nội địa cho thẻ ATM (chính thức từ ngày 7-11) cũng như đã hoàn thành xác nhận tiêu chuẩn Certify cho POS, ATM… nhanh hơn cả các ngân hàng đã triển khai thí điểm hệ thống trước đó. Nhờ vậy mà thị phần của Techcombank trên địa bàn thành phố Hà Nội chiếm tỷ trọng khá cao. Cụ thể như sau:
Bảng 2.5: Thị phần TTKDTM của Techcombank Chi nhánh Hai Bà Trưng so với một số NHTM khác trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: %
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
TECHCOMBANK CN HAI BÀ TRƯNG 9,8 11,2 13,5 VIETCOMBANK HÀ NỘI 13,5 14,25 15,64 VIETINBANK HÀ NỘI 9,15 10,28 11,34 AGRIBANK SỞ GIAO DỊCH 8,4 9,23 11,35 MBBANK HÀ NỘI 6,48 9,3 11,23 HDBANK HÀ NỘI 5,4 6,2 7,3 VPBANK HÀ NỘI 4,3 5,2 5,8
(Nguồn: Tổng hợp số liệu TTKDTM tại Techcombank, Vietinbank; Vietcombank và Agribank , HDBank, Mbbank, VPBank tại Hà Nội giai đoạn 2018 -2020)
Thị phần TTKDTM của Techcombank CN Hai Bà Trưng tăng dần và ổn định qua các năm từ 9,8% năm 2018 lên 11,2% năm 2019 và năm 2020 là 13,5%. Đây là kết quả đem lại không nhỏ từ chương trình Zero Fee dành cho khách hàng cá nhân được ra mắt vào tháng 9 năm 2016 và Zero Fee dành cho khách hàng doanh nghiệp được triển khai vào năm 2018, theo đó tất cả các giao dịch chuyển khoản của khách hàng được miễn phí 100% cả trong hệ thống Techcombank và ngoài hệ thống, giải pháp này mang đến cho Techcombank lợi thế đi đầu trong việc phát triển dịch vụ TTKDTM và nhiều lợi ích kèm theo từ kết quả chương trình này. Tuy nhiên, dẫn đầu thị phần về TTKDTM, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán thẻ và số lượng các điểm POS (trên 50 máy) là Vietcombank. Như vậy, trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các CN ngân hàng nói riêng và các ngân hàng nói chung trên địa bàn Thành phố như hiện nay, Techcombank CN Hai Bà Trưng đã không ngừng nâng cao chất lượng, tăng tính tiện ích trong các sản phẩm dịch vụ TTKDTM, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như máy móc để nâng thị phần TTKDTM thông qua các sản phẩm thanh toán, gắn liền với thực tiễn cuộc sống của người dân như thực hiện thu hộ học phí, viện phí; thanh toán vé tàu và vé máy bay, thu hộ tiền điện, tiền nước qua ngân hàng; triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử trên website của Tổng cục Thuế cho khách hàng doanh nghiệp tại tất cả các Thành phố/thành phố trong cả nước. Thực hiện liên kết phục vụ cho các tập đoàn lớn như Vin Group, Sun Group… để triển khai các
sản phẩm liên kết với các tổ chức đó.
2.2.1.2. Tỷ trọng doanh số TTKDTM/Tổng doanh số thanh toán
Với sứ mệnh dẫn dắt hành trình số hóa của ngành tài chính, tạo động lực cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức phát triển bền vững và bứt phá thành công, lấy khách hàng là trọng tâm, Techcombank đã ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Tập trung xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức kinh doanh, hệ thống quản trị ngân hàng đồng bộ - chuyên nghiệp - hiện đại - hiệu quả theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Chi nhánh Hai Bà Trưng thời gian qua không ngừng đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm ngân hàng hiện đại, các sản phẩm thanh toán không sử dụng tiền măt. Nhờ đó, rút ngắn thời gian giao dịch, giảm tải khối lượng công việc cho cán bộ, đồng thời sử dụng quỹ thời gian đó để tập trung vào việc bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác. Doanh số TTKDTM tại Techcombank chi nhánh Hai Bà Trưng hiện nay đã dần chiếm ưu thế hẳn so với phương thức thanh toán bằng tiền mặt.
Có thể thấy, doanh số thanh toán của khách hàng cá nhân tăng mạnh qua các năm. Trong đó thanh toán không dùng tiền mặt chiếm tỷ trọng cao, và có xu hướng tăng lên từ 75% năm 2018 đến năm 2019 đã đạt 77% và năm 2020 là 81%. Doanh số thanh toán không dùng tiền mặt năm 2018 đạt 21.975 tỷ đồng, đến năm 2019 doanh số tăng trưởng 24,32% và đạt 27.318 tỷ đồng. Năm 2020 doanh số thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao đạt 42,12% lên 38.826 tỷ đồng. Xu hướng của Techcombank chi nhánh Hai Bà Trưng không ngừng đẩy mạnh nâng cao chất lượng và số lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để có thể ngày càng gia tăng sức mạnh cạnh tranh trong thời buổi nền kinh tế hội nhập. Tuy nhiên, phần lớn dân cư vẫn tồn tại thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Chính vì vậy Techcombank chi nhánh Hai Bà Trưng tiếp tục áp dụng nhiều phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thuận tiện, đơn giản, cùng với những chương trình khuyến mại nhằm kích thích người dân sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại.
60
Bảng 2.6: Tình hình thanh toán tại Techcombank CN Hai Bà Trưng giai đoạn 2018-2020
ĐVT: tỷ đồng
Nội dung
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019
Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % Doanh số Tỷ trọng % +/- % +/- % Thanh toán bằng tiền mặt 7.325,0 25,00 8.160,17 23,00 9.107,46 19,00 835,17 11,40 947,29 11,61 TTKDTM 21.975,0 75,00 27.318,83 77,00 38.826,54 81,00 5.343,83 24,32 11.507,71 42,12 Tổng thanh toán 29.300,0 100 35.479,00 100,00 47.934,00 100,00 6.179,00 21,09 12.455,00 35,11
61
Thu TTKDTM Tổng thu dịch vụ
Năm 2018Năm 2019Năm 2020
13.79 21.99 19.7 28.63 29.32 38.18 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 2.2.1.3. Thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM
Thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM tính bằng thu nhập từ phí chuyển tiền, phí thường niên dịch vụ (áp dụng đối với thẻ và dịch vụ IBMB), phí cung ứng dịch vụ, các loại phí khác… sau khi đã loại trừ đi các chi phí sản xuất, chi phí phát hành marketing….
Biểu đồ 2.1: Thu nhập từ hoạt động TTKDTM tại Techcombank CN Hai Bà Trưng giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Techcombank chi nhánh Hai Bà Trưng)
- Năm 2018, thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM đạt 13,79 tỷ đồng.
- Năm 2019, thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM đạt 21.99 tỷ đồng. Tăng 59,4% so với năm 2018.
- Năm 2020, thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM đạt 28,63 tỷ đồng. Tăng 30% so với năm 2019.
Điều này cho thấy CN đã bám sát và đi đúng định hướng phát triển của Techcombank cùng với đó mở rộng hoạt động bán lẻ có hiệu quả tốt trong năm 2019, 2020 làm tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM tăng.
Qua bảng số liệu trên ta cũng thấy được tỷ trọng TTKDTM tại Techcombank chi nhánh Hai Bà Trưng cũng ngày càng tăng lên thể hiện qua biểu đồ sau:
Bảng 2.7: Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động TTKDTM/Tổng thu dịch vụ tại Techcombank CN Hai Bà Trưng giai đoạn 2018-2020
Đơn vị: tỷ đồng
Nội dung
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Doanh số Tỷ đồng Tỷ trọng % Doanh số tỷ đồng Tỷ trọng % Doanh số tỷ đồng Tỷ trọng % Thu dịch vụ 19,7 100,00 29,32 100,00 38,18 100,00 Thu từ TTKDTM 13,8 70,00 21,99 75,00 28,63 74,99
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Techcombank chi nhánh Hai Bà Trưng)
Do thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM tăng qua các năm từ 2018 -2020 nên tỷ trọng của nó trong tổng thu nhập ròng từ HĐTT tăng lên và ngày càng chiếm ưu thế. Điều này chứng tỏ các sản phẩm dịch vụ TTKDTM của chi nhánh Hai Bà Trưng ngày càng được khách hàng sử dụng nhiều hơn và đóng góp vào thu nhập của chi nhánh tăng lên hàng năm.
2.2.1.4. Số lượng phòng giao dịch, máy ATM, máy POS
Về số lượng phòng giao dịch: Tính đến tháng 12 năm 2020, CN có tổng 5phòng giao dịch trực thuộc là các phòng giao dịch: PGD Lò Đúc, PGD Chợ Mơ, PGD Bách Khoa, PGD Tràng An, PGD Lĩnh Nam. Tất cả các phòng giao dịch đều được đặt tại các vị trí địa lý thuận lợi nơi tập trung dân cư đông đúc hoặc các xínghiệp, doanh nghiệp, phân tán trải rộng trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Về Số lượng máy ATM, Techcombank CN Hai Bà Trưng năm 2018 chỉ với 14 máy được lắp đặt, chủ yếu trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Đến năm 2020, CN bổ sung thêm 04 máy ATM thế hệ mới có thể vừa nộp và rút tiền mặt nâng tổng số máy là 18 máy cho đến cuối năm 2020 với quỹ ATM hàng năm là khoảng 6,5 tỷ đổng.
Về số lượng máy POS, Techcombank CN Hai Bà Trưng đã tiếp tục mở rộng mới các điểm chấp nhận thẻ năm 2020 như tại các cửa hàng bán lẻ; các cửa hàng thời
trang, mỹ phẩm; siêu thị, điểm bán xăng dầu, các nhà hàng, khách sạn,… nâng số lượng máy từ 85 máy năm 2019 lên 125 máy vào cuối năm 2020. Sau khi lựa chọn những sản phẩm cần mua, thay vì dùng tiền mặt, khách hàng chỉ cần đưa thẻ (ATM hoặc thẻ tín dụng) để quét qua máy POS và ký xác nhận trên hóa đơn thanh toán. Thông qua hệ thống kết nối POS, ngân hàng sẽ tự động chuyển từ tài khoản của khách hàng cho đơn vị bán hàng. Thanh toán qua máy POS đang ngày càng được sử dụng phổ biến vì các tiện ích mà nó mang lại, đó là khách hàng không phải ra cây ATM để rút tiền mặt thanh toán hàng hóa nữa mà chỉ cần cà thẻ để thanh toán. Thanh toán qua máy POS mang lại sự nhanh chóng, an toàn, chính xác và thuận tiện. Tuy nhiên thực tế cho thấy nhu cầu lắp đặt máy POS của khách hàng là hộ kinh doanh cá thể rất lớn nhưng số lượng tiếp cận được của Techcombank Hai Bà Trưng không nhiều do phí quẹt thẻ của Techcombank cao hơn so với mặt bằng chung và yêu cầu doanh số quẹt thẻ lớn nên ít khách hàng có thể đáp ứng được những điều kiện của ngân hàng. Đây cũng là một trong những điểm cần cải thiện trong thời gian tới để nâng cao số lượng máy POS được lắp đặt cũng như tăng thị phần máy POS trên địa bàn.
2.2.1.5. Số lượng tài khoản thẻ và số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử
a. Số lượng tài khoản thẻ
Nhu cầu DVTT của xã hội ngày càng tăng lên, các sản phẩm thanh toán tiện ích của ngân hàng cũng ngày càng gia tăng mạnh mẽ, da dạng hình thức được cải tiến phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hơn, số lượng tài khoản thanh toán cũng tăng vọt qua các năm. Dù ảnh hưởng của Covid-19, doanh số thanh toán thẻ của Techcombank vẫn đạt tốc độ tăng trưởng chung về giao dịch thanh toán tại thị trường nội địa đạt mức 65% trong đó tăng trưởng về giao dịch thanh toán trực tuyến đạt 36%, cao gấp gần 5 lần so với mức tăng trưởng trung bình của thị trường.
Tại buổi lễ hội nghị trực tuyến khách hàng do Tổ chức thẻ Quốc tế Visa tổ chức, Techcombank vinh dự được Tổ chức thẻ Quốc tế Visa xứng tên ở 6 giải thưởng quan
trọng, đánh dấu sự thành công của mảng thanh toán qua thẻ. Cụ thể: (1) Dẫn đầu thị trường về doanh số thanh toán trực tuyến qua thẻ 2020; (2) Dẫn đầu về doanh số thanh toán qua thẻ ghi nợ 2020; (3) Dẫn đầu về doanh số thanh toán qua thẻ tín dụng 2020; (4) Dẫn đầu về tổng doanh số thanh toán qua thẻ chung 2020; (5) Dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán qua thẻ qua 2 năm 2020/2019; (6) Dẫn đầu về dịch vụ Visa token – doanh số thanh toán qua Samsung pay.
Trước đó, vào ngày 23/11/2020, Techcombank cũng là Ngân hàng được trao tặng danh hiệu “Ngân hàng tiêu biểu của năm (Outstanding Performance Bank), đồng thời được trao Giải thưởng “Ngân hàng dẫn đầu về dịch vụ chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7” và “Ngân hàng có tập khách hàng năng động nhất năm 2020” bởi Công ty Cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS). Kết quả trên là sự ghi nhận xứng đáng cho những nỗ lực vượt trội của Techcombank để mang lại các giá trị thiết thực, tiện ích cho khách hàng thông qua các nền tảng công nghệ mà ngân hàng đã kiên trì tạo dựng trong nhiều năm. Liên tiếp cho ra mắt thêm nhiều tính năng tiện ích về thẻ, dịch vụ thanh toán trên ứng dụng ngân hàng điện tử, Techcombank khẳng định vai trò và vị thế của ngân hàng tiên phong dẫn dắt quá trình số hóa tại thị trường tài chính Việt Nam dựa trên sự gia tăng trải nghiệm của khách hàng và tạo lập hệ thống sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt an toàn cho cộng đồng theo chủ trương của Chính phủ.
Đóng góp vào thành quả chung của Techcombank, Techcombank chi nhánh hai Bà Trưng cũng có sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng thẻ thanh toán như sau:
Số lượng thẻ Tốc độ tăng Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018 10000 5000 0 11354 15000 14760 20000 22144 30000 25000
Biểu đồ 2.2: Số lượng tài khoản thẻ
Đơn vị: số thẻ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác dịch vụ và phát triển sản phẩm của Techcombank CN Hai Bà Trưng giai đoạn 2018 -2020)
Số lượng tài khoản thanh toán tăng lên hàng năm từ 2018 đến 2020: Năm 2018, số lượng tài khoản thanh toán thẻ là 11.354 tài khoản. Năm 2019, số lượng tài khoản thanh toán thẻ là 14.7601 tài khoản, tăng 30% so với năm 2018.
Năm 2020, số lượng tài khoản thanh toán thẻ là 22.144 tài khoản, tăng 50% so với năm 2019. Năm 2020, với nhiều chính sách hỗ trợ của chính phủ trong việc thúc đẩy TTKDTM, các bộ như bộ tài chính, bộ công thương, bộ giao thông vận tải, bộ giáo dục và đào tạo nghiên cứu để đưa các sản phẩm công nghệ ngân hàng để thực hiện thanh toán các khoản phí, các khoản dịch vụ, do đó, trong năm 2019 và 2020, Techcombank CN Hai Bà Trưng đã tích cực liên hệ với các công ty, doanh nghiệp, các trường đại học, trên địa bàn để mở tài khoản, phát hành thẻ miễn phí cho cán bộ công nhân viên, sinh viên đồng thời phổ biến cho họ ích lợi của việc sử dụng thẻ ATM như chuyển khoản, in sao kê rút tiền mặt tại các cây ATM, thanh toán hóa đơn, thanh toán hàng hóa, thanh toán các chi phí thiết yếu như điện, nước tại các điểm chấp nhận thẻ - máy POS… Bên cạnh đó, CN còn miễn các loại phí liên