Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông đồng bộ và có hiệu quả trong việc phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và cách thức thanh toán tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp qua đó nâng cao khả năng tiếp cận các tiện ích của dịch vụ thanh toán cho cộng đồng, khuyến khích sử dụng các phương thức TTKDTM.
Hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển thanh toán điện tử, trong đó trước mắt tập trung vào việc hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị
định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, ban hành Thông tư hướng dẫn việc mở tài khoản thanh toán với định danh, xác thực khách hành bằng phương thức điện tử (eKYC)…
Triển khai biện pháp hành chính kết hợp với các biện pháp khuyến khích về lợi ích kinh tế, nhằm phát triển thanh toán điện tử, ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích thanh toán điện tử trong việc thu, nộp thuế; giao dịch TMĐT…
Nâng cấp, mở rộng Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công như thuế, điện nước, học phí và thanh toán bằng viện phí không dùng tiền mặt trong khám, chữa bệnh.
Chính phủ yêu cầu phải đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tới mọi lĩnh vực cụ thể như:
- Bộ Công Thương phải hoàn thành việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở bán lẻ hàng hóa, dịch vụ chấp nhận và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử; khuyến khích thanh toán điện tử trong thương mại điện tử.
- Bộ Tài chính có hướng dẫn cụ thể về cơ chế tài chính của các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp trong việc chi trả phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán đảm bảo áp dụng khả thi, thực hiện thống nhất.
- Bộ Y tế hoàn thành việc chỉ đạo, hướng dẫn các bệnh viện phối hợp với các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán để thu phí dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thành việc chỉ đạo, hướng dẫn các trường học phối hợp với các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán để thu phí dịch vụ giáo dục bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, xây dựng, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật kết nối, chia sẻ thông tin với tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán để thực hiện thu phí dịch vụ giáo dục bằng phương tiện thanh toán điện tử.
việc xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các hướng dẫn, tiêu chuẩn, lộ trình chuẩn hóa thông tin dữ liệu về người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, các chế độ an sinh xã hội để có thể kết nối chia sẻ thông tin với tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán thực hiện chi trả các chế độ an sinh xã hội, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua ngân hàng.
- Bộ Công an khẩn trương hoàn thành việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn, phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán điện tử, trung gian thanh toán; hoàn thiện việc chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông; áp dụng thống nhất việc định danh các khoản thu phạt vi phạm hành chính; kết nối chia sẻ thông tin thu phạt với Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các đơn vị có liên quan; ứng dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thu phạt vi phạm hành chính.
- Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương hoàn thành việc nghiên cứu, ban hành chính sách khuyến khích phát triển các loại thẻ đa dụng, đa năng, thẻ không tiếp xúc, thẻ phi vật lý để thu phí cầu đường, mua vé tàu, xe.
Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt trong bổi cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0. Hiện nay, các nhà mạng viễn thông cũng tham gia tích cực vào quá trình thanh toán thông qua nhiều hình thức. Một trong những xu hướng mới về phát triển dịch vụ thanh toán trên thiết bị di động nhưng lại là thách thức đối với các NHTM về phát triển TTKDTM đó là dịch vụ Mobile Money. Dịch vụ mới này cho phép, người dân được gửi tiền vào nhà mạng cho dù không có tài khoản tại NHTM, hoặc có thể dùng tiền trong tài khoản điện thoại của mình để gửi cho nhau, mua hàng hóa với giá trị nhỏ. Hiện nay, đã có 90 quốc gia trên thế giới phát triển nền tảng thanh toán qua điện thoại di động. Số lượng người sử dụng dịch vụ này là 900 triệu người dùng, chiếm 1/7 dân số thế giới. Tổng giá trị giao dịch mỗi ngày thông qua Mobile Money khoảng 1,3 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 20% mỗi năm, riêng châu Á tăng trưởng 31%. Tại một số nước, tỷ lệ người dân sử dụng Mobile Money trên 50%. Tại Việt Nam, Công ty Cổ phần dịch vụ Di động trực tuyến (M_Service) hoạt động chính trong lĩnh vực thanh toán trên di động dưới thương hiệu MoMo. Công ty đã được
NHNN cấp phép cung cấp dịch vụ ví và dịch vụ chuyển tiền, thu hộ/chi hộ… M_Service là đơn vị cung cấp dịch vụ ứng dụng Ví điện tử trên di động, dịch vụ chuyển tiền mặt tại điểm giao dịch và nền tảng thanh toán. MoMo là ứng dụng Ví điện tử trên điện thoại thông minh đã có mặt trên 2 hệ điều hành iOS và Android với hơn 10 triệu người dùng. Momo là nền tảng thanh toán di động, ví MoMo thúc đẩy nền kinh tế không tiền mặt và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm thanh toán một chạm với hơn hàng trăm tiện ích dịch vụ, bao gồm: Chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua vé máy bay, mua vé xe lửa, vé xem phim, thu - chi hộ, thương mại trên di động…
Xu hướng các ứng dụng xã hội tham gia vào quá trình thanh toán. Một mạng xã hội có nhiều người tham gia nhất là facebook, hiện nay có đến 2,3 tỷ tài khoản facebook. Trên trang cá nhân của mình, tỷ phú Mark Zuckerberg Nhà sáng lập facebook cho biết, facebook đang hợp tác cùng 27 tổ chức trên thế giới thiết lập Hiệp hội phi lợi nhuận Libra Association. Đơn vị này nghiên cứu cho ra đời một đồng tiền ảo có tên Libra.
Theo Mark Zuckerberg nhà sáng lập Facebook, vai trò của Libra là tạo ra một cơ sở hạ tầng tài chính toàn cầu để phục vụ cho hàng tỷ người trên toàn thế giới. Libra sẽ hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ Blockchain. Đồng tiền này dự kiến được đưa ra thị trường vào năm 2020. Đồng tiền ảo của facebook được phát triển nhằm giúp thúc đẩy việc TTKDTM, bên cạnh đó, người sở hữu Libra sẽ không phải mất chi phí cho việc chuyển tiền.
Tiếp tục rà soát, nghiên cứu khung pháp lý để thừa nhận sự tồn tại và phát triển đồng tiền kỹ thuật số. Tiền kỹ thuật số rất tiện lợi trong thanh toán điện tử. Cần có hành lang pháp lý chặt chẽ, xử lý các rủi ro giao dịch. Đó là: Cơ chế giao dịch giữa NHTM với các tổ chức cung ứng dịch vụ; Cơ chế giao dịch giữa tổ chức cung ứng dịch vụ với nhau; Cơ chế giao dịch nhà mạng - nơi khách hàng có tài khoản ví tiền điện tử; Cơ chế giao dịch giữa các khách hàng (chủ tài khoản ví điện tử); Cơ chế giao dịch giữa các nhà mạng với nhau.