Đối với Chính phủ và NHNN

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các Ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 75 - 77)

Chính phủ cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu, phát triển thị trường, tăng sức mua, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa.Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, nhất là các khoản giãn, hoãn, miễn, giảm thuế và các chính sách hỗ trợ tín dụng.

Tăng cường tận dụng cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do (CPTPP, EVFTA…), đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm nhập siêu. Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, theo dõi sát tình hình hoạt động của doanh

nghiệp, các dự án lớn để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh phát triển dịch vụ, nhất là những ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ, logistics, du lịch, công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng;

Thúc đẩy tiêu dùng trong nước; mở rộng mạng lưới tiêu thụ và phân phối sản phẩm, giảm bớt các khâu trung gian.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các nguồn vốn đầu tư; khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội dưới các hình thức hợp tác công tư (PPP) phù hợp.

Cần tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, xử lý triệt để các ngân hàng yếu kém để chặn đứng cuộc đua lãi suất, tạo tiền đề cho giảm lãi suất một cách lâu dài. Đồng thời, Việt Nam cần phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ các tập đoàn tư nhân lớn, có sức cạnh tranh mạnh

Các chính sách của Chính phủ cần cải cách liên quan đến nhiều vấn đề, như: cải thiện môi trường đầu tư, đầu tư cơ sở hạ tầng và thúc đẩy kết nối; thích ứng với biến đổi khí hậu; đào tạo và duy trì nguồn nhân lực chất lượng có tay nghề cao.

Điều hành chính sách lãi suất của NHNN cần phải phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ; giám sát chặt chẽ việc thực thi giảm lãi suất của TCTD theo chỉ đạo của NHNN và chủ trương của Chính phủ trong việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.

Trong điều kiện dịch Covid 19 đang ở thời kỳ cao trào, NHNN cần phải có sự kết hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa hai chính sáchtài khóa và CSTT để tăng cường hiệu quả thực thi của từng chính sách.Thiết lập mối quan hệ thường xuyên, liên tục trong quá trình hoạch định và thực thi CSTT và chính sách tài khóa giữa Bộ Tài chính và NHNN.

Các NHTM cần tối ưu hóa chênh lệch giữa mức lãi suất huy động vốn và cho vay khách hàng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng, giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng trung thành với sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Nghiên cứu phân tích điều chỉnh lãi suất linh hoạt theo từng giai đoạn, từng kỳ hạn, căn cứ tuân thủ mục tiêu định hướng phát triển của từng ngân hàng.

Các NHTM cần đẩy mạnh thực hiện các nghiệp vụ tái chiết khấu, tái cấp vốn với NHNN thường xuyên và giảm tỷ trọng vốn ngắn hạn trong nguồn vốn từ nghiệp vụ này, Điều này sẽ giúp cho việc giảm lãi suất điều hành có tác động lớn lên mặt bằng lãi suất cho vay, việc linh hoạt điều chỉnh giảm lãi suất sẽ hạ nhiệt cơn khát vốn của doanh nghiệp và các thành phần kinh tế, gỡ nút thắt giúp các ngân hàng tăng trưởng tốt hơn.

Đẩy mạnh phát triển thị trường liên ngân hàng, tạo kênh truyền tải tác động của chính sách lãi suất. Thị trường liên ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải các tác động chính sách tiền tệ đến nền kinh tế, được xem là cơ sở hạ tầng cho luân chuyển tiền tệ. Điều này tạo một hành lang pháp lý thống nhất và cơ bản, giúp NHNN điều hành CSTT và triển khai thực hiện các chính sách vĩ mô có tính ổn định và dài hạn.

Các biện pháp hỗ trợ thanh khoản ngắn và trung hạn có thể cần được sử dụng linh hoạt. Mặc dù thanh khoản hệ thống đang ở trạng thái tương đối dồi dào, rủi ro từ áp lực tỷ giá tác động đáng kể là kịch bản cần được tính đến. Trong ngắn hạn, hoạt động thị trường mở sẽ được linh hoạt sử dụng khi lãi suất OMO đã được giảm xuống chỉ còn 3.5%. Trong trung và dài hạn, các biện pháp như sử dụng công cụ tái cấp vốn và tái chiết khấu, hoãn việc thực hiện quy định giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các Ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 75 - 77)