Nhân tố Số quan sát Giá trị trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất PRICE 216 19,718 4,6 90,2 ROE 216 0,027 -0,0304 0,0827 EPS 216 1523,4 -566 5275 BVPS 216 14182,5 10527 23121 SIZE 216 19,546 17,275 21,122 CPI 216 0,256 -0,44 1,4 GDP 216 0,064 0,0506 0,0746 IR 216 10,233 9,6 11
Nguồn: Tính tốn của tác giả
Để có cái nhìn trực quan đối với diễn biến giá cổ phiếu NHTM Việt Nam giai đoạn 2014-2019 (dữ liệu theo quý), nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích biểu đồ giá cỏ 9 cổ phiếu ngân hàng phân theo 02 nhóm. Nhóm thứ 1 là nhóm cổ phiếu niêm yết có vốn hóa thị trường lớn và có sở hữu nhà nước bao gồm BID, CTG và GTG , nhóm thứ 2 là 6 ngân hàng thương mại còn lại (MBB, STB, ACB, NVB, SHB và EIB). Dưới đây là kết quả phân tích diễn biến giá cổ phiếu ngân hàng:
Hình 4.1. Biến động giá cổ phiếu BID, CTG và VCB giai đoạn 2014-2019
Có thể thấy giá cổ phiếu của nhóm ngân hàng BIDV, Vietcombank, Vietinbank giai đoạn 2014-2019 có nhiều biến động. Giá cổ phiếu BID dao động từ 12,7 – 25,5 nghìn đồng/CP từ quý 1/2014-quý 4/2017, tăng vọt lên đạt 44 nghìn đồng/CP vào quý 1/2018, kể từ đó giá có xu hướng sụt giảm mạnh, kết thúc quý 2/2019 giá cịn 31,7 nghìn đồng/CP. Q 4/2019 giá tăng vọt đạt đỉnh kể từ năm
2014 với giá 46,5 nghìn/CP. Đối với CTG, giá cổ phiếu biến động từ 14,4 -24,2 nghìn đồng/CP giai đoạn 2014-2017. Quý 1/2018 giá tăng mạnh đạt đỉnh với mức giá 34,6 nghìn đồng/CP, kể từ đó giá liên tục lao dốc chỉ cịn 20,9 nghìn đồng/CP mức tương đương tiệm cận với giá tại thời điểm Quý 2/2017. Trong khi đó, giá cổ phiếu VCB tăng mạnh từ Quý 1/2014 đến quý 2/2015 tăng từ 30,8 nghìn đồng/CP đến 48,8 nghìn đồng/CP. Sau đó cổ phiếu này có xu hướng sụt giảm mạnh và tăng trở lại vào q 2/2016 với mức 47,3 nghìn đồng/CP. Từ đó giá liên tục điều chỉnh giảm, đến quý 1/2018, giá VCB lại tăng vọt đạt 70,5 nghìn đồng/CP, giá điều chỉnh giảm cho đến hết năm. Từ đầu năm 2019, giá cổ phiếu bắt đầu tăng mạnh trở lại, đạt mốc lịch sử kể từ năm 2014 với mức giá 90,2 nghìn đồng/CP tăng gấp 3 lần so với quý 1/2014. Như vậy trong 3 cổ phiếu thì VCB hiện nay có giá thị trường cao nhất, tiếp đến là BID và cuối cùng là CTG. Trong đó cổ phiếu CTG đang có xu hướng lao dốc mạnh.
Hình 4.2. Biến động giá 6 cổ phiếu MBB, STB, ACB, NVB, SHB và EIB giai đoạn 2014-2019
Đối với nhóm 2 bao gồm 6 ngân hàng thương mại còn lại (MBB, STB, ACB, NVB, SHB và EIB), giá cổ phiếu cũng có nhiều biến động tương tự nhóm 1. Tuy nhiên giá thị trường của nhóm 2 lại thấp hơn nhóm 1 rất nhiều, có đến 02 cổ phiếu giá dưới mệnh giá phát hành là ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) và ngân hàng TMCP Quốc Dân (NVB). Có 4/6 cổ phiếu có xu hướng điều chỉnh giảm bao gồm Sacombank (STB), ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) và SHB. SHB là cổ phiếu đang dưới mệnh giá có xu hướng giảm sâu, xu hướng biến động giá cổ phiếu này theo hình chữ Z dích dắc, STB đang có xu hướng giảm tiệm cận mệnh giá phát hành cổ phiếu. Giá cổ phiếu ACB đạt định vào quý 1/2018 sau nhiều năm với giá 46,7 nghìn đồng/CP, kể từ đó tuột dốc khơng phanh chỉ cịn 22,8 nghìn đồng/CP. Cổ phiếu NHTMCP Xuất nhập khẩu (EIB) và NVB có xu hướng điều chỉnh tăng mạnh. EIB là cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ nhất kể từ khi giá lao dốc dưới mệnh giá và quý 4/2016.
Trong bối cảnh căng thẳng của chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và gần đây là đại dịch Covid -19 gây ảnh hưởng khiến nguồn vốn tháo chạy ra khỏi thị trường mới nổi và thị trường cận biên trong năm 2018 và tiếp tục trong năm 2019, do lo ngại về sự suy giảm của nền kinh tế toàn cầu.Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, mặc dù kinh tế vĩ mô vẫn tốt, với mức tăng trưởng GDP 2019 là 7,02% và lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 4%, nhưng cuộc chiến thương mại đã tác động đến tâm lý nhà đầu tư và rủi ro leo thang của cuộc chiến tạo ra một cái bóng bao trùm lên thị trường chứng khốn. Vì vậy, một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hoặc các tiến triển tích cực trong các cuộc đàm phán chiến tranh thương mại sẽ cải thiện tâm lý nhà đầu tư và là nhân tố hỗ trợ định giá của thị trường chứng khoán. Ngành ngân hàng là một cấu phần lớn của TTCK, các cổ phiếu ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ sự hạ nhiệt của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Mặt khác, việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ vị thế hiện tại là thị trường cận biên lên thị trường mới nổi vẫn cịn cần ít nhất hai năm nữa, Việt Nam hồn tồn có tiềm năng được đưa vào danh sách rút gọn trong vòng một năm nữa. Và việc nâng hạng lên thị trường mới nổi sẽ giúp Việt Nam nhận được nhiều sự chú ý hơn từ các nhà đầu tư nước ngồi. Do đó sẽ thu hút thêm dịng vốn vào thị trường chứng khốn.
Nhiều chun gia kỳ vọng mức giá của thị trường sẽ tăng lên từ mức hiện tại. Ngoài ra, việc lọt vào danh sách rút gọn để nâng hạng lên thị trường mới nổi sẽ là nhân tố tăng giá cho toàn bộ thị trường và cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ tăng giá tốt hơn khi thị trường được định giá lại, nhờ triển vọng tăng trưởng ổn định và định giá hiện tại khá hấp dẫn.Một điểm đáng lưu ý, theo báo cáo từ ngân hàng nhà nước mới đây, trong năm 2019, nợ xấu ở nhiều ngân hàng bắt đầu tăng lên. Giải thích nguyên nhân cho việc này là do nợ xấu mới hình thành từ việc các ngân hàng mở rộng cho vay bán lẻ, chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp nhỏ và vừa với rủi ro cao hơn. Điều này khiến nợ xấu tăng cho các ngân hàng. Ngoài ra, trong trường hợp lãi suất tăng, có thể thúc đẩy nợ xấu cao hơn dự kiến.
Theo nhận định từ các công ty chứng khốn trong và ngồi nước cho rằng, với kỳ vọng kinh tế trong nước tiếp tục duy trì sự ổn định trong năm nay thì ít nhất từ 12 – 18 tháng tới nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn được đánh giá tích cực. Bên cạnh đó, nhiều chun gia cũng cho rằng, nhân tố ảnh hưởng đến sự kỳ vọng của nhà đầu tư nhiều nhất chính là lợi nhuận năm 2020 có thể ít có sự đột phá như hai năm vừa qua, vì vậy chất xúc tác tạo sự hưng phấn cũng sẽ hạ nhiệt hơn. Tuy nhiên, với một mặt bằng giá cổ phiếu hiện tại thì nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn có sức hấp dẫn lớn và là một trong những tâm điểm của giới đầu tư.
4.1.2. Ước lượng các mơ hình hồi quy dữ liệu bảng (Panels Data)
Bảng 4.4 cho thấy những nhìn nhận ban đầu về vai trị của các nhân tố kế tốn và chính sách kinh tế vĩ mô với giá cổ phiếu của 9 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2014-2019. Kết quả hồi quy cho thấy ROE không ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong các mơ hình Pooled, RE, FEM trong các mơ hình riêng lẻ. Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) và giá trị sổ sách của cổ phiếu, quy mô tài sản tác động tích cực đến giá cổ phiếu ngân hàng. Đối với nhân tố kinh tế vĩ mơ, GDP có mối quan hệ thuận chiều với giá thị trưởng của 09 cổ phiếu. Trong khi lãi suất của hệ thống ngân hàng càng tăng thì giá cổ phiếu ngân hàng có xu hướng giảm dần theo thời gian. Kết quả trên đã phản ánh khái quát vai trị của các nhân tố kế tốn và chính sách kinh tế vĩ mô đến giá cổ phiếu của 09 ngân hàng niêm yết trên TTCK Việt Nam, tuy nhiên để đánh giá cụ thể hơn thì cần thực hiện các kiểm định để xem xét
mơ hình có khuyết tật hay khơng, nếu có khuyết tật thì cần kiểm định lại các giả thuyết nghiên cứu trong mơ hình kinh tế lượng hiệu quả hơn.
Bảng 4.4. Ước lượng các mơ hình hồi quy theo phương pháp Pooled, FEM, REM
Nhân tố
Giá cổ phiếu ngân hàng
(1) (2) (3)
Pooled FE RE Pooled FE RE Pooled FE RE
ROE 39,33 39,71 39,62 41,15 40,67 40,77 [0,62] [0,98] [0,99] [0,65] [0,97] [0,98] EPS 0,00427*** 0,00286*** 0,00287*** 0,00435*** 0,00293*** 0,00297*** [3,22] [3,31] [3,35] [3,28] [3,27] [3,34] BVPS 0,00169*** 0,00184*** 0,00183*** 0,00171*** 0,00178*** 0,00179*** [3,74] [5,46] [5,47] [3,79] [5,15] [5,24] SIZE 1,904* -1,63 -0,734 2,046** 3,805** 3,646** [1,96] [-0,76] [-0,38] [2,11] [2,20] [2,25] CPI -0,796 -0,414 -0,479 0,303 0,303 0,303 [-0,58] [-0,49] [-0,57] [0,15] [0,29] [0,29] GDP 120,3 224,7*** 207,2*** 451,9*** 451,9*** 451,9*** [1,27] [3,25] [3,11] [3,28] [6,46] [6,46] IR -1,568 -2,327** -2,169* -2,199 -2,199 -2,199 [-0,86] [-2,00] [-1,90] [-0,81] [-1,60] [-1,60] Hệ số -40,46 29,56 11,81 -52,26*** -85,52*** -82,54*** 13,31 13,31 13,31
chặn
[-1,45] [0,68] [0,30] [-3,15] [-2,66] [-2,74] [0,41] [0,81] [0,79]
N 216 216 216 216 216 216 216 216 216
R-sq 0,592 0,525 0,583 0,479 0,071 0,234
*, **, *** lần lượt là các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%.
4.1.3. Kiểm định tăng cường
Nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật thống kê kiểm định các ước lượng phương trình phù hợp nhất với các tập hợp kết quả quan sát của biến phụ thuộc và biến độc lập mơ hình ảnh hưởng của các nhân tố kế tốn và vĩ mơ đến giá trị thị trường của cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên TTCK Việt Nam.
4.1.3.1.Phân tích tương quan
Nghiên cứu tiến hành phân tích tương quan nhằm phát hiện tự tương quan, nhận diện được khuyết tật đa chiều tác động của các biến độc lập đến mơ hình hồi quy (Gujarati, 2004). Kết quả bảng 4.2 cho thấy giá trị của hệ số tương quan hầu hết các biến đều lớn hơn 0,05, do đó có thể kết luận có hiện tượng tự tương quan giữa các biến xảy ra trong mơ hình nghiên cứu.