Các công trình nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các Ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 32 - 37)

2.3.1.1. Ảnh hưởng của lợi nhuận (EPS) và giá trị sổ sách (BVPS) đến giá cổ phiếu

Ball và Brown (1968) xây dựng lập luận rằng nếu một công ty có lợi nhuận thặng dư thì NĐT có thể kiếm được lợi nhuận bất thường. Thông qua phương pháp định lượng phân tích mô hình hồi quy OLS, kết quả nghiên cứu khẳng định mối quan hệ của lợi nhuận và giá cổ phiếu, và thông tin kế toán là một thông tin hữu ích giúp xác định giá cổ phiếu.

Giáo sư James Ohlson (1995) được xem là người tiên phong trong việc xây dựng cơ sở lý thuyết để giải thích cho mối quan hệ giữa các thông tin kế toán cụ thể là hai biến EPS và BVPS và giá cổ phiếu. Mô hình Ohlson (1995) được phát triển trên cơ sở mô hình lợi nhuận thặng dư (Residual income model – RIM) do Preinreich (1938) đề xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy DN tạo ra được giá trị cho cổ đông khi ROE lớn hơn lợi suất yêu cầu khi đầu tư vào cổ phiếu của công ty đó (hay còn gọi là lợi nhuận thặng dư dương), giá cổ phiếu sẽ lớn hơn giá trị sổ sách của nó. Ngược lại, nếu lợi nhuận thặng dư âm thì giá cổ phiếu sẽ nhỏ hơn giá trị sổ sách của doanh nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu của Ohlson cho thấy cả hai biến EPS và BVPS đều trực tiếp ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, từ đó đưa ra một nền tảng lý thuyết vững chắc cho các công trình nghiên cứu có liên quan sau này.

Tiếp đó có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhằm tìm ra và đo lường mối quan hệ giữa thông tin kế toán đến giá cổ phiếu như Lev, Ohlson (1982) và Walker (1997). Tuy nhiên các nghiên cứu trong thời gian này thường sử dụng các chỉ số tập trung vào lợi nhuận để đánh giá mà không tìm hiểu đến thông tin kế toán khác để giải thích cho sự biến động về giá cổ phiếu.

Collins, Maydew và Weiss (1997) nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của thông tin về lợi nhuận và giá trị sổ sách đến giá cổ phiếu của các CTNY trên thị trường chứng khoán Mỹ trong giai đoạn 40 năm từ 1953 – 1993. Sử dụng mô hình lợi nhuận ròng như là cơ sở lý thuyết của họ, các học giả đã ước tính một mô hình hồi quy liên kết giữa giá trị cổ phiếu với thông tin lợi nhuận và gía trị sổ sách của vốn

chủ sở hữu. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ giải thích chung của mô hình là 54% và không suy giảm theo thời gian. Tuy nhiên, tính thuyết phục của các khoản lợi nhuận có xu hướng giảm theo thời gian và đang được thay thế bởi giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. Kết quả nghiên cứu này được ủng hộ bởi các nghiên cứu sau đó của Hand và Landsman (2005) cũng được thực hiện trên thị trường chứng khoán Mỹ trong giai đoạn 1984 – 1995 và Glezakos và cộng sự (2012) trên thị trường chứng khoán Hy Lạp trong giai đoạn 1996 -2008.

King và Langli (1998) đã kế thừa mô hình Ohlson (1995) để nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá của các cổ phiếu ở ba nước có hệ thống kế toán khác nhau, đó là Anh, Đức và Na Uy, trong giai đoạn từ năm 1982 đến năm 1996. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ giải thích của thông tin kế toán cho sự thay đổi giá của các cổ phiếu tại ba thị trường chứng khoán này lần lượt là 70%, 40% và 60%. Mức độ giải thích của lợi nhuận và giá trị sổ sách cũng có sự khác biệt theo thời gian và giữa các quốc gia. Cụ thể là, giá trị sổ sách giữ vai trò lớn hơn lợi nhuận trong việc giải thích cho sự thay đổi giá của các cổ phiếu niêm yết trên TTCK Đức và Na Uy, nhưng lợi nhuận lại giữ vai trò lớn hơn giá trị sổ sách trên thị trường chứng khoán Anh.

Chandra và Ro (2008) nhận định rằng thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu (BVPS) tác động thúc đẩy gia tăng giá cổ phiếu, trong khi Jenkings, Kane và Velury (2009) đã chứng minh rằng những kỳ vọng kinh doanh trong tương lai sẽ thúc đẩy kỳ vọng thu nhập cao.

Agostino, Drago và Silipo (2011) kết luận rằng ảnh hưởng rất lớn của giá trị EPS, giá trị sổ sách, cổ tức và dòng tiền hoạt động đến giá cổ phiếu. Yu và Huang (2005) xem xét rằng các dữ liệu tài chính có thể ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu. Nó chứng minh thông tin tài chính quan trọng có mối tương quan đáng kể với giá cổ phiếu và các công cụ ra quyết định phù hợp và chính xác cho các NĐT.

Glezakos, Mylonakis và Kafouros (2012) đã nghiên cứu ảnh hưởng của lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách đến giá cổ phiếu niêm yết. Kết quả nghiên cứu đánh giá EPS và giá trị sổ sách ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu.

Asif và cộng sự (2016) kiểm tra mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu bằng nghiên cứu xây dựng mô hình bao gồm các chỉ số thông tin kế toán (thu nhập trên mỗi cổ phiếu, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, vốn sử dụng cho mỗi cổ phiếu và hoạt động lưu chuyển tiền tệ của các DN) và giá cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng các chỉ tiêu thông tin kế toán có ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu. Nghiên cứu này tìm thấy kết quả phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm.

Tóm lại, các nghiên cứu trên chỉ ra rằng, ngoài thông tin lợi nhuận thì thông tin giá trị sổ sách trên vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến giá cổ phiếu và mô hình Ohlson (1995) được xem như khung lý thuyết nền tảng trong việc nghiên cứu mối quan hệ nói trên.

2.3.1.2. Ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời đến giá cổ phiếu

Tỷ suất sinh lời tác động cùng chiều đến giá cổ phiếu

Graham và King (2000) kế thừa mô hình Ohlson (1995) để đo lường ảnh hưởng của các thông tin kế toán DN và sự khác biệt trong hệ thống kế toán liên quan trực tiếp đến BCTC, đến giá của các cổ phiếu ở 6 quốc gia, bao gồm: Hàn Quốc, Thái Lan, Maylaysia, Philippines, Indonesia và Đài Loan trong giai đoạn 1987- 1996. Kết quả phân tích nghiên cứu cho rằng mức độ giải thích của các thông tin kế toán (EPS, ROE, BVPS) tác động tích cực đến giá cổ phiếu của mỗi quốc gia. Chen và cộng sự (2001) đã ứng dụng mô hình nghiên cứu Ohlson (1995) cho các cổ phiếu trên TTCK Trung Quốc trong giai đoạn 1991 – 1998. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ suất sinh lời (ROA, ROE) và giá trị sổ sách là các biến số có mối tương quan thuận với sự thay đổi giá của các cổ phiếu. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu này còn cho thấy mối liên hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu chặt chẽ hơn đối với các công ty nhỏ và các thông tin kế toán có vai trò lớn hơn trong việc giải thích biến động giá cổ phiếu đối với những cổ phiếu có tính thanh khoản cao.

Khan và cộng sự (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của các thông tin kế toán như lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu , cổ tức trên mỗi phiếu, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế đến giá cổ phiếu của 55 công ty trên sàn KSE trong giai đoạn 2001 – 2010. Kết quả cho thấy các biến thông tin kế toán: lợi nhuận trên mỗi

cổ phiếu , cổ tức trên mỗi phiếu, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế tác động tích cực đến giá cổ phiếu.

Glezakos và cộng sự (2012) cho rằng các nghiên cứu thực nghiệm quá khứ chỉ ra các thông số kế toán nhất định ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở các quốc gia khác nhua. Hơn nữa, hiệu ứng này trở nên mạnh hơn theo thời gian. Nghiên cứu đánh giá vai trò của thu nhập và giá trị sổ sách đối với giá 38 cổ phiếu niêm yết tại TTCK Athens trong giai đoạn 1996-2008. Bằng chứng kết quả cho thấy vai trò quan trọng của các nhân tố thông tin kế toán trong việc dự báo giá cổ phiếu tăng theo thời gian. Tuy nhiên, tác động của thu nhập thấp hơn so với giá trị sổ sách tới giá trị thị trường của cổ phiếu.

Sharif và cộng sự (2015) nghiên cứu đã thu thập dữ liệu của 41 CTNY trên TTCK Bahrain trong giai đoạn 2006-2010. Tác giả nghiên cứu tám biến thông tin kế toán: lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS), thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS), tỷ suất cổ tức (DY), tỷ lệ giá trên thu thập mỗi cổ phiếu (P/E), nợ trên tài sản (DA)và quy mô doanh nghiệp (SIZE) để tìm hiểu tác động của chúng đối với giá cổ phiếu trên TTCK Bahrain. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các biến ROE, BVPS, DPS, DY, P/E, SIZE ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu trên thị trường Bahrain với R2

cao (0,80). Điều này cho thấy rằng nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư tối ưu và được đảm bảo lợi nhuận nếu họ xem xét các nhân tố ảnh hưởng này.

Tỷ suất sinh lời tác động tiêu cực đến giá cổ phiếu

Kanwal (2012) nghiên cứ ảnh hưởng của chính sách chi trả cổ tức lên giá cổ phiếu của các công ty công nghiệp hóa chất và dược phẩm ở Pakistan với mẫu nghiên cứu là 29 công ty niêm yết trên sàn KSE trong thời gian từ năm 2001 đến năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cổ tức bằng cổ phiếu, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu và lợi nhuận sau thuế có một mối quan hệ tích cực và đáng kể đến sự biến đổi trong giá cổ phiếu của ngành hóa chất và dược phẩm của Pakistan trong khi lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có mối quan hệ tiêu cực với giá cổ phiếu. Với dữ liệu của 2.164 công ty trong nghiên cứu này đã tập trung vào việc đánh giá giá trị cổ phiếu, Menaje (2012) phát hiện ROA mối quan hệ nghịch biến với giá cổ phiếu.

Với hai nhóm ý kiến trên, tác giả nhận thấy rằng chỉ tiêu ROE là thước đo quan trọng để NĐT đánh giá việc công ty có sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông công ty hay không, hay nói cách khác công ty có sử dụng cân đối hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để phát huy lợi thế cạnh tranh của mình trong huy động vốn, mở rộng quy mô. Vì vậy, tác giả kết luận rằng ROE là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá năng lực khả năng cạnh tranh của công ty, còn mối quan hệ giữa ROE với giá cổ phiếu là cùng chiều hay ngược chiểu là vấn đề cần được giải quyết trong nghiên cứu này.

Nhìn lại, trên thế giới đã có khá nhiều học giả nghiên cứu về mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu. Từ những nghiên cứu đầu tiên chỉ tìm hiểu một nhân tố tác động lớn đến giá cổ phiếu đó là thông tin lợi nhuận, đến những nghiên cứu sau đó mở rộng bổ sung thêm nhân tố giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. Các nghiên cứu trong thời gian này chỉ ra rằng lợi nhuận và giá trị sổ sách trên vốn chủ sở hữu có tác động tích cực lên giá cổ phiếu song nếu nghiên cứu trong thời gian dài thì tác động của chỉ tiêu giá trị sổ sách trên vốn chủ sở hữu lê giá cổ phiếu có xu hướng thay thế tác động của thông tin lợi nhuận một cách rõ ràng hơn. Tiếp sau đó, các nhà nghiên cứu tiếp tục bổ sung thêm nhiều thông tin kế toán mở rộng hơn trong đó có tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu để nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu

2.3.1.3. Ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô đến giá cổ phiếu

TTCK là một chủ thể chịu tác động của nhiều nhân tố, bao gồm các nhân tố kinh tế vĩ mô và vi mô. Stephen A. Ross (1976) đã phát triển Lý thuyết kinh doanh chênh lệch giá (APT – Arbitrage Pricing Theory) để giải thích tỉ suất sinh lợi của chứng khoán trên thị trường. Lý thuyết APT cho rằng tỉ suất sinh lời kỳ vọng của chứng khoán được xác định bằng phương trình k nhân tố: Các nhân tố trong mô hình APT có thể là các nhân tố kinh tế vĩ mô hoặc các nhân tố kinh tế vi mô. Nhiều nhà khoa học đã chứng minh bằng thực nghiệm tác động của các nhân tố vĩ mô như sản lượng công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, cung tiền, GDP, tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát, rủi ro chính trị, giá dầu, khu vực mậu dịch, và các chỉ số chứng khoán thị trường khu vực… đến TTCK như Merton (1973); Nelson (1976), Jaffe và

M&elker (1976), Fama và Schwert (1977) Ross (1976); Chen, Roll vàRoss (1986); Jorion (1991); Ferson & Harvey (1994); Mukherjee và Naka (1995); Humpe và Macmillan (2007). Các nhà đầu tư có xu hướng bán chứng khoán, cung tăng làm cho giá có xu hướng giảm.Trong thời kỳ quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, giá cổ phiếu thông thường ít bị tác động bởi các nhân tố vĩ mô, đặc biệt là các cú sốc kinh tế hay khủng hoảng. Do đó, giá cổ phiếu trong những giai đoạn tăng trưởng cao của nền kinh tế thường ít dao động hơn. Các nghiên cứu của Chiwon (2000), Jefferis và Okeahalam (2000) và Pryymachenko (2003) đã chứng minh GDP là một biến giải thích quan trọng trong tương quan với sự dao động của giá cổ phiếu.

Tình trạng này kết hợp với thực tế bất đối xứng thông tin tại những thị trường chứng khoán non trẻ càng làm thay đổi nhanh chóng lượng cung cầu của các loại cổ phiếu trên thị trường. Lý thuyết hiệu ứng Fisher (1930) từng đề xuất về mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa lạm phát quốc gia và dao động giá cổ phiếu. Các nghiên cứu thực nghiệm sau đó của Gultekin (1983), Barnes và cộng sự (1999), Siele (2009) hay của Waweru (2013) cũng đã chứng minh mối liên hệ này.

Theo Thorbecke (1997) và Smal & Jager (2001) cho rằng khi lãi suất trên thị trường của một quốc gia giảm xuống sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền vào quốc gia đó. Nghiên cứu của Patelis (1997) cũng đã cho thấy lãi suất là một nhân tố quyết định đến biến động giá cổ phiếu trong một quãng thời gian khảo sát dài. Lãi suất tăng có thể ảnh hưởng đến các công ty chứng khoán kinh doanh chủ yếu dựa trên nguồn vốn vay, khi mức chi phí vốn gia tăng sẽ làm sụt giảm thu nhập, cổ tức và giá cổ phiếu. Jefferis và Okeahalam (2000), Siele (2009) cũng đã khẳng định mối tương quan âm giữa lãi suất và dao động giá chứng khoán.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các Ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)