Phân tích vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các Ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 68 - 71)

Trái ngược với nghi ngờ của nhiều người khi cho rằng thông tin kế toán của các doanh nghiệp không có tính hữu ích gì đối với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm có giá trị để khẳng định các biến số về thông tin kế toán khi được công bố có những ảnh hưởng nhất định đến sự biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Đối với một thị trường chứng khoán mới nổi như Việt Nam, giả thuyết thị trường hiệu quả rất khó thỏa mãn, vì vậy, việc vận dụng mô hình Ohlson (1995) kết hợp với phương pháp điều chỉnh giá của Aboody (2002) là cần thiết để đưa ra cơ sở lý thuyết vững chắc đo lường sự ảnh hưởng này. Ngoài ra, kết quả phân tích hồi quy thu được từ nghiên cứu này còn chỉ ra rằng thông tin kế toán được phản ánh vào giá cổ phiếu với một độ trễ nhất định.

Thông tin kế toán về EPS và BVPS có tác động tích cực đến giá cổ phiếu. Khi thông tin kế toán có chiều hướng tốt, thu nhập kế toán nhận được trên giá trị sổ sách kế toán tăng thúc đẩy giá của cổ phiếu tăng. Trên thực tế, khi các công ty có tỷ số EPS/BV cao là các công ty có định hướng đầu tư tốt, năng lực kinh doanh mạnh, hiệu quả tài chính cao, triển vọng tăng trưởng tốt, phát triển bền vững, do đó dòng tiền trong tương lai đem lại cho nhà đầu tư ổn định dẫn đến tăng niềm tin của cổ đông và kéo theo giá cổ phiếu tăng. Như vậy, có thể thấy rằng, thông tin kế toán của

các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam có vai trò quan trọng đối với sự thay đổi trong giá cổ phiếu. Điều này, hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả Collins, Maydew và Weiss (1997), Hirschey và các cộng sự (2001), Graham và các cộng sự (2002), Nguyễn Việt Dũng (2009), Nguyễn Thị Thục Đoan (2011), Glezakos và cộng sự (2012), Wang, Fu, và Luo (2013), Chu Thị Thu Thủy (2015), Asif và cộng sự (2016), Zhu và Feng (2016), Trương Đông Lộc và Nguyễn Minh Nhật (2016) .

Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ ngân hàng niêm yết đã và đang sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là các ngân hàng cần phải cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để phát huy lợi thế cạnh tranh của mình trong việc huy động vốn, mở rộng quy mô. Ngân hàng càng hoạt động hiệu quả, lợi nhuận tăng trưởng tốt, hiệu quả sinh lời cao, rủi ro thấp sẽ hấp dẫn NĐT. Cổ phiếu được nhiều NĐT đánh giá cao, nghĩa ra khả năng mua vào và nắm giữ cổ phiếu càng lớn, dẫn đến thị giá cổ phiếu ngân hàng có xu hướng tăng. Kết quả nghiên cứu đồng quan điểm với Graham và King (2000), Chen và cộng sự (2001), Durán và cộng sự (2007), Khan và cộng sự (2011), Glezakos và cộng sự (2012), Sharif và cộng sự (2015), Asif và cộng sự (2016) cho rằng ROE tác động tích cực đến thị giá của các cổ phiếu.

Quy mô tài sản ngân hàng càng lớn thì giá cổ phiếu của ngân hàng niêm yết trên TTCK càng cao. Berger và cộng sự (2010), Sharif và cộng sự (2015), Glezakos và cộng sự (2012) cho rằng có mối quan hệ tích cực giữa quy mô tài sản ngân hàng và hiệu quả kinh doanh, qua đó thúc đẩy gia tăng niềm tin của NĐT đối với cổ phiếu các ngân hàng niêm yết. Các ngân hàng có quy mô tài sản lớn thường có lợi thế về quy mô và có nhiều cơ hội để đa dạng hóa rủi ro hơn so với các ngân hàng nhỏ. Chi phí tài chính ngân hàng lớn sẽ thấp hơn và lợi nhuận cao hơn, do đó mà giá cổ phiếu các ngân hàng lớn thường có xu hướng cao hơn các ngân hàng nhỏ (McAllister và McManus,1993 ;Goddard và cộng sự, 2004; Sharif và cộng sự, 2015). Ngân hàng quy mô tài sản lớn có xu hướng dẫn dắt thị trường cổ phiếu ngành ngân hàng. Tuy vậy các ngân hàng càng lớn thách thức về quản lý chất lượng tài sản càng cao.

Các nhà đầu tư có xu hướng bán chứng khoán, cung tăng làm cho giá có xu hướng giảm.Trong thời kỳ quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, giá cổ phiếu thông thường ít bị tác động bởi các nhân tố vĩ mô, đặc biệt là các cú sốc kinh tế hay khủng hoảng. Do đó, giá cổ phiếu trong những giai đoạn tăng trưởng cao của nền kinh tế có xu hướng tăng, tuy nhiên biên độ giao động giá cổ phiếu sẽ thấp hơn. Các nghiên cứu của Chiwon (2000), Jefferis & Okeahalam (2000) và Pryymachenko (2003) đã chứng minh GDP là một biến giải thích quan trọng, thúc đẩy sự gia tăng thị giá của cổ phiếu niêm yết.

Theo Thorbecke (1997) và Smal và Jager (2001) cho rằng khi lãi suất trên thị trường của một quốc gia giảm xuống sẽ ảnh hưởng đến dòng tiền vào quốc gia đó. Nghiên cứu của Patelis (1997) cũng đã cho thấy lãi suất là một nhân tố quyết định đến biến động giá cổ phiếu trong một quãng thời gian khảo sát dài. Giá chứng khoán thay đổi do lãi suất thị trường dao động thất thường (rủi ro lãi suất), thông thường lãi suất và giá chứng khoán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi lãi suất thị trường tăng, nhà đầu tư có xu hướng bán chứng khoán để lấy tiền gửi vào ngân hàng, dẫn đến giá chứng khoán giảm và ngược lại. Ngoài ra, lãi suất tăng có thể ảnh hưởng đến chi phí vốn gia tăng sẽ làm sụt giảm thu nhập, cổ tức và giá cổ phiếu. Jefferis và Okeahalam (2000), Siele (2009) cũng đã khẳng định mối tương quan âm giữa lãi suất và dao động giá chứng khoán.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu được trình bày và phân tích ở chương 4 làm cơ sở cho tác giả kết luận và đóng góp một số giải pháp, trình bày hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo trong chương 5.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến giá cổ phiếu của các Ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)