Giải pháp 1: Xây dựng thêm văn hóa chất lượng tại công ty Quản lý bay miền bắc
Giá trị 1: Chúng ta cùng hội cùng thuyền. Để đạt được giá trị các phòng ban/trung tâm cần tăng cường nhận thức với nhân viên về cung cấp dịch vụ tới các hãng hàng không, đáp ứng sự mong đợi của các hãng hàng không trong nước nước và quốc tế. Giá trị 2: Xóa bỏ khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới: Việc chia sẻ công việc giữa tổ, đội, kíp trưởng với các nhân viên tuyến trước trong ca trực sẽ là phương tiện giúp cho sự gắn kết nhiều hơn giữa cấp trên và cấp dưới.
Giá trị 3: Giao tiếp cới mở, trung thực là yếu tố cơ bản dẫn đến sự thành công
Giá trị 4: Mọi thông tin cởi mở cho mọi người: Các phòng ban/trung tâm cần xây dựng các nhóm, bảng tin nội bộ, hội thảo chuyên môn nghiệp vụ (3 tháng/lần) nhằm chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm trong công việc.
Giá trị 5: Tập trung vào quá trình: Giá trị này sẽ giúp mọi hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau trong công việc nhằm điều hành hiệu quả nguồn lực, nhằm hướng tới mục tiêu chung và giữ đúng nguyên tắc “làm đúng ngay từ đầu”.
90
Giá trị 6: Không có thành công hay thất bại mà là học tập từ những trải nghiệm. Sự trải nghiệm rất cần thiết để giúp cho các bộ phận trong công ty xây dựng phòng ngừa các rủi ro để hạn chế những sai sót không đáng có.
Giải pháp 2: Xây dựng phương thức bay mới tại công ty Quản lý bay miền bắc
Xây dựng phương thức bay mới nhằm giải tỏa tháo gỡ, giải quyết những khó khăn về tình trạng tắc nghẽn hoạt động bay trên không cũng như dưới mặt đất để đảm bảo việc điều hành khai thác hoạt động bay một cách thuận lợi và có hiệu quả hơn. Ký kết chương trình hợp tác quản lý không lưu tại miền Bắc với công ty NAVBLUE/Airbus để xây dựng phương thức bay mới cho sân bay Nội Bài, nhờ sự hỗ trợ của các chuyên gia công ty NAVBLUE/Airbus để tiến hành nghiên cứu phương án phân chia các khu vực kiểm soát tiếp cận, phương thức khai thác bay để Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận phê duyệt và công bố quốc tế. Từ đó căn cứ đào tạo huấn luyện cho kiểm soát viên không lưu, sau đó là các bộ phận liên quan khác trong dây chuyền sản xuất kinh doanh. Sau mỗi chương trình huấn luyện, các học viên đều phải được kiểm tra, đánh giá, đảm bảo đủ năng lực, trình độ khai thác vận hành phương thức mới, giúp giải quyết vấn đề tắc nghẽn hoạt động bay trên không cũng như dưới đất tại sân bay Nội Bài.
Xây dựng phương thức mới tránh những đợt thời tiết xấu (mưa bão, lốc giông…) ảnh hưởng đến hoạt động bay ngoài biển mà không phải bay tránh sang các vùng thông bao bay các nước lân cận, giúp cho khách hàng yên tâm hơn về chất lượng dịch vụ bảo đảm hoạt động bay.
Giải pháp 3: Nâng cao công tác chất lượng Điều hành bay
Yếu tố con người trong công tác Điều hành bay rất quan trọng. Thực tế kiểm soát viên không lưu ngủ quên tại Đài kiểm soát không lưu là điều báo động khi người lao động tham gia dây chuyền sản xuất kinh doanh mất tập trung, vị trí trực không đầy đủ người. Từ đó cần đưa ra hệ thống giám sát đầy đủ với 3 cấp độ:
cấp độ 1: Giám sát của Đài trưởng/ Đài phó Đâì kiểm soát không lưu, Đài dẫn đường tại địa phương
cấp độ 2: Giám sát từ xa Lãnh đạo Trung tâm/phòng ban với các cơ sở Điều hành bay, cơ sở đài dẫn đường tại địa phương
91
cấp độ 3: Giám sát từ Ban lãnh đạo công ty với các cơ sở Điều hành bay, cơ sở đài dẫn đường tại địa phương
Bên cạnh đó cần kiểm tra giám sát thường xuyên các khâu về cất cánh hạ cánh, quan sát kỹ đường cất hạ cánh. Khi có sự xâp nhập vào đường cất hạ cánh tuyệt đối không cho cất hạ cánh, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Giải pháp 4: Xây dựng các hệ thống phòng ngừa các rủi ro
Tai nạn ngành hàng không thì luôn thảm khốc, đối với mỗi một sự cố/tai nạn đã xảy ra, có rất nhiều nguyên nhân, tình huống nguy hiểm đã xảy ra, các nguy cơ tiềm ẩn uy hiếp an toàn. Các nguyên nhân của tai nạn và mô tả mối quan hệ giữa các nguy cơ tiềm ẩn uy hiếp an toàn không được báo cáo, các tình huống nguy hiểm xảy ra, các sự cố đã xảy ra và tai nạn. Quản lý an toàn chủ động hiệu quả nhất ở việc thu thập, phân tích và điều tra các nguy cơ tiềm ẩn uy hiếp an toàn nhằm mục đích tập chung ngăn ngừa, xử lý các nguy cơ tiềm ẩn uy hiếp an toàn trước khi xảy ra một sự cố hay tai nạn. Cần nâng cao nhận dạng các mối nguy hiểm và quản lý rủi ro và xử lý triệt để, không lặp lại các hành động không phù hợp trong khi tác nghiệp.
Nói đến quản lý bay thì yếu tố kiên quyết là an toàn. An toàn thì không đến từ may mắn, mà từ mức độ giảm thiểu các rủi ro, các nguy cơ tiềm ẩn. Xử lý và báo cáo tất cả các sự cố về không lưu, về điều hành bay, quản lý vùng trời, cũng như về đài dẫn đường trong đêm cho trực Lãnh đạo Trung tâm/phòng ban/ ban giám đốc.
Giải pháp 5: Nâng cao công tác đào tạo huấn luyện
Tiếp tục tạo điều kiện cho những người lao động trong dây chuyền cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, đặc biệt là những kiểm soát viên không lưu có điều kiện bay làm quen với các chuyến bay trong nước và quốc tế để có thể trải nghiệm thực tế môi trường làm việc của phi công. Qua đó, các kiểm soát viên không lưu, người lao động trong dầy chuyền sản xuất kinh doanh trực tiếp có điều kiện nắm được tính năng kỹ thuật của máy bay, các thiết bị thông tin dẫn đường ở mặt đất, từ đó cấp các huấn lệnh không lưu phù hợp, cung cấp các dịch vụ phù hợp, sẵn sàng trợ giúp người lái trong trường hợp khẩn nguy. Sau mỗi chuyến bay làm quen,
92
người lao động trong dây chuyền cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay viết báo cáo và tổ chức rút kinh nghiệm. Có thể nói đây là những giải pháp quan trọng của công tác huấn luyện, đào tạo và là biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo đảm hoạt động bay của công ty.
Bên cạnh đó chú trọng công tác huấn luyện đào tạo nâng cao chất lượng cho các lực lượng lao động chuyên ngành quản lý bay tại các cơ sở huấn luyện ở nước ngoài, luôn tập trung ưu tiên cho lực lượng chuyên ngành như kiểm soát viên không lưu và nhân viên kỹ thuật. Đặc biệt công ty cần xác định nguyên tắc gắn yêu cầu đào tạo với các hợp đồng mua sắm, đầu tư thiết bị mới. Quy trình chuẩn bị nhân lực phục vụ các dự án được đề ra cụ thể, toàn diện từ khâu tuyển dụng, huấn luyện cơ bản trong nước đến khâu huấn luyện chuyển giao công nghệ, huấn luyện nâng cao và chuyên sâu ở nước ngoài, coi trọng cả đào tạo lý thuyết và thực hành, từ đó nhân viên có thể sẵn sàng tiếp quản, khai thác, làm chủ các trang thiết bị công nghệ mới, vận dụng, thực hành thành thạo trong công tác điều hành bay.
Ngoài ra cũng cần đào tạo thêm những người lao động mới được tuyển dụng, qua các lớp lý thuyết, qua các phòng (SIM) mô phỏng dựa trên dữ liệu thực tế tại sân bay Nội Bài để các học viên thực hành, đưa ra huấn lệnh cất cánh, hạ cánh. Sau quá
93
trình đào tạo đủ giờ, thành thạo các học viên sẽ được làm việc với sự kèm cặp của những người chính tại các cơ sở điều hành bay, các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
Giải pháp 6: Nâng cao giám sát an ninh hàng không
Tập trung nâng cao công tác kiểm tra giám sát an ninh hàng không, duy trì nghiêm túc nền nếp, chế độ trực, thực hiện đầy đủ các quy trình kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện vào/ra, hoạt động tại khu vực hạn chế của lực lượng an ninh hàng không.
Chỉ đạo lực lượng an ninh hàng không của đơn vị thực hiện công tác giao nhận ca trực theo quy định tại Quy chế An ninh hàng không của công ty, kiểm tra công cụ hỗ trợ, các trang thiết bị an ninh hàng không khi nhận ca, đảm bảo luôn ở trạng thái hoạt động tốt, không bị hư hỏng. Khi phát hiện thấy các trang thiết bị an ninh hàng không hư hỏng cần có biện pháp khắc phục kịp thời và ghi chép vào sổ nhật ký ca trực. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy trình nghiệp vụ, chấp hành các quy định về an ninh, an toàn hàng không của đội ngũ quản lý các cấp, gắn trách nhiệm của đội ngũ quản lý các cấp khi để xảy ra vụ việc vi phạm về an ninh hàng không trong phạm vi quản lý
Rà soát, đánh giá, khắc phục các điểm yếu, khuyến cáo về an ninh hàng không. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác nắm tình hình, tuần tra, canh gác đảm bảo an ninh hàng không tại các cơ sở. Cán bộ phụ trách an ninh hàng không của đơn vị định kỳ kiểm tra hình ảnh lưu trữ để đánh giá công tác đảm bảo an ninh của đơn vị, chất lượng thiết bị.
Giải pháp 7: Hoàn thiện hệ thống văn bản, tài liệu biểu mẫu của ISO
Quản lý hồ sơ tài liệu, văn bản là một quá trình quan trọng và cốt lõi của hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2015 tại công ty quản lý bay miền bắc, qua quá trình đánh giá nội bộ và phân tích thực trạng công ty, tác giả nhận thấy việc quản trị hồ sơ tài liệu cũng như cập nhật các quy trình theo ISO tại công ty chưa được tốt. Quy trình ISO khi thay đổi chỉ cập nhật trên văn phòng điện tử nhưng nếu các trung tâm, phòng ban, đài kiểm soát không lưu, đài dẫn đường không để ý, nó sẽ bị trôi đi và các quy trinh, tài liệu sẽ không được thường xuyên
94
cập nhật theo tài liệu mới nhất. Lãnh đạo không kiểm soát được việc thực hiện ISO của các phòng ban, trung tâm cũng như hệ thống tài liệu không được lưu trữ một cách khoa học nếu bản thân phòng ban, trung tâm không có ý thức tốt trong việc thực hiện ISO 9001:2015.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản ISO tại công ty một cách khoa học, các phòng ban, trung tâm, đài kiểm soát không lưu, đài dẫn đường áp dụng đúng các biểu mẫu và cập nhật kịp thời khi có thay đổi.
Nội dung giải phát
Tác giả đề xuất các giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn như sau:
Đề xuất cán bộ phòng ban/trung tâm/đài kiểm soát không lưu/ đài dẫn đường không ký, Giám đốc không phê duyệt khi các bộ phận xây dựng các quy trình, triển khai áp dụng không làm theo đúng biểu mẫu ISO. Đê thực hiện giải pháp này cần có sự nhất trí cao của Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng ban, trung tâm, đài kiểm soát không lưu, đài dẫn đường.
Triển khai ISO điện tử, thực hiện trong thời gian dài. Bởi vì ISO truyền thống bộc lộ một số nhược điểm: việc kiểm soát thông tin thủ công, chỉ những người trong quy trình mới biết được tình trạng thực hiện công việc của các công đoạn trước thông qua phiếu kiểm soát ISO, không thể tra cứu và tổng hợp thông tin về tình trạng công việc. Tài liệu về ISO rất nhiều lên đến vài chục – trăm trang, không ai có thể nhớ hết để thực hiện trong lĩnh vực của mình. Với thời buổi công nghệ hiện nay cần thì hệ thống ISO và công nghệ thông tin có mối quan hệ mật thiết với nhau. Áp dụng ISO 9001:2015 là việc chuẩn bị tốt và cần thiết cho việc tin học hóa ở công ty.
Do đó việc áp dụng ISO điện tử sẽ mang lại hiệu quả tối ưu và giảm thiêu việc sử dụng và quản lý bằng giấy tờ, tài liệu, tiết kiệm thời gian lưu trữ, tìm kiếm và chi phí in ấn. ISO điện tử tạo ra môi trường cho phép trao đổi thông tin nội bộ dễ dàng và nhanh chóng, thông tin mọi lúc mọi nơi, rút ngắn thời gian hoàn thành công việc, tăng năng suất làm việc, quản lý dữ liệu tập trung và thống nhất. Tài liệu và hồ sơ được quản lý tập trung và cho phép ban hành, phê duyệt tài liệu, công việc trực tuyến trên mạng.
95
Giải pháp 8: Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về ISO cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty
Con người là yếu tố quan trọng, là chìa khóa thành công của công ty quản lý bay miền bắc. Việc khở dậy khả năng của người lao động luôn là bài toán đặt ra cho các nhà lãnh đạo công ty. Lãnh đạo cần mở nhiều khóa học về ISO, về quản lý an toàn để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể, từ tất cả các lực lượng trong dây truyền hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng cường quản lý giám sát, tại các cơ sở điều hành bay địa phương nơi có ít chuyến bay, để kịp thời phát hiện sai sót và khắc phục tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Bên cạnh việc công ty đã xây dựng kế hoạch đào tạo trong nước và nước ngoài, nhưng việc đào tạo vẫn chưa đáp ứng được về quản trị. Bởi người lao động trong công ty chưa nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Vì vậy Lãnh đạo công ty cần thường xuyên đánh giá nguồn nhân lực, cung cấp các khóa học cần thiết, đánh giá hiệu quả các hoạt động đảm bảo mọi người nhận thức được tầm quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của họ đảm nhận. Từ đó đóng góp vào việc đạt được mục tiêu chất lượng đã đề ra. Do đó việc mở rộng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn bồi dưỡng kiến thức về ISO cho toàn bộ người lao động trong công ty là hết sức cần thiết.
Về lĩnh vực đào tạo, người lao động cần được đi tham quan thực tế trong tại các cơ sở điều hành bay, các đài dẫn đường, đài kiểm soát không lưu, để nắm rõ tình hình công việc tại các cơ sở, tăng thêm kinh nghiệm thực tế cho người lao động. Bên cạnh đó cũng cần luân phiên cử các cán bộ, người lao động đi học tập nước ngoài, các lĩnh vực chuyên môn họ đang đảm nhận.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý. Triển khai bổ sung quy hoạch cán bộ nguồn hàng năm theo quy định. Thực hiện các chính sách chế độ với người lao động. Tham gia các lớp tập huấn về hệ thống quản lý chất lượng,
Lãnh đạo công ty cùng toàn thể người lao động trong công ty cần dành nhiều thời gian để học những kiến thức mới về ISO 9001:2015 xây dựng hệ thống tài liệu
96
chung cho công ty, cho các lĩnh vực không lưu, kỹ thuật, an toàn, và văn phòng và triển khai áp dụng vào trong dây chuyền hoạt động sản xuất kinh doanh
Giải pháp 9: Xây dựng chế tài thưởng phạt ISO
Tăng cường nhận thức về ISO, đào tạo chuyên sâu cho cán bộ công nhân viên trong công ty, xây dựng các chế tài thưởng phạt ISO, tăng cường năng lực lãnh đạo quản trị, cập nhật tin học hóa hệ thống quản trị chất lượng.
Lãnh đạo cần đưa ra các chế tài thưởng/phạt khi các khối không lưu, kỹ thuật, văn phòng trung tâm/phòng ban/đài kiểm soát không lưu/ đài dẫn đường địa phương không thực hiện đúng ISO. Từ đó khuyến khích người lao động thực hiện theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
Việc áp dụng ISO 9001:2015 đã áp dụng cho tất cả các các phòng ban, trung tâm, đài kiểm soát không lưu, đài dẫn đường thuộc công ty. Mặc dù các cán bộ,