XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP (5 phút) 1 Mục tiêu:

Một phần của tài liệu GA SINH 11 HK2 5512 (Trang 120 - 128)

C. LUYỆN TẬP –VẬN DỤNG 1 Mục tiêu: (4) và củng cố, khắc sâu mục tiêu 1,2,

A. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ/ NHIỆM VỤ HỌC TẬP (5 phút) 1 Mục tiêu:

1. Mục tiêu:

- Kích hoạt sự tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học.

- HS xác định được nội dung cần tìm hiểu về sinh sản vô tính ở động vật

2. Nội dung:

-HS hoạt động cá nhân:

+ Xem video về nhân bản vô tính của cừu Đô ly + Trả lời câu hỏi: Cừu nào là cừu bố của cừu Đô Ly?

3.Sản phẩm học tập:

- Có suy nghĩ về cừu con Đô ly không sinh ra nhờ sự thụ tinh mà sinh ra từ tế bào tuyến vú của mẹ ( tế bào sinh dưỡng) và không có bố

4. Cách thức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS xem video về sinh sản vô tính của cừu Đô Ly - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cừu nào bố của cừu Đô Ly? - HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- Mỗi cá nhân HS suy nghĩ sau khi xem video và sẵn sàng trả lời câu hỏi của GV

Bước 3: Báo cáo – Thảo luận:

- GV chỉ định 1 vài HS trả lời

- HS được chỉ định trả lời trên cơ sở hiểu biết của mình

Bước 4: Kết luận- Nhận định: GV: Nhận xét câu trả lời và dẫn dắt vào bài mới

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( KHÁM PHÁ)

Hoạt động 1: Tìm hiểu các hình thức sinh sản vô tính của động vật a. Mục tiêu: (2), (3), (7), (8), (10), (11), (12).

b. Nội dung: Xem video, đọc SGK, thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập

Phiếu học tập số 1

Điểm giống và khác nhau giữa các hình thức sinh sản vô tính sau của động vật

Điểm phân biệt Phân đôi Nảy chồi Phân mảnh Trinh sinh

Đại diện Đặc điểm

Giống nhau

c. Sản phẩm học tập: Nội dung phiếu học tập.

d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

-GV chiếu 4 video về các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

-Yêu cầu HS xem video và đọc SGK, thảo luận nhóm ( sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn) hoàn thành phiếu học tập số 1

-Tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Định hướng, giám sát và giúp đỡ nhóm yếu hơn - Xem video

- Đọc SGK và thảo luận nhóm: Sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn

+ Phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên, các thành viên hoàn thành nhiệm vụ của mình ( Ghi vào nháp) + Nhóm thảo luận thống nhất ghi đầy đủ nội dung phiếu học tập vào bảng nhóm

Bước 3. Báo cáo, thảo luận.

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày nội dung phiếu học tập, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung

- Báo cáo nội dung thảo luận. - Lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét hoạt động và nội dung trình bày của các nhóm và đưa ra đáp án chính xác, rồi tiểu kết

- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV

- Hoàn thiện phiếu học tập

*Kết luận:

Đáp án phiếu học tập số 1

Điểm giống và khác nhau giữa các hình thức sinh sản vô tính sau của động vật

Điểm phân biệt Phân đôi Nảy chồi Phân mảnh Trinh sinh

sinh, giun dẹp. biển. ong, kiến, rệp Đặc điểm Cơ thể mẹ tự co thắt tạo thành 2 phần giống nhau, mỗi phần sẽ phát triển thành một cá thể. Một phần của cơ thể mẹ nguyên phân nhiều hơn các vùng lân cận và phát triển tạo thành cơ thể mới. Cơ thể con có thể sống bám trên cơ thể mẹ hoặc sống tách độc lập. Cơ thể mẹ tách thành nhiều phần nhỏ, tế bào ở mỗi phần tiếp tục nguyên phân nhiều lần và phát triển thành một cơ thể mới.

Hiện tượng giao tử cái không qua thụ tinh , nguyên phân nhiều lần phát triển thành cơ thể đơn bội (n).

Giống nhau - Đều là hình thức sinh sản vô tính: từ một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng. - Đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân để tạo ra thế hệ mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về khái niệm sinh sản vô tính và ưu điểm, hạn chế của sinh sản vô tính

a. Mục tiêu: (1), (7), (8), (10), (11), (12).

b. Nội dung: Hoạt động nhóm đôi hoàn thành bài tập GV yêu cầu:

Câu 1: Câu hỏi trắc nghiệm phần I trang 171 SGK sinh học 11 Câu 2: Câu lệnh trong SGK trang 173 sinh học 11

Dưới đây là các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:

1. Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

2. Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

3. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

4. Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện môi trường sống thay đổi.

5.Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn thể quần thể bị tiêu diệt. 6. Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.

Hãy chọn và ghi lại các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính. a. Sản phẩm học tập: Câu trả lời cho câu hỏi:

Câu 1: Câu trắc nghiệm: Đáp án A Câu 2:

- Ưu điểm: 1, 2, 6. - Nhược điểm: 5. d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu hình ảnh câu trắc nghiệm và 2 câu hỏi trang 173 và yêu cầu HS làm:

+ Trả lời câu hỏi trăc nghiệm phần I trang 171 SGK sinh học 11

+ Trả lời 2 câu lệnh trong SGK trang 173 sinh học 11

-Tiếp nhận nhiệm vụ học tập

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Định hướng, giám sát và giúp đỡ nhóm yếu hơn

Bước 3. Báo cáo, thảo luận.

- GV yêu cầu đại diện một số nhóm trình bày nội dung phiếu học tập, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung

- Báo cáo nội dung thảo luận. - Lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV nhận xét hoạt động và nội dung trình bày của các nhóm và đưa ra đáp án chính xác, rồi tiểu kết

- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV - Hoàn thiện phiếu học tập

*Kết luận: II. Khái niệm sinh sản vô tính, ưu nhược điểm của sinh sản vô tính 1. Khái niệm:

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

2. Ưu nhược điểm của sinh sản vô tính: a. Ưu điểm:

- Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

- Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

- Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn. Hạn chế

b. Nhược điểm:

- Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn thể quần thể bị tiêu diệt.

Hoạt động 3: Tìm hiểu những ứng dụng về sinh sản vô tính ở động vật a. Mục tiêu: (3), (5), (7), (8), (9), (10), (11), (12).

b. Nội dung:

- Hoạt động cá nhân: Sưu tầm tranh ảnh về ứng dụng của sinh sản vô tính ở động vật

- Hoạt động nhóm: Thảo luận nhóm : thống nhất lựa chọn tranh ảnh dán vào bảng nhóm và trả lời câu hỏi:

+ Nêu sơ lược cách tiến hành nuôi mô sống và nhân bản vô tính b. Sản phẩm học tập:

- Cách tiến hành: + Nuôi mô sống + Nhân bản vô tính - Triển vọng của ứng dụng sinh sản vô tính: d. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

* Về nhà: ( Giao nhiệm vụ từ tiết học trước): GV

chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu các nhóm sưu tầm tranh ảnh về thành tựu sinh sản vô tính ở động vật * Tại lớp:

- GV yêu cầu các nhóm ( 6 nhóm) thảo luận nhóm và thống nhất lựa chọn dán tranh ảnh về thành tựu của sinh sản vô tính( có chú thích)

- Trả lời 2 câu hỏi:

+ Cách tiến hành nuôi mô sống và nhân bản vô tính? + Triển vọng của sinh sản vô tính ở động vật?

-Tiếp nhận nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cho các cá nhân về nhà

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Định hướng, giám sát và giúp đỡ nhóm yếu hơn * Về nhà: Mỗi cá nhân trong nhóm sẽ sưu tầm, tranh ảnh về sinh sản vô tính của động

vật ( Chú thích)

* Tại lớp: Các nhóm thảo luận nhóm

- Thống nhất lựa chọn dán tranh ảnh về thành tựu của sinh sản vô tính( có chú thích) lên bảng nhóm.

- Trả lời câu hỏi GV yêu cầu ghi vào bảng nhóm

Bước 3. Báo cáo, thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm nộp sản phẩm

- GV yêu cầu các nhóm quan sát tất cả san phẩm và đánh giá chéo

- GV yêu cầu HS xem thêm video về ứng dụng của sinh sản vô tính: Nhân bản vô tính cừu Đô ly

- Các nhóm nộp sản phẩm - Các nhóm quan sát sản phẩm của nhóm mình và nhóm khác - Các nhóm đánh giá chéo Bước 4. Kết luận, nhận định - GV nhận xét sản phẩm và đánh giá của các nhóm rồi tiểu kết

- Lắng nghe nhận xét và kết luận của GV - Hoàn thiện kiến thức

* Kết luận: III. Ứng dụng:

1. Nuôi mô sống:

- Tách mô từ cơ thể động vật để nuối trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng, nhiệt độ thích hợp, giúp cho mô đó tồn tại và phát triển thành phôi-_

2. Nhân bản vô tính:

- Chuyển nhân của tế bào xô ma vào tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng phát triển thành phôi -> cơ thể

- Triển vọng: Áp dụng được kỹ thuật nhân bản vô tính để tạo các mô, các cơ quan mong muốn, từ đó thay thế các mô, các cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người

C. LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu: Trả lời được các câu hỏi để khắc sâu mục tiêu: (1), (2),(3), (5). 2. Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ gồm 7 câu hàng ngang và 1 câu từ khóa: 2. Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ gồm 7 câu hàng ngang và 1 câu từ khóa:

Câu 1: Hình thức sinh sản vô tính đơn giản nhất của động vật? ( 7 chữ cái) Câu 2: Thủy tức có hình thức sinh sản này? ( 7 chữ cái)

Câu 3: Hình thức sinh sản của sán lông? ( 8 chữ cái) Câu 4: Cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính? ( 10 chữ cái) Câu 5: Hình thức sinh sản vô tính gặp ở ong? ( 9 chữ cái) Câu 6: Hiện tượng thằn lắn mọc lại đuôi gọi là gì? ( 7 chữ cái)

3. Sản phẩm học tập:

P H A N Đ Ô I N Ả Y C H Ô I P H Â N M A N H N G U Y Ê N P H Â N T R I N H S I N H T A I S I N H

+ Các từ gợi ý cho từ chìa khóa:

I A N N H S S

+ Câu hỏi cho từ chìa khóa: Quá trình tạo thành thế hệ sau ở sinh vật?

S I N H S A N

4.Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- Giáo viên phổ biến thể lệ trò chơi: Cá nhân xung phong hoặc chỉ định không có quyền lựa chọn câu hỏi; mỗi cá nhân có thể trả lời 1 câu trở lên, trả lời sai HS khác sẽ được gọi trả lời

- HS nhận nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.

+ HS suy nghĩ và sẵn sàng trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả: HS đưa ra đáp án của mình

Bước 4: Kết luận và nhận định: Gv đánh giá, điều chỉnh và đưa đáp án cuối cùng. D. VẬN DỤNG

1. Mục tiêu: (3), (5), (6),(7), (8), (9), (10), (11), (12).2. Nội dung: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: 2. Nội dung: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:

Câu 1: So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật?

Câu 2: Nêu các bước bảo tồn động vật hoang dã, quý hiếm dựa trên nhân bản vô tính ở động vật của PGS Phan Toàn Thắng.

Câu 3: Đọc và giải thích mục “ Em có biết”(SGK trang 174). Xem thêm video “ Rệp cây sinh sản nhanh nhất thế giới” trên youtube

Câu 4: Tìm tư liệu đọc và xem các video về triển vọng của nhân bản vô tính 4.Sản phẩm học tập: Báo cáo câu trả lời cho các câu hỏi

Đáp án:

Câu 1: So sánh sinh sản vô tính ở thực vật và động vật?

* Giống nhau:

- Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, các cá thể con sinh ra giống hệt nhau và giống hệt mẹ về di truyền.

- Cơ thể mới được tạo ra bằng hình thức nguyên phân. *Khác nhau:

Sinh sản vô tính ở động vật Sinh sản vô tính ở thực vật

Hình thức sinh sản: Trinh sinh, phân đôi, nảy chồi,phân mảnh.

Hình thức sinh sản: Sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng

Bước 1: Thu hồi nhau thai/ dây rốn sau sinh của động vật có vú quý hiếm như hổ báo, báo, gấu…; rồi tách , nuôi cấy các dòng tế bào gốc trung mô/ biểu mô và bảo quản đông lạnh

Bước 2: Tái chương trình tạo dong tế bào gốc đa năng bằng công nghệ iPS Bước 3: Biệt hóa thành các tế bào gốc sinh sản như tinh trùng, trứng Bước 4: Thụ tinh ống nghiệm rồi tạo phôi

Bước 5: Đưa phôi thụ tinh vào tử cung động vật nuôi lớn như trâu bào tiếp tục mang thai Bước 6: tạo dòng động vật mới

Câu 3: Hầu hết rệp sinh sản vô tính thông qua một quá trình gọi là parthenogenesis. Chúng là một trong số khoảng 2.000 loài thực hiện kiểu sinh sản này. Cùng với một số loài thực vật, côn trùng khác, chim, bò sát và lưỡng cư. Trong quá trình sinh sản, con cái tạo ra một bản sao thay vì đẻ trứng thụ tinh.

Câu 4: Tìm hiểu trên internet

Đáp án:

4. Tổ chức hoạt động:

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ (giao nhiệm vụ về nhà. )

Giáo viên yêu cầu HS trả lời 4 câu hỏi Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ (ở nhà)

Định hướng, giám sát qua zalo. - HS thực hiện yêu cầu của giáo viên, ghi đáp án vào vở

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

-Kiểm tra bài cũ vào tiết sau:

+ Yêu cầu 1 số HS nộp bài tập đã làm

- Các cá nhân được gọi nộp báo cáo bài tập đã làm

Bước 4. Kết luận, nhận định:

- GV đọc 1 số bài tập và chấm điểm cho HS - GV đưa ra đáp án

- HS lắng nghe và chỉnh sửa lỗi của mình

Ngày soạn: / /2021

Bài 45: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

Một phần của tài liệu GA SINH 11 HK2 5512 (Trang 120 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w