6. Bố cục luận văn
3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh mặt hàng
3.1.1. Giảm thiểu rủi ro về Thời gian về giao hàng
Theo như mơ hình tuyến tính tại chương 2, thời gian giao hàng đang là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến việc ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Được coi là yếu tố có sức ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, giảm thiểu thời gian giao hàng (hoặc giảm cảm giác chờ đợi thông thường của khách hàng) sẽ giúp doanh nghiệp có sức cạnh tranh hơn so với đối thủ. Tập trung vào yếu tố này (đối với các doanh nghiệp thuần kinh doanh trực tuyến) sẽ tạo ra sức cạnh tranh lớn khi thời gian và chính sách giao hàng tối ưu hơn so với đối thủ.
Để thực hiện điều này, doanh nghiệp có thể hướng đến các giải pháp về kết hợp với đơn vị vận chuyển trong nước như Viettel Post, GHN ... nhằm đảm bảo tuyến đường, chất lượng và dịch vụ vận chuyển thuận tiện đến người tiêu dùng.
Ngoài ra đa phần các khách hàng tại Hà Nội với tâm lý mua hàng sẽ hướng đến tìm kiếm những nhãn hàng thời trang, đơn vị bán hàng có địa điểm bán/kho hàng hoặc hệ thống mạng lưới phân phối tại Hà Nội để có thể thuận tiện trong thời gian nhận hàng, vậy nên phương án cho việc mở rộng kênh phân phối nhờ tìm kiếm những đại lý trực thuộc hoặc mạng lưới chi nhánh phân phối tại nhiều tỉnh thành sẽ là điểm cộng cho những doanh nghiệp kinh doanh với đối tượng khách hàng Hà Nội và giúp thuận tiện hơn cho khách hàng. Việc gia tăng các đại lý trực thuộc, cửa hàng, chi nhánh lẻ hoặc mở rộng/chia sẻ và sử dụng các kho hàng phân tán sẽ giúp bài toán về luân chuyển hàng hóa được đẩy mạnh.
Với việc đa phần thời gian mua sắm của khách hàng là thời gian online trên mạng cũng như tại văn phòng, việc sắp xếp khung giờ vận chuyển hợp lý để tối ưu về logistic sẽ là giải pháp cần thiết cho các doanh nghiệp. Với những nhân viên văn phịng, việc ra ngồi để nhận đồ ship trong giờ làm việc không phải là quá xa lạ, tuy nhiên điều này còn bị ảnh hưởng đến quy định cũng như thời gian biểu của khách hàng, vậy nên việc xác nhận đơn hàng và khung giờ nhận hàng để đảm bảo tính thuận tiện về mặt thời gian cho khách hàng là cực kỳ quan trọng.
Tính chính xác về mặt thời gian dự kiến nhận hàng được tác giả đặc biệt lưu tâm, việc thời gian dự kiến nhận hàng được xác định chính xác gần đúng sẽ phù hợp với nhiều phương diện sắp xếp và kế hoạch của người mua và dẫn đến tính tin tưởng về tâm lý đối với đơn vị bán hàng.
Các nội dung tối ưu về quy trình vận chuyển liên quan đến khái niệm quản trị logistic và quản trị rủi ro trong logistics của doanh nghiệp. Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thơng tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, để thực hiện các việc này doanh nghiệp cần thực hiện quy trình quản trị rủi ro gồm 5 bước:
Bước 1: Xác định những rủi ro có thể gặp phải
Bước đầu tiên khi quản trị rủi ro trong logistics là xác định những rủi ro có thể gặp phải. Rủi ro có thể bắt nguồn từ trong doanh nghiệp cũng như bên ngồi. Do đó
cần phải xác định mọi sự kiện có ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp cũng như có thể gây ra vấn đề trong hoạt động logistics.
Bước 2: Phân tích các rủi ro
Phân tích kỹ càng mọi ảnh hưởng dự kiến mà mỗi rủi ro có thể tác động tới chuỗi logistics, hành vi người tiêu dùng hoặc bất kỳ nỗ lực nào đang được thực hiện.
Bước 3: Đánh giá rủi ro
Xếp hạng các rủi ro theo khả năng rủi ro để xem mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với hoạt động logistics và chiến lược phát triển.
Bước 4: Xử lý rủi ro
Xem xét các cách để giảm xác suất rủi ro, tăng xác suất xuất hiện các sự kiện có ảnh hưởng tích cực, chuẩn bị kế hoạch phịng ngừa và dự phịng cần thiết. Có 4 cách để xử lý rủi ro phổ biến:
Tránh rủi ro: Làm biến mất tất cả các hoạt động gây rủi ro, cũng tức là bỏ qua
lợi nhuận, cơ hội tiềm năng liên quan.
Giảm rủi ro: Thực hiện các thay đổi nhỏ để giảm mức độ rủi ro cũng như phần
thưởng.
Chuyển nhượng hoặc chia sẻ rủi ro: Phân phối lại gánh nặng thua lỗ hoặc lợi
nhuận bằng cách tham gia vào quan hệ đối tác hoặc đưa vào các thực thể mới.
Chấp nhận rủi ro: Khả năng chấp nhận hoàn toàn mọi rủi ro cũng như lợi nhuận
có thể đạt được. Thường được áp dụng cho trường hợp rủi ro nhỏ và doanh nghiệp có thể đảm đương, chấp nhận mọi tổn thất.
Bước 5: Theo dõi rủi ro
Bước cuối cùng giúp doanh nghiệp quản trị rủi ro trong logistics một cách hiệu quả là theo dõi rủi ro để kịp thời đưa ra đánh giá và cách xử lý kịp thời. Trong trường hợp chấp nhận rủi ro trong hoạt động logistics, doanh nghiệp cần theo dõi rủi ro thường xuyên bằng cách theo dõi những thay đổi cũng như các mối đe dọa có thể xảy ra và bình tĩnh đưa ra giải pháp khi xác định được.