Khuyến nghị về cơ chế bảo vệ người tiêu dùng

Một phần của tài liệu NGUYỄN VĂN LONG - 1806020040 - QTKD.K25A (Trang 102 - 104)

6. Bố cục luận văn

3.2. Một số kiến nghị, đề xuất

3.2.1. Khuyến nghị về cơ chế bảo vệ người tiêu dùng

Trong những năm gần đây, thương mại điện tử phát triển mạnh, nhiều quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn chưa theo kịp với thực tiễn, khiến quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm phạm. Để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng, ơng Nguyễn Thanh Hải, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch đẩy mạnh triển khai các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; trong đó, sẽ tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn thành phố. Hiện nay các hình thức mua bán trực tuyến thơng qua các website thương mại điện tử, các mạng xã hội như: facebook, zalo… nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới đã xuất hiện nhưng khơng có trong các quy định. Trong khi đó, một số quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa rõ ràng hoặc khơng cịn phù hợp với bối cảnh thương mại điện tử và mơ hình kinh doanh trên mạng. Nhiều người bị xâm phạm quyền lợi nhưng không biết phản ánh với cơ quan, tổ chức nào, không biết địa chỉ để khiếu nại.

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên có yếu tố khách quan, nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ quan. Cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ và lãnh đạo, chỉ đạo chưa sâu sát, quyết liệt. Năng lực thực thi pháp luật, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước cịn nhiều hạn chế, bất cập, chưa có giải pháp căn cơ, hữu hiệu để ngăn chặn vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng nâng cao khả năng tự bảo vệ. Cơng tác tun truyền, phổ biến chính sách pháp luật chưa đạt yêu cầu, hiệu quả kém. Thanh tra, kiểm tra, hỗ trợ, giải quyết yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng, xử lý vi phạm pháp luật còn nhiều hạn chế, chưa huy động hiệu quả các nguồn lực và các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chưa chủ động, tích cực hội nhập, vận dụng kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Vậy nên tác giả khuyến nghị và mong muốn sẽ sớm có thêm các cơ chế bảo vệ người tiêu dùng trong thị trường mua sắm trực tuyến bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật nhằm đưa Luật và các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến với mọi đối tượng; tạo sự chuyển biến về ý thức tôn trọng pháp luật và chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm, công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để nâng cao năng lực thực thi pháp luật.

Một số nhóm giải phải có thể kể đến như sau:

(i). Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng; phát huy vai trò tiên phong, giám sát của chi bộ, đảng viên trong công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

(ii). Hồn thiện khn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

(iii). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

(iv). Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng.

(v). Đẩy mạnh xã hội hố, nâng cao vai trị, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

(vi). Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế trong các hoạt động hợp tác về bảo vệ người tiêu dùng trong khuôn khổ ASEAN và quốc tế.

Một phần của tài liệu NGUYỄN VĂN LONG - 1806020040 - QTKD.K25A (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)