Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu NGUYỄN VIẾT PHÚ-1906020267-QTKD26_LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 43 - 45)

Sự hồ trợ của nhà cung cấp

Hoạt đông của tổ chức luôn cần phải sử dụng các nguồn lực như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, năng lượng, việc cung cấp các yếu tố này đảm bảo các yêu cầu của tổ chức về chất lượng, số lượng, thời điểm cung cấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách ổn định, từ đó tổ chức có thể đảm bảo tạo ra sản phẩm đáp ứng ở mức cao nhất các yêu cầu của khách hàng.

Sự hợp tác của khách hàng và nhà cung cấp rất cần thiết và đóng vai trị quan trọng để doanh nghiệp tiến hành ổn định các hoạt động, các quá trình nhằm tạo sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm. Việc cung cấp các thông tin cụ thể về các yêu cầu đối với sản phẩm cũng như phản hồi về chất

lượng sản phẩm/dịch vụ đã tiếp nhận sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ các yêu cầu của khách hàng và có cơ sở để tiến hành cải tiến chất lượng, nhằm gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng. Bên cạnh đó, việc tiếp nhận các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, năng lượng …) đảm bảo ổn định về chất lượng, số lượng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng sẽ giúp doanh nghệp đảm bảo tính ổn định trong q trình sản xuất kinh doanh cũng như dễ dàng truy tìm nguồn gốc của sản phẩm khi có vấn đề để khắc phụ và cải tiến kịp thời.

Sự hồ trợ của chuyên gia tư vấn

Việc tự xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức có thể gặp phải một số khó khăn như khơng khách quan khi đánh giá thực trạng và so sánh với các yêu cầu của tiêu chuẩn, mất nhiều thời gian trong việc tìm hướng đi và tiến hành các bước xây dựng và áp dụng hệ thống. Vì vậy, sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn có năng lực và kinh nghiệm sẽ giúp cho việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức rút ngắn được thời gian, tiết kiêm được các nguồn lực cũng như nhanh chóng đưa hệ thống vào vận hành và khai thác được các lọi ích do hệ thống này mang lại.

Hệ thống tài liệu quản lý chất lượng

Hệ thống tài liệu quản lý chất lượng tạo khả năng thông báo các ý định và sự nhất quán trong hành đông. Việc sử dụng hệ thống tài liệu giúp tổ chức đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng và cải tiến chất lượng, cung cấp việc đào tạo thích hợp cho các thành viên trong tổ chức, kiểm sốt việc lặp lại các q trình và xác định nguồn gốc của sản phẩm dễ dàng, cung cấp bằng chứng khách quan của việc vận hành hệ thống, làm cơ sở để đánh giá tính hiệu lực và sự ln thích hợp của hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức.

Mỗi tổ chức cần xác định mức độ của hệ thống tài liệu cần thiết và phương tiện thông tin sử dụng. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố như quy mơ và loại hình tổ chức, sự phức tạp của sản phẩm, yêu cầu của khách hàng, năng lực của nhân viên và mức độ cần thiết để chứng tỏ việc thực hiện các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng. Hệ thống tài liệu quản lý chất lượng được xây dựng một cách rõ ràng, dễ hiểu, phản ánh thực tế hoạt động của tổ chức sẽ giúp cho nhân viên dễ dàng kiểm

soát chất lượng cơng việc, chất lượng sản phẩm, từ đó đảm bảo cho hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức vận hành có hiệu lực và góp phần nâng cao hiểu quả của hệ hống.

Một phần của tài liệu NGUYỄN VIẾT PHÚ-1906020267-QTKD26_LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w