Phân tích trước hết là phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để phân tích, phát hiện ra bản chất, thuộc tính, quy luật của từng bộ phận nhận của đối tượng nghiên cứu để từ đó hiểu rõ hơn đối tượng nghiên cứu, từng bước bóc tách từng mảng dữ liệu để nhìn rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp. Khi đứng trước một đối tượng nghiên cứu, để việc phân tích trở nên dễ dàng và đơn giản hơn chúng ta cần xác định: Lựa chọn tiêu chí, cách thức phân chia. Xác định điểm xuất phát ban đầu để nghiên cứu. Tùy theo mục đích nghiên cứu, phân loại để chọn ra những thuộc tính riêng và chung.
Tên phương pháp đã thể hiện rõ cách thức làm việc của nó, bước tiếp theo là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình đi ngược lại với phân tích từ kết quả phân tính những phần, bộ phận sau khi đã bóc tách để nhìn thấy được cái bao quát, cái chung từ đó tìm ra bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp không thể tách rời nhau trong nghiên cứu khoa học. Chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp này làm tiền đề, cơ sở để hỗ trợ phương pháp còn lại tìm ra bản chất, quy luật của bản thân sự vật.
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp kết hợp lý luận với thực tế, đem lý luận phân tích thực tế, từ phân tích thực tế lại rút ra lý luận cao hơn.
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết luận bổ ích cho khoa học và thực tiễn.
Tổng kết kinh nghiệm thường hướng vào các hoạt động xã hội và được tiến hành như sau:
- Phát hiện các sự kiện điển hình, các sự kiện này có ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống và hoạt động thực tiễn.
- Gặp gỡ, trao đổi với những nhân chứng, những người đã trực tiếp tham gia sự kiện để họ mô tả, bày tỏ cảm xúc, đưa ra nhận định, đánh giá về nguyên nhân và diễn biến sự kiện.
- Lặp lại mô hình sự kiện, khôi phục lại sự kiện đã xảy ra.
- Phân tích từng mặt của sự kiện, những nguyên nhân, hoàn cảnh xuất hiện, diễn biến sự kiện theo trình tự lịch sử.
- Dựa trên một lý thuyết khoa học để chứng minh, để giải thích sự kiện, tìm ra những kết luận thực sự khách quan về bản chất và quy luật phát triển của sự kiện, rút ra những bài học cần thiết, sau đó cần được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi những bài học rút ra được qua phân tích và tổng kết kinh nghiệm. Phân tích và tổng kết kinh nghiệm được coi là một phương pháp nghiên cứu khoa học độc lập, chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục nói riêng và khoa học xã hội nói chung, có nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích, phát hiện, tổng kết những kinh nghiệm tiên tiến của bản thân người khác hay của một tập thể khác.
Phân tích và tổng kết kinh nghiệm giúp người nghiên cứu phát hiện các vấn đề cần giải quyết, nêu lên giả thuyết về những mối liên hệ có tính quy luật giữa các tác động và kết quả, kiến nghị các biện pháp, giải pháp để bổ khuyết thiếu sót và hoàn thiện quá trình hay một vấn đề nào đó.
Do đó, có thể nói: Phân tích và tổng kết kinh nghiệm cũng là thực hiên một đề tài nghiên cứu khoa học, chỉ khác là tên đề tài đã được xác định, các kết quả đã có sẵn. Điều đó có ý nghĩa quan trọng là lựa chọn đúng đắn, đầy đủ luận cứ khoa học, các kinh nghiệm tiên tiến cần phân tích, tổng kết và sau đó đưa ra những biện pháp để cải tiến, hoàn thiện và nâng lên ở mức cao hơn.
Để thực hiện phân tích và tổng kết kinh nghiệm cần tuân theo quy trình gồm các bước sau:
Bước chuẩn bị:
- Xác định chính xác tiêu đề của kinh nghiệm.
- Cần theo dõi các công trình khoa học, các kinh nghiệm tiên tiến đã được công bố để tránh tình trạng công bố sau.
- Trao đổi ý kiến với các nhà khoa học, bạn đồng nghiệp, để xác định tiêu đề một cách chuẩn xác và khẳng định kết quả kinh nghiệm của mình.
Bước thu thập tài liệu:
- Thu thập tư liệu về lý luận, vì bất kì một kinh nghiệm, công trình khoa học nào cũng phải dựa trên một cơ sở lý luận, một luận điểm lý thuyết nào đó. - Tập hợp và xử lý các kết quả đã đạt được của kinh nghiệm.
Viết kinh nghiệm.
- Lập cấu trúc lôgic của bài viết.
- Viết kinh nghiệm: thể hiện tính khẳng định quan điểm của mình, có cơ sở khoa học và thực tiễn.
Những kinh nghiệm cần đạt những tiêu chuẩn sau:
Tính cấp thiết và tính triển vọng. Có chứa những nhân tố mới.
Có kết quả cao và ổn định. Tính tối ưu…
- Công bố hoặc bảo vệ kinh nghiệm. 1.5. Phân tích quá trình nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu là chuỗi các bước tư duy, vận dụng kiến thức về phương pháp nghiên cứu và kiến thức chuyên ngành. Từ xác định vấn đề nghiên cứu cho đến tìm ra câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu đặt ra.
Vận dụng các kiến thức chuyên ngành, kiến thức về phương pháp nghiên cứu và tư duy để tìm ra câu trả lời cho vấn đề đặt ra.
1.6. Khung nghiên cứu
Khung nghiên cứu bao gồm tập hợp các khái niệm, sử dụng để giải thích, mô tả cho một hiện tượng được nghiên cứu, được xây dựng dựa trên các học thuyết. Nhà nghiên cứu sẽ giải thích mối quan hệ giữa các khái niệm. Khung nghiên cứu chính là cơ sở lý luận mà tác giả dựa vào để hình thành ý tưởng và phương pháp nghiên cứu phù hợp.
Nghiên cứu cần sử dụng để dàn dựng lại chủ đề và hướng nghiên cứu. Cụ thể qua 3 ý dưới đây
- Tìm kiếm tài liệu về ngành nghiên cứu
- Nhìn thấy xét các tài liệu đã chắt lọc được
- Phát triển các khái niệm và các vấn đề liên quan
Chỉ nên lựa chọn một (hay cùng lắm là một vài lý thuyết) để dùng cho tìm hiểu của mình, và thảo luận kỹ lưỡng, chi tiết về các khái niệm then chốt của lý thuyết đó, bởi vì các khái niệm này sẽ lặp đi lặp lại, soi sáng cho các đánh giá lập luận giải ở phần sau của bài nghiên cứu.
1.7. Đánh giá những thuận lợi khó khăn khi xây dựng Hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2015 lượng ISO 9001:2015
1.7.1. Những thuận lợi khi xây dựng HTQTCL ISO 9001:2015
- Lợi ích về hiệu quả hoạt động quản lý. Lãnh đạo không cần phải mất thời gian can thiệp vào những công việc, sự vụ hàng ngày. Người lãnh đạo quản lý có căn cứ để hoạch định, xem xét đánh giá và từ đó có cơ sở đề ra các giải pháp và quyết định điều chỉnh, cải tiến kịp thời. Điều này đạt được nhờ nhân viên đã có công cụ để tự kiểm soát công việc của mình.
- Lợi ích về kết quả kinh doanh: Làm đúng ngay từ đầu và quản lý theo quá trình với tiêu chí “Chất lượng là trước hết chứ không phải là lợi nhuận nhất thời”, sẽ giảm được các sai lỗi/ khuyết tật, giảm phế phẩm và giảm chi phí để xử lý khắc phục, chi phí cho sản phẩm sai hỏng, chi phí kiểm tra, tiết kiệm thời gian, nguồn lực… và hiệu quả là lợi nhuận tăng. Ổn định và nâng cao chất lượng, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, từ đó sẽ đem lại lòng tin
cho khách hàng. Nâng cao mức độ thoả mãn của khách hàng, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của DN trên thị trường trong nước và quốc tế.
1.7.2. Những khó khăn khi xây dựng HTQTCL ISO 9001:2015
- Khó khăn khi phải thay đổi về thói quen của một tổ chức,
- Khó khăn khi phải xây dựng rất nhiều tài liệu văn bản mới, các quá trình, quy trình còn thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh
- Làm rõ cho Ban lãnh đạo hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng HTQTCL trong giai đoạn hiện nay cần thiết như thế nào.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY QUẢN LÝ BAY MIỀN BẮC
2.1. Giới thiệu về công ty quản lý bay miền bắc
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Quản lý bay miền Bắc được thành lập vào ngày 04 tháng 6 năm 2009. Công ty là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, là doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, hoạch toán phụ thuộc, cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay (dịch vụ điều hành bay, dịch vụ báo động, dịch vụ dẫn đường giám sát, dịch vụ thông báo tin tức Hàng không, dịch vụ tìm kiếm cứu nạn hàng không, dịch vụ Khí tượng) theo tiêu chuẩn Quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao với nhu cầu đi lại của hành khách và vận chuyển hàng hóa thông qua hệ thống Điều hành bay hiệu quả và chất lượng. Công ty có tư cách pháp nhânvà được ủy quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Ngoài ra công ty còn cung cấp dịch vụ kỹ thuật, thông tin dẫn đường giám sát cho các chuyến bay quân sự, các chuyến bay chuyên cơ, các chuyến bay hoạt động công ích như: Bay chụp ảnh phân định biên giới Việt – Trung, Việt – Lào, các chuyến bay khảo sát về thủy điện Hòa Bình, bay cấp cứu, bay tìm kiếm cứu nạn đồng bào bão lụt, cung cấp các dịch vụ bay đường dài, sẵn sàng điều hành cho các vùng thông báo bay lân cận khi được ủy thác điều hành.
Từ khi thành lập tới nay, hàng năm công ty đã nâng cấp các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng đài kiểm soát không lưu, cơ sở điều hành bay, đài dẫn đường, nâng cao năng lực điều hành bay, sản lượng điều hành bay hàng năm hơn nửa triệu chuyến bay đi đến và quá cảnh qua vùng thông báo bay miền bắc.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ phòng ban
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty gồm: Ban Giám đốc, Khối Không lưu, Khối Kỹ thuật, Khối cơ quan, Các đài kiểm soát Không lưu sân bay địa phương, các đài dẫn đường.
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Quảnl ý bay miền Bắc
2.1.2.2. Chức năng
Cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay cho tất cả các tàu bay dân dụng và vận tải quân sự (khi được ủy quyền) hoạt động tại các cảng hàng không, sân bay trong khu vực vùng thông báo bay phía Bắc thuộc chủ quyền Việt nam (Từ vĩ tuyến 23 trở vào vĩ tuyến 16) và các vùng thông báo bay lân cận (Trung Quốc, Lào, Thái Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh khi được ủy quyền) và các vùng không phận được quyền hợp pháp khác bao gồm: Dịch vụ không lưu (dịch vụ điều hành bay, dịch vụ thông báo, dịch vụ ư vấn không lưu và dịch vụ báo động), dịch vụ thông tin, dẫn đường giám sát, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ khí tượng, dịch vụ tìm kiếm cứu nạn.
Tham mưu cho Lãnh đạo Tổng công ty về các dịch vụ không lưu, dịch vụ báo động, dịch vụ tìm kiếm cứu nạn, dịch vụ thông tin dẫn đường giám sát. Đề xuất xây dựng, nâng cấp cải tiến các đài kiểm soát không lưu, các đài dẫn đường, các Trung tâm, các cơ sở Điều hành bay, ký kết văn bản hợp tác với các đơn vị Quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực Đảm bảo hoạt động bay về học tập trao đổi giữa các bên.
2.1.2.3. Nhiệm vụ
Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Nghị định số 94/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý hoạt động bay và Điều 98 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
Tham gia xây dựng các quy trình, quy phạm và tài liệu nghiệp vụ không lưu, tham gia thiết lập, khai thác đường hàng không, vùng trời sân bay, vùng thông báo bay, phương thức bay, phương thức điều hành bay hàng không dân dụng khu vực phía Bắc.
Xây dựng tài liệu hướng dẫn khai thác của các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu, các dịch vụ khí tượng, dịch vụ thông tin dẫn đường giám sát, dịch vụ báo động, dịch vụ tìm kiếm cứu nạn hàng không trình Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam phê duyệt
Ký kết văn bản hiệp đồng điều hành bay, văn bản hiệp đồng điều hành bay dân dụng và quân sự, văn bản hiệp đồng cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không, thông tin, dẫn đường, thông báo tin tức hàng không, tìm kiếm cứu nạn dân hàng không dân dụng các cơ sở đơn vị khu vực phía Bắc.
2.1.2.4. Cơ cấu lao động các phòng ban
Bảng 2.1 Cơ cấu lao động công ty quản lý bay miền bắc
2017 2018 2019 2020 TT Phòngban Số người Cơ cấu % Số người Cơ cấu% Số người Cơ cấu% Số người Cơ cấu% 1 Ban Giám đốc 4 0,48% 4 0,46% 4 0,45% 4 0,44%
2 Khối không lưu 386 45,36% 402 45,32% 414 45,05% 416 44,93%
3 Khối kỹ thuật 168 19,74% 180 20,29% 192 20,89% 194 20,95%
4 Khối cơ quan 204 23,97% 206 23,2%2 208 22.63% 208 22.46%
5 Đài KSKL
Địa phương
63 7,40% 67 7,55% 70 7,61% 72 7,77%
6 Đài dẫn đường 26 3,05% 28 3,16% 31 3,37% 32 3,45%
Tổng 851 100,00% 887 100% 919 100% 926 100%
Nguồn: Phòng TCCB-LĐ, công ty Quản lý bay miền Bắc
Nhìn vào bảng cơ cấu lao động ta thấy Ban Giám đốc trong 4 năm không có biến động,.Tiếp đến Khối không lưulà lực lượng lao động trực tiếp đóng góp vào
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chiếm tới 45% lực lượng lao động trong công ty, kế đến là Khối kỹ thuật chiếm 20% lực lượng lao động trong công ty, trong khi đó khối cơ quan (tham mưu giúp việc cho ban Giám đốc) chiếm tới 23,97% lực lượng lao động trong công ty năm 2017 đã giảm xuống 22,46% (gần như không tuyền dụng mới mà chỉ luân chuyển các bộ phận phòng ban).
Khi lưu lượng bay tăng cao khu vực phía Bắc trong năm 2017 – 2019 các lực lượng lao động tại các Đài Kiểm soát không lưu địa phương, đài dẫn đường Nam Hà, Mộc Châu chiếm 10-11% lực lượng lao động trong công ty nhưng là một trong những mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền sản xuất kinh doanh của công ty và giảm tải nhiều cho sân bay quốc tế Nội bài.
2.1.2.5. Lĩnh vực hoạt động chính cucar công ty quản lý bay miền bắc
Công ty cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay như: Dịch vụ thông báo bay, dịch vụ thông tin hàng không, dịch vụ kiểm soát không lưu, dịch vụ khí tượng hàng không, dịch vụ dẫn đường bay. Tất cả các mắt xích trong dây chuyền sản xuất kinh doanh để đưa tới sản phẩm chính là Điều hành cất cánh, hạ cánh, bay quá cảnh an toàn các chuyến bay trong vùng thông báo bay, không phận do Việt Nam quản lý.
2.1.2.6. Kết quả kinh doanh của công ty quản lý bay miền bắc 2017 – 2020
Doanh thu chủ yếu của Công ty tới từ tiền thu phí dịch vụ Điều hành bay trong vùng thông báo bay, không phận và vùng được Ủy quyền Điều hành bay trong vùng trời do Việt Nam quản lý.
Đối tác khách hàng là các hãng hàng không trong nước và Quốc tế bay đi đến quá cảnh qua vùng trời của Việt Nam, do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam chịu trách nhiệm điều hành và quản lý cung cấp các dịch vụ đảm bảo hoạt động bay. Các chuyến bay đều được cung cấp đầy đủ các dịch vụ (không lưu, báo động, khí tượng, dẫn đường giám sát, thong tin hàng không).
Dưới đây là bảng kết quả kinh doanh của Công ty từ 2017 – 2020