1.2. Tổng quan về công tác đào tạo cán bộ công chức
1.2.4. Các hoạt động đào tạo và phát triển đội ngũ CBCC
1.2.4.1. Các quy định về công tác đào tạo và phát triển CBCC
Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, công tác QLNN về đào tạo CBCC được giao cho Bộ Nội vụ với các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ, chính sách thuộc lĩnh vực đào tạo CBCC;
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đào tạo CBCC trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền; tổ chức hướng dẫn thực hiện và chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch đào tạo sau khi được ban hành; theo dõi tổng hợp kết quả đào tạo CBCC của các bộ, ngành và địa phương;
-Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo ở ngoài nước bằng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ khác;
- Xây dựng chỉ tiêu ngân sách; xây dựng định mức và phân bổ chỉ tiêu đào tạo; - Quy định chương trình, kiểm tra, cấp chứng chỉ;
- Quy định tiêu chuẩn cơ sở đào tạo; tiêu chuẩn giảng viên; - Thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo;
- Công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý công tác đào tạo CBCC trong phạm vi ngành và địa phương, có trách nhiệm:
-Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo CBCC thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương; thực hiện chế độ báo cáo kết quả hoạt động đào tạo CBCC hàng năm và kế hoạch năm tiếp theo về Bộ Nội vụ để theo dõi, tổng hợp;
-Quản lý, xây dựng các cơ sở đào tạo CBCC và đội ngũ giảng viên thuộc phạm vi thẩm quyền;
-Xây dựng và ban hành các chế độ khuyến khích CBCC khơng ngừng học tập nâng cao trình độ và năng lực cơng tác;
-Quy định các chương trình bồi dưỡng trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ; chứng chỉ; tổ chức thẩm định các chương trình này;
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách đào tạo. Nội dung cơng tác đào tạo CBCC của Phòng Nội vụ, LĐTBXH của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các đơn vị tương đương chủ yếu là công tác xây dựng kế hoạch đào tạo CBCC của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tổ chức thực hiện kế hoạch được duyệt.
1.2.4.2. Các nội dung hoạt động đào tạo và phát triển đội ngũ CBCC
Để có thể có được nội dung đào tạo phù hợp, hợp lý với địa phương thì các cơ quan, tổ chức, các đơn vị sử dụng CBCC phải có trách nhiệm xây dựng và cơng khai quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của CBCC. Cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng CBCC có trách nhiệm tạo điều kiện để cơng chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của CBCC.
Từ đó phải xây dựng được nội dung đào tạo, bồi dưỡng sát với thực tiễn, cụ thể với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh, chú trọng kết hợp giữa đào tạo lý luận theo mục tiêu chương trình với đào tạo theo tình huống và phương pháp xử lý giải quyết các tình huống cụ thể trong quản lý điều hành của cán bộ chuyên trách và trong chuyên môn nghiệp vụ của công chức. Cụ thể công tác đào tạo và phát triển CBCC xoay quanh bốn nội dung cơ bản sau:
-Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thường xuyên xây dựng đội ngũ CBCC có lập trường chính trị vững vàng, thái độ chính trị đúng đắn, phẩm chất tư tưởng tốt;
nhằm xây dựng một đội ngũ CBCC vững mạnh, tăng cường khả năng thích ứng của CBCC trước yêu cầu của nhiệm vụ mới trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN;
-Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp để xây dựng một đội ngũ chuyên gia giỏi, có năng lực xây dựng, hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách, quản lý các chương trình, dự án của Nhà nước có hiệu quả, đáp ứng các mục tiêu phát triển;
-Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kiến thức bổ trợ khác để tăng cường khả năng giao tiếp, nghiên cứu tài liệu nước ngồi trong lĩnh vực chun mơn và từng bước hiện đại hóa, tăng cường năng lực của nền hành chính nhà nước.
Để thực hiện các nội dung đào tạo và phát triển nêu trên, trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC có các chương trình đào tạo, bồi dưỡng như sau:
- Các loại chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh CBCC.
- Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng nâng cao, cập nhật kiến thức.
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng, bổ sung kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh.
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng cập nhật kiến thức về chun mơn, nghiệp vụ. + Chương trình, tài liệu bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý.
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch, chuyển ngạch, đào tạo cơng chức dự bị.
+ Chương trình, tài liệu bồi dưỡng đại biểu HĐND.
-Các chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ và kiến thức bổ trợ khác theo tiêu chuẩn ngạch.