Đánh giá công tác đào tạo và phát triển CBCC cấp xã thành phố Cẩm Phả

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. (Trang 60 - 64)

2.4.1. Thành cơng

-Thành phố đã chủ động bố trí nguồn kinh phí hằng năm cho cơng tác đào tạo, phát triển theo kế hoạch của thành phố trên cơ sở nhu cầu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Khi Phịng Tài chính – Kế hoạch thực hiện việc phân bổ và giao dự tốn hàng năm, phần kinh phí phục vụ cơng tác đào tạo của thành phố sẽ được phân bổ trong dự toán của Cơ quan Tổ chức – Nội vụ để phục vụ cơng tác đào tạo của tồn thành phố. Các lớp đào tạo, chương trình đào tạo chưa có trong dự tốn giao đầu năm sẽ được Chủ tịch UBND Thành phố thông qua và cấp kinh phí hoạt động cho từng lớp đào tạo được tổ chức.

- Số lượng cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, phát triển ngày càng tăng về số lượng; ý thức tham gia học tập của cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được nâng cao rõ rệt. Với yêu cầu ngày càng cao của các cấp quản lý, cán bộ,

công chức, viên chức tự ý thức được việc nâng cao trình độ, bồi dưỡng thêm nghiệp vụ của bản thân để phục vụ công việc một cách hiệu quả nhất.

-Độ tuổi của đội ngũ công chức cấp xã tương đối trẻ, giảm số lượng cơng chức tuổi cao, khơng có trình độ chuyên môn. Về cơ bản đội ngũ CBCC cấp xã ở thành phố Cẩm Phả đang dần nâng cao năng lực và rèn luyện các kỹ năng cần thiết trong ứng xử, giao tiếp, có sự hiểu biết và tơn trọng lẫn nhau, có trách nhiệm với cơng việc được giao, có thái độ đúng đắn trong q trình thực thi cơng vụ. Phần lớn đội ngũ CBCC cấp xã ở thành phố Cẩm Phả có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC cấp xã ở thành phố Cẩm Phả nhìn chung những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực, có sự nâng cao chất lượng trên các mặt phẩm chất lý luận chính trị, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng cơng tác,.. chất lượng tương đối phù hợp với sự phát triển của xã hội, bước đầu đáp ứng với yêu cầu của cơ chế quản lý mới. Những năm qua, trình độ năng lực của đội ngũ CBCC cấp xã được nâng lên, nhiều CBCC cấp xã có trình độ thạc sĩ, điều đó chứng tỏ sự nỗ lực rất lớn của địa phương trong việc tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ cho đội ngũ CBCC.

- Cơng tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng đội ngũ CBCC cấp xã ngày càng được chú trọng hơn, việc tổ chức thi tuyển công chức cấp xã đảm bảo công khai, khách quan, dân chủ và đúng theo quy định, do đó chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã ngày càng được nâng lên so với trước đây.

-Việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã đi vào nền nếp, tập trung vào các đối tượng được quy hoạch, gắn với vị trí việc làm;

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng tập trung vào những nội dung thật sự cần thiết, gắn với việc nâng cao chất lượng thực thi nhiệm vụ, đạo đức công vụ.

2.4.2. Hạn chế

-Công tác quản lý tổ chức đào tạo và phát triển có mặt cịn bất cập, các lớp đào tạo và phát triển cho CBCC cấp xã trong một thành phố do nhiều cơ sở đào tạo cùng thực hiện trong năm dẫn đến chồng chéo, gây lãng phí. Nguồn kinh phí phân bổ cho các

CBCC chưa đáp ứng được các yêu cầu thực tế, chỉ tiêu phân bổ của một số loại hình đào tạo thường đến muộn, khơng được thực hiện trong kế hoạch công tác của năm

- Số lượng CBCC được đào tạo tăng, tuy nhiên chất lượng đào tạo cán bộ vẫn còn chưa đáp ứng được so với yêu cầu, việc học đi đơi với hành ở một số cơ sở cịn hạn chế, CBCC nhiều lung túng khi vận dụng những kiến thức đã được học vào giải quyết những cơng việc cụ thể ở cơ sở.

-Một số chính sách đối với cán bộ, công chức tuy được triển khai song vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay, nguồn kinh phí cịn hạn hẹp, mức trợ cấp đối với các cán bộ, cơng chức cịn thấp, chưa hợp lý để họ vượt qua khó khăn, n tâm học hành. Nhiều học viên có hồn cảnh kinh tế khó khăn khơng đủ tiền ăn học đã bỏ dở giữa chừng, nhất là các học viên ở vùng khó khăn.

-Việc đầu tư cơ sở vật chất trang bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập tuy có nhiều cố gằng nhưng chưa được tương xứng với yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, thực hành, thực tập của nhà trường với các học viên, điều kiện ăn, ở sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao của Cán bộ giáo viên và các học viên cịn gặp nhiều khó khăn

-Tuy nội dung và phương pháp đào tạo đã có nhiều thay đổi nhưng chưa cụ thể rõ ràng: Nội dung bài giảng vẫn thiếu tính thực tế nên chưa đem lại hiệu quả cho công tác ĐTBD cao. Phương hướng đào tạo và phát triển vẫn còn theo cách dạy truyền thống, thầy giảng, trị nghe, với cách học đó đã tạo nên tính ỷ lại cho các học viên, họ khơng chủ động, tự giác nghiên cứu, tìm tịi. Phương pháp giảng bài của một số giáo viên vẫn cịn gị bó, thiếu linh hoạt đã xảy ra tình trạng “cháy giáo án”, ngược lại có một số giáo viên giảng dạy lại khơng truyền đạt tập trung vào trọng tâm, không “đánh chúng” điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng bài kiểm tra của chất lượng bài kiểm tra của các học viên.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất: Một bộ phận không nhỏ của các cấp lãnh đạo chưa nhận thức được

đầy đủ tính vai trị và tính cấp thiết của cơng tác đào tạo và phát triển CBCC chính quyền cấp xã, do đó thiếu sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về công tác đào tạo và

phát triển CBCC.

Thứ hai: Công tác lập quy hoạch, kế hoạch đào tạo và phát triển CBCC chính

quyền cấp xã là chưa được thực hiện thường xun, thiếu tính đồng bộ, thiếu tính khoa học. Cơng tác quản lý quy hoạch cũng chưa có sự hợp lý giữa CBCC là với người kinh. Việc cử CBCC đi học chỉ được cấp xã tiến hành khi có giấy báo nhập học của các cơ sở đào tạo và phát triển, do đó chính quyền cấp xã thiếu tính chủ động trong công tác đào tạo và phát triển CBCC. Do chưa gắn công tác đào tạo với quy hoạch và sử dụng CBCC nên trong thời gian qua, nhiều đối tượng đã được đào tạo nhưng không được đề cử bổ nhiệm, trong khi đó nhiều đối tượng khác thậm chí chưa qua đào tạo và phát triển lại được cân nhắc vào các vị trí cơng tác cao hơn, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của những đối tượng đã được đào tạo và cả những đối tượng chưa được đào tạo, họ cho rằng mặc dù đã được đào tạo nhưng nếu khơng thuộc diện quy hoạch thì cũng khơng có được vị trí cơng tác.

Thứ ba: Bản thân các đối tượng được đưa đi đào tạo và phát triển chưa thực sự

coi trọng tự đào tạo để nâng cao năng lực công tác. Một số bộ phận nhỏ họ nghĩ rằng tham gia đào tạo chỉ để kiếm được một vị trí cao hơn trong tổ chức, họ khơng quan tâm đến nội dung đào tạo, mà họ họ chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng mà họ nhận được sau khóa học đấy, chẳng hạn như: giấy chứng nhận, bằng cấp, chứng chỉ.

Thứ tư: Các cơ sở đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa đồng bộ, điều kiện giảng dạy, chất lượng chuyên môn quản lý và các giảng viên ở các cơ sở đào tạo ở thành phố còn thấp so với mặt bằng chung của tồn tỉnh nên số chất lượng đào tạo cịn thấp.

CHƯƠNG 3. HỒN THIỆN CƠNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CBCC CẤP XÃ THÀNH PHỐ CẨM PHẢ TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. (Trang 60 - 64)