Mã quét bàn phím.

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI KỶ YẾU HỘI THẢO GIÁO VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Trang 76 - 78)

* Mỗi một phím ấn được gán cho một mã quét (scan mode) gồm 1 byte. Điều này là đủ cho cả các bàn phím có tới 102 phím như hiện nay. Bàn phím PC/XT có 83 phím với mã quét từ 01 đến 83, trong khi bàn phím MF II (Multifunction keyboard) có thêm 7 phím điều khiển trên một khối cách biệt và 3 đèn LED để chỉ thị trạng thái của phím đó (CAPSLOCK, NUMLOCK, SCROLLOCK).

* Nếu 1 phím được ấn, thì bàn phím phát ra một mã make-code tương ứng với mã quét truyền tới mạch ghép nối bàn phím

* Chương trình xử lý ngắt sẽ sử lý mã này tuỳ theo phím Shift có được ấn hay khơng. Thí dụ, ấn phím Shift trước, khơng rời tay và ấn tiếp ‘C’:

Make code được truyền 42 (Shift) and 46 (‘C’).

* Nếu rời tay ấn phím Shift thì bàn phím sẽ phát ra break – code và mã này được truyền như make – code. Mã này giống mã quét nhưng bit 7 được đặt lên 1, do vậy nó tương đương với make-code cộng với 128

Break code được truyền 174 (46+128 tương ứng với ‘C’) và 170 (42 + 128 tương ứng với Shift).

* Phần cứng và phần mềm xử lý bàn phím cịn phải giải quyết những vấn đề về vật lý sau:

- Nhấn và nhả phím nhưng khơng được phát hiện.

- Khử nhiễu dung cơ khí và phân biệt một phím được nhấn nhiều lần hay chỉ nhấn 1 lần nhưng được giữ trong khoảng thời gian dài.

TÌM HIỂU VỀ CHUỘT (MOUSE) MÁY TÍNH

Nguyễn Văn Hợi

Đặt vấn đề:

Để tạo ra khả năng giao tiếp và phục vụ của máy vi tính người ta lắp thêm cho máy vi tính một số thiết bị có tên gọi chung là các thiết bị ngoại vi bao gồm 2 nhóm lớn:

Nhóm các thiết bị ra phục vụ việc đưa dữ liệu ra các vật ghi tin ở bên ngồi.

Nhóm các thiết bị vào đảm nhận các chức năng phục vụ việc nạp chương trình và dữ liệu vào máy tính. Sau đây chúng tơi đưa ra một vài tìm hiểu về Mouse, một thiết bị vào.

Chuột điện tử được sử dụng để di chuyển con trỏ trên màn hình. Sự xuất hiện của giao diện người dùng đồ hoạ như Microsofl Windows, chuột được chọn lựa cần thiết cho các máy hệ mới.

Chuột truyền thông với máy tính bằng hai cách. Chuột nối tiếp sử dụng cổng nối tiếp và chuột bus có một địa chỉ riêng và thẻ mạch điều khiển chuột bus, nó vẫn là thiết bị nối tiếp, nhưng không sử dụng cổng nối tiếp, địa chỉ hoặc tín hiệu ngắt của nó.

Bài viết bao gồm các phần sau:

o Cấu tạo của chuột

oHoạt động của chuột

o Độ phân giải hiệu chỉnh chuột

o Ghép nối chuột và chương trình điều khiển chuột

o Cách kiểm tra và khắc phục một số sự cố của chuột

Một phần của tài liệu TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI KỶ YẾU HỘI THẢO GIÁO VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)