Nâng cao ý thức và trách nhiệm của công chức, viên chức đối vớ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHOA HỌC, BÁO CÁO TỐT NGHIỆP, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN (Trang 46 - 47)

việc soạn thảo và ban hành văn bản

Trách nhiệm của công chức, viên chức trong việc soạn thảo, ban hành văn bản là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động của các cơ quan. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của một cơ quan, tổ chức nói chung và Phân hiệu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Từ thực tiễn tại Phân hiệu, nhóm nghiên cứu mạnh dạn đề xuất các giải pháp về trách nhiệm của viên chức, giảng viên được thực hiện cụ thể như sau:

a) Đối với Ban Giám đốc

Trước hết, Ban Giám đốc phải đổi mới nhận thức về công tác soạn thảo, ban hành văn bản, xác định được tầm quan trọng của việc soạn thảo, ban hành văn bản. Cần triển khai kịp thời, đồng bộ cho viên chức các quy định của Nhà nước về quy trình soạn thảo, ký ban hành văn bản theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020.

Ban Giám đốc cần có các hình thức khen thưởng, kỷ luật rõ ràng trong việc soạn thảo, ký ban hành văn bản. Vì vậy, nâng cao nhận thức của lãnh đạo Ban Giám đốc có thể được xem là yếu tố quan trọng giúp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Phân hiệu.

Cập nhật các văn bản về công tác soạn thảo và ban hành văn bản cũng như tổ chức tập huấn cho viên chức về trình bày thể thức văn bản theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/03/2020 về công tác văn thư.

Đặc biệt, nâng cao nhận thức cho viên chức và giảng viên về ý nghĩa của việc tuân thủ các quy trình xây dựng và ban hành văn bản.

Ban Giám đốc cần kiểm tra, rà soát công tác soạn thảo và ban hành văn bản của Phân hiệu. Đồng thời, xác định các viên chức cần bồi dưỡng để cử

tham gia các khóa bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu của hoạt động soạn thảo và ban hành văn bản của Phân hiệu.

b) Đối với Trưởng phòng Hành chính - Quản trị - Tổ chức

Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ nói chung và soạn thảo, ban hành văn bản nói riêng của Phân hiệu.

Cụ thể hóa các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ nói chung và soạn thảo, ký ban hành văn bản nói riêng phù hợp với thực tế của Phân hiệu.

Tham mưu cho Ban Giám đốc mẫu hóa một số văn bản của Phân hiệu giúp cho việc soạn thảo văn bản được nhanh chóng, chính xác.

c) Đối với viên chức, giảng viên

Để nâng cao ý thức và trách nhiệm đối với việc soạn thảo văn bản, mỗi cá nhân phải nắm được các quy định của Nhà nước về soạn thảo, ban hành văn bản, không ngừng trau dồi kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, luôn cập nhật những văn bản mới nhất để áp dụng trong từng thời điểm cụ thể.

Thường xuyên tham gia các buổi tập huấn về chuyên đề soạn thảo văn bản nhằm trang bị cho cá nhân kỹ năng soạn thảo văn bản.

Cần phải tiến hành tuyên truyền để nâng cao nhận thức của viên chức, giảng viên về tầm quan trọng của văn bản cũng như công tác soạn thảo và ban hành văn bản, để họ quan tâm và đầu tư thích đáng thời gian cũng như công sức vào công việc được giao nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KHOA HỌC, BÁO CÁO TỐT NGHIỆP, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN (Trang 46 - 47)