GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO

Một phần của tài liệu Nguyen ly 2 (Trang 87 - 91)

1. Vấn đề dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc

1.1. Khái niệm dân tộc

- Khái niệm dân tộc được hiểu theo hai nghĩa được dùng phổ biến nhất: + Khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người cụ thể có những mối liên hệ chặt chẽ, bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ chung của cộng đồng và trong sinh hoạt văn hoá có những nét đặc thù với những cộng đồng khác.

Theo nghĩa này, dân tộc là một bộ phận của quốc gia, là cộng đồng xã hội.

+ Khái niệm dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, bền vững hợp thành nhân dân của một quốc gia, có lãnh thổ chung, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung, có truyền thống văn hoá, truyền thống đấu tranh chung trong quá trình dựng nước và giữ nước.

Theo nghĩa này, dân tộc là toàn bộ nhân dân một nước, là quốc gia - dân tộc.

84

1.2. Hai xu hướng phát triển của dân tộc và vấn đề dân tộc trong xây dựng CNXH

- Xu hướng thứ nhất: Do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sống của mình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc lập

- Xu hướng thứ hai: Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau

1.3. Những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề dân tộc

- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc. Tất cả các dân tộc, dù đông hay ít người, trình độ phát triển cao hay thấp đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau

- Các dân tộc được quyền tự quyết: thực chất đây là quyền làm chủ của mỗi dân tộc, quyền tự quyết định con đường phát triển kinh tế, chính trị - xã hội của dân tộc mình. Quyền tự quyết dân tộc bào gồm:

+ Quyền tự do phân lập thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập

+ Quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng - Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc: thể hiện bản chất quốc tế của GCCN, phong trào công nhân và phản ánh tính thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp.

2. Tôn giáo và những nguyên tắc cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo việc giải quyết vấn đề tôn giáo

2.1. Khái niệm tôn giáo

- Theo P. Ăngghen: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang những hình thức của lực lượng siêu trần thế”

- Về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bế tắc, bất lực của con người trước giới tự nhiên và xã hội, tuy nhiên nó cũng chứa một số giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lý con người.

2.2. Vấn đề tôn giáo trong tiến trình xây dựng CNXH

Trong tiến trình xây dựng CNXH và trong xã hội XHCN, tôn giáo vẫn tồn tại. Đó là do các nguyên nhân:

- Nguyên nhân nhận thức:

+ Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, do trình độ dân trí chưa cao, nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội khoa học vẫn chưa giải thích được.

85

+ Những sức mạnh tự phát của tự nhiên, xã hội mà con người chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến cho một bộ phận nhân dân sợ hãi đi tìm sự an ủi và lý giải chúng từ sức mạnh của thần linh, thượng đế.

- Nguyên nhân kinh tế: trong quá trình xây dựng CNXH, nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế với những lợi ích khác nhau của các giai cấp, tầng lớp xã hội dẫn tới sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…. Bên cạnh đó, con người càng chịu tác động của yếu tố ngẫu nhiên, may rủi …làm cho họ dễ trở nên thụ động, cầu mong vào lực lượng siêu nhiên.

- Nguyên nhân tâm lý: Do ý thức xã hội luôn bảo thủ hơn so với tồn tại xã hội, trong đó ý thức tôn giáo là yếu tố mang tính chất bền vững nhất, ăn sâu vào nếp nghĩ, lối sống của mỗi người, của xã hội.

- Nguyên nhân chính trị - xã hội:

+ Trong các nguyên tắc của tôn giáo có những điểm còn phù hợp với đường lối, chính sách của Nhà nước XHCN. Nhà nước không ngừng nâng cao địa vị và tính tích cực của những người có đạo.

+ Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức, trong đó, các thế lực chính trị vẫn lợi dụng tôn giáo để phục vụ cho mưu đồ chính trị của mình.

- Nguyên nhân văn hoá:

+ Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo có khả năng đáp ứng ở một mức độ nào đó nhu cầu văn hoá tinh thần của một bộ phận nhân dân, góp phần giáo dục ý thức cộng đồng, đạo đức, phong cách, lối sống của mỗi cá nhân trong xã hội.

+ Tín ngưỡng tôn giáo có liên quan đến tư tưởng, tình cảm của một bộ phận dân cư.

Trong tiến trình xây dựng CNXH, tôn giáo cũng có sự biến đổi cùng với sự thay đổi của những điều kiện kinh tế - xã hội, với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới:

o Quần chúng nhân dân có đạo đã thực sự trở thành chủ thể của xã hội, họ dần thoát khỏi trình trạng mê tín dị đoan, xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh.

o Các tổ chức tôn giáo không còn là công cụ của bất cứ thế lực thù địch nào muốn mưu toan, lợi dụng để áp bức, bóc lột quần chúng nhân dân.

o Ngày càng đông quần chúng nhân dân có tôn giáo có điều kiện tham gia đóng góp vào công cuộc đổi mới đất nước.

1.3. Các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo

- Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội phải gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

86

- Khi tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân thì nhà nước XHCN phải tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân, phát huy những giá trị tích cực của tôn giáo.

- Thực hiện đoàn kết những người có tôn giáo với những người không có tôn giáo, đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết những người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tôn giáo + Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo

+ Mặt chính trị: sự lợi dụng tôn giáo của những phần tử phản động nhằm chống lại sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng CNXH.

87

Chương IX

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC VÀ TRIỂN VỌNG

Với sự ra đời của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội đã từ những lý thuyết không tưởng trở thành một lý luận khoa học.

 Quá trình thâm nhập lý luận khoa học đó vào đời sống thực tiễn phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực: từ một nước đến nhiều nước và trở thành một hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh trên phạm vi quốc tế ở thế kỷ XX với nhiều thành tựu vĩ đại, in đậm dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử phát triển của xã hội loài người.

Thế nhưng, vào những thập niên cuối thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

- Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã tâm thời lâm vào tình trạng thoái trào.

- Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã tiến hành cải cách, mở cửa, đổi mới và tiếp tục phát triển.

 Thực tế lịch sử đó đã đặt ra một vấn đề lớn về tương lai của chủ nghĩa xã hội.

 Lời giải đáp khoa học chân chính cho câu hỏi này chỉ có thể có được trên cơ sở nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và vận dụng sáng tạo những nguyên lý đó vào việc phân tích bối cảnh cụ thể của thời đại ngày nay.

Một phần của tài liệu Nguyen ly 2 (Trang 87 - 91)