VAI TRÒ, HẠN CHẾ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CNTB

Một phần của tài liệu Nguyen ly 2 (Trang 68 - 71)

1.Vai trò của CNTB đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội

- Giải phóng loài người khỏi “đêm trường trung cổ”, chuyển từ nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại.

- Phát triển lực lượng sản xuất. - Thực hiện xã hội hoá sản xuất

- CNTB thông qua cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên biết tổ chức lao động theo kiểu công xưởng. Từ đó, tạo dựng tác phong công nghiệp cho người lao động.

- Thiết lập nên nền dân chủ tư sản.

2. Hạn chế của CNTB

- CNTB ra đời gắn liền với quá trình tích luỹ nguyên thuỷ. Đó là quá trình tích luỹ tiền tệ nhờ vào những biện pháp ăn cướp, buôn bán trao đổi không ngang giá…

- Cơ sở cho sự ra đời và phát triển của CNTB là quan hệ bóc lột của các nhà tư bản đối với công nhân làm thuê….

- Các cuộc chiến tranh thế giới với mục đích tranh giành thị trường, thuộc địa và khu vực ảnh hưởng đã để lại cho loài người những hậu quả nặng nề.

- CNTB sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc tạo ra khoảng ngăn cách giữa các nước giàu và các nước ngoài.

3. Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản

Theo sự phân tích của Mác và Lênin, CNTB càng phát triển, trình độ xã hội hoá của LLSX ngày càng cao thì QHSX ngày càng trở nên chật hẹp so với nội dung vật chất ngày càng lớn lên của nó. QHSH tư nhân TBCN sẽ bị phá vỡ và thay vào đó là một quan hệ sở hữu mới - sở hữu xã hội về TLSX được xác lập để đáp ứng yêu cầu phát triển của LLSX. Hay PTSX TBCN bị thủ tiêu và PTSX CSCN ra đời.

Mặc dù đã tự điều chỉnh để thích ứng nhưng CNTB vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn:

- Năng lực sản xuất vô hạn với tiêu dùng và khả năng thanh toán hạn chế; - Khả năng sản xuất vô hạn với nguồn tài nguyên hạn chế;

65

- Nhu cầu nhất thể hoá kinh tế quốc tế với lợi ích quốc gia; - Các nước CNTB trung tâm với các nước ngoại vi…

66

Phần thứ ba

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

 Trên cơ sở học thuyết kinh tế về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là học thuyết giá trị thặng dư, “ Mác đã hoàn toàn dựa vào và chỉ dựa vào những qui luật kinh tế của sự vận động của xã hội hiện đại mà kết luận rằng xã hội tư bản chủ nghĩa nhất định sẽ phải chuyển biến thành xã hội xã hội chủ nghĩa.

 Việc xã hội hóa lao động,- ngày càng tiến nhanh thêm dưới muôn vàn hình thức…

- đã biểu hiện đặc biệt rõ ràng ở sự phát triển của đại công nghiệp,…,

- đấy là cơ sở vật chất chủ yếu cho sự ra đời không thể tránh khỏi của chủ nghĩa xã hội.

 Động lực trí tuệ và tinh thần của sự chuyển biến đó, lực lượng thể chất thi hành sự chuyển biến đó là giai cấp vô sản, giai cấp đã được bản thân chủ nghĩa tư bản rèn luyện.

 Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản,

- biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và nội dung của những hình thức này ngày càng phong phú,

- nhất định biến thành một cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp vô sản nhằm giành chính quyền chuyên chính vô sản.

Như vậy, trong chủ nghĩa Mác-Lênin học thuyết kinh tế về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cùng với bộ phận lý luận triết học là những cơ sở tất

yếu và trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học, tức học thuyết Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội.

Bởi vậy:

- Theo nghĩa rộng chủ nghĩa xã hội khoa học chính là chủ nghĩa Mác-Lênin,

- Còn theo nghĩa hẹp thì nó là một bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mac-

Lênin – bộ phận lý luận về chủ nghĩa xã hội:

o Đó là bộ phận nghiên cứu làm sáng tỏ vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân;

o Tính tất yếu và nội dung của cách mạng xã hội chủ nghĩa;

o Quá trình hình thành và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa;

67

Chương VII

SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

 Trên cơ sở phân tích qui luật kinh tế của sự vận động của xã hội tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác-Lênin đã làm sáng tỏ:

 Tính tất yếu diệt vong của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,

 Và sự ra đời tất yếu của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.

 Mà lực lượng duy nhất có sứ mệnh lãnh đạo cuộc cách mạng thực hiện bước chuyển biến lịch sử này chính là giai cấp công nhân.

 Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển của xã hội loài người:

o Nó xóa bỏ mọi chế độ áp bức và bóc lột,

o Xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu của xã hội ấy chính là chủ nghĩa xã hội, kết quả trực tiếp của thời kỳ cải biến cách mạng lâu dài, khó khăn và gian khổ - thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Nguyen ly 2 (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)