Tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội

Một phần của tài liệu Nguyen ly 2 (Trang 43)

IV. QUÁ TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN VÀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

2. Tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội

2.1. Một số khái niệm cơ bản của tái sản xuất tư bản sản xuất

* Tổng sản phẩm xã hội (TSPXH).

- TSPXH là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.

- Tổng sản phẩm xã hội được cấu thành bởi ba bộ phận:

+ Giá trị bù đắp tư bản bất biến hay giá trị TLSX đã tiêu dùng trong sản xuất

+ Giá trị bù đắp tư bản khả biến hay giá trị của toàn bộ sức lao động đã tiêu hao

+ Giá trị của sản phẩm thặng dư (do lao động thặng dư của xã hội tạo ra)

40

- Về mặt hiện vật C.Mác chia TSPXH thành hai loại tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Do đó nền sản xuất xã hội được chia thành hai khu vực:

Khu vực I: sản xuất tư liệu sản xuất Khu vực II: sản xuất tư liệu tiêu dùng

- Mỗi khu vực sản xuất xã hội có thể chia thành nhiều ngành nhỏ. Chẳng hạn khu vực I có thể chia thành 2 nhóm:

+ Các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu sản xuất. + Các ngành sản xuất ra tư liệu sản xuất để sản xuất ra tư liệu tiêu dùng. - Khu vực II được chia thành 2 nhóm:

+ Các ngành sản xuất tư liệu cần thiết. + Các ngành sản xuất tư liệu xa xỉ

* Tư bản xã hội

Tư bản xã hội là tổng các tư bản cá biệt của xã hội vận động đan xen nhau, liên hệ và phục thuộc lẫn nhau.

* Những giả định khi nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội

Những giả định khoa học của C.Mác:

- Nền kinh tế tư bản chỉ có hai giai cấp cơ bản là tư sản và công nhân. - Hàng hoá được mua, bán đúng giá trị, giá cả = giá trị

- Cấu tạo hữu cơ của tư bản (c/v) không đổi

- Toàn bộ tư bản cố định chuyển hết giá trị của nó vào sản phẩm trong một năm

- Không xét đến ngoại thương

2.2. Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng

* Điều kiện thực hiện trong tái sản xuất giản đơn

Sơ đồ tái sản xuất:

Khu vực I: 4000c + 1000v + 1000m = 6000 TLSX Khu vực II: 2000c + 500v + 500m = 3000 TLTD Giá trị tổng sản phẩm xã hội = 9000

Khu vực I:

- Bộ phận 4000c dùng để bù đắp lại GT TLSX đã hao phí về mặt hiện vật nó tồn tại dưới dạng TLSX

- Bộ phận (1000v + 1000m) là tiền lương của công nhân và GTTD của nhà TB. Về mặt hiện vật nó tồn tại dưới hình thái TLSX không thể trực tiếp tiêu dùng cho cá nhân nên được dùng để trao đổi với KV II để lấy TLTD.

41

Khu vực II:

- Bộ phận (500v + 500m) là tiền lương của công nhân và phần GTTD của nhà TB. Về mặt hiện vật, nó tồn tại dưới hình thái TLTD nên được trao đổi trong nội bộ KV II

- Bộ phận 2000c dùng để bù đắp GT TLSX đã hao phí, về mặt hiện vật nó tồn tại dưới hình thái TLTD nên dùng để trao đổi với KV I

Quan hệ trao đổi giữa hai khu vực diễn ra như sau:

KV I: 4000c + = 6000

Trao đổi

KV II: + 500v + 500m = 3000 Điều kiện thực hiện:

I (v + m) = IIc (1)

1000vI + 1000mI = 2000cII

=> Cung của khu vực I về TLSX mới tạo ra bằng cầu về TLSX của khu vực II.

I (c + v + m) = Ic + IIc (2)

4000cI + 1000v1 + 1000m1 = 4000cI + 2000cII

=> Tổng cung về TLSX của xã hội phải bằng tổng cầu về TLSX của cả hai khu vực

II (c + v + m) = I (v + m) + II (v + m) (3)

2000cII + 500vII + 500vI = (1000vI + 1000mI) + (500vII + 500mII) => Tổng cung về TLTD của xã hội phải bằng tổng cầu về TLTD cả hai khu vực của nền kinh tế.

* Điều kiện thực hiện trong TSX mở rộng

Để TSX mở rộng diễn ra thì một phần giá trị của sản phẩm thặng dư được chuyển hoá thành vốn để tái sản xuất mở rộng. Phần hưởng thụ của nhà TB và lương công nhân < TLSX khu vực II (tiêu dùng nhiều => nghèo).

Sơ đồ tái sản xuất:

Khu vực I: 4000c + 1000v + 1000m = 6000 TLSX Khu vực II: 1500c + 750v + 750m = 3000 TLTD Giá trị tổng sản phẩm xã hội = 9000

2000c

42

Giả sử KV I tích luỹ 50% GTTD tức là 1000m được chia thành 50m1 cho tích luỹ, 500m2 cho tiêu dùng. Do cấu tạo hữu cơ của KV I là c/v = 4/1 nên 500m1 được chia thành 400c1 và 100v1. Khi đó, cơ cấu TSX mở rộng của KV I thể hiện như sau:

4000c + 400c1 + 1000v + 100v1 + 500m2 = 6000 Bộ phận (4000c + 400c1) dùng để trao đổi trong nội bộ KV I

Phần (1000v + 100v1 + 500m2) = 1600 tồn tại dưới hình thức sở hữu TLSX sẽ đem trao đổi với KV II để lấy TLTD.

Như vậy GT TLSX mà khu vực I cung cấp cho KV II (1600) đã vượt quá quy mô TLSX của KV II (1500) là 100. Do đó, KV II tăng GT sức lao động từ 750 lên 800 để sử dụng có hiệu quả GT TLSX mà KV I đã cung cấp tức là sẽ cần tư bản phụ thêm là 100c + 50v (tỷ lệ 2/1) lấy ở 750m (theo tỷ lệ 4/1)

Khi đó ta có sơ đồ trao đổi như sau:

KV I: 4000c + 400c1 + = 6000

Trao đổi

KV II: + 750v + 50v1 + 600m = 3000 Điều kiện thực hiện:

I (v + m) > IIc (1)

I (1000v + 1000m) > 1500cII

=> Giá trị mới do KV I sản xuất ra phải lớn hơn giá trị TLSX mà KV II đã tiêu dùng

I (c + v + m) > Ic + Iic (2)

I(4000c + 1000v + 1000m) > 4000cI + 1500cII

=> Toàn bộ giá trị sản phẩm của KV I phải lớn hơn tổng giá trị TLSX đã tiêu dùng của cả hai khu vực

 I(v + m) + II(v + m) > II(c + v + m) (3)

I(1000v + 1000m) + II(750v + 750m) > II(1500c + 750v + 750m)

1000v + 100v1 + 500m2

43

=> Toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm của KV II

3.3. Sự phát triển của V.I.Lênin với lý luận tái sản xuất tư bản xã hội của C. Mác

Lênin đã áp dụng lý luận của C. Mác về tái sản xuất tư bản xã hội để nghiên cứu sự hình thành thị trường TBCN do kết quả trực tiếp của việc phát triển LLSX dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật và đi đến kết luận: “Sản xuất TLSX để tạo ra TLSX nhanh nhất, sau đến sản xuất TLSX để sản xuất ra TLTD; và cuối cùng chậm nhất là sự phát triển của sản xuất TLTD”.

3. Khủng hoảng kinh tế trong CNTB

3.1. Bản chất và nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế trong CNTB

- Bản chất của khủng hoảng: sự phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí làm cho quá trình sản xuất TBCN bị gián đoạn bởi những cuộc khủng hoảng có tính chất chu kỳ mà hình thức đầu tiên và phổ biến của nó là khủng hoảng sản xuất thừa.

- Nguyên nhân của nó bắt nguồn từ chính mâu thuẫn cơ bản trong lòng CNTB. Đó là mâu thuẫn giữa tính chất tư nhân và trình độ xã hội hoá cao của LLSX với chế độ sở hữu tư nhân TBCN về TLSX của xã hội. Mâu thuẫn này biểu hiện ra thành các mâu thuẫn:

+ Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát trong toàn xã hội

+ Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích luỹ, mở rộng không có giới hạn của tư bản với sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng nhân dân

+ Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và nhân dân lao động làm thuê

3.2. Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong CNTB

- Khủng hoảng: là giai đoạn khởi điểm của chu kỳ kinh tế mới. Trong giai

đoạn này hàng hoá ứ đọng, nhà tư bản mất khả năng thanh toán, công nhân thất nghiệp…

- Tiêu điều: sản xuất ở trạng thái trì trệ, không còn đi xuống nhưng không

có khả năng để tăng lên, hàng hoá được đem bán hạ giá, tư bản nhàn rỗi nhiều vì không có nơi để đầu tư. Các nhà tư bản tìm cách hạ chi phí bằng cách giảm bớt tiền công, tăng CĐLĐ và thời gian lao động của công nhân

- Phục hồi: các xí nghiệp được khôi phục và mở rộng sản xuất, công nhân

44

- Hưng thịnh: giai đoạn sản xuất vượt quá điểm cao nhất mà chu kỳ trước

đã đạt được. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hoá tăng, các xí nghiệp được mở rộng và xây dựng thêm…. HT KH HT KH HT KH KH (Tái cấu trúc)

=> Sức sx > hơn (Tái cấu trúc)

=> Sức sx > hơn (Tái cấu trúc)

=> Sức sx > hơn

*** Nhận xét:

Ở trong giai đoạn nền kinh tế của TB, khủng hoảng kinh tế đi đến chỗ tiêu điều, dẫn đến việc tiền không có chỗ đầu tư, TSLN giảm. Nhà TB có điều kiện tái cấu trúc hoạt động kinh tế, có tiền đầu tư lại => tạo ra sức sản xuất lớn hơn sức sx trước đó => Thông qua các cuộc khủng hoảng => TB ngày càng phát triển.

Sự khủng hoảng kinh tế diễn ra theo chù kỳ nhưng hướng là hướng phát triển. TB khủng hoảng là điều tất yếu để thực hiện tái cấu trúc hoạt động kinh tế.

VD: mua đất, gửi tiết kiệm… ** Nói thêm:

- TB nông nghiệp khủng hoảng kéo dài là vì sao? => Họ không thể tái cấu trúc => nền sx duy trì kiểu cũ ngay trong thời kỳ khủng hoảng. - TB công nghiệp => không dùng công nghệ cũ để sx.

V. CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ THẶNG DƯ

45

- TB là một chỉnh thể thống nhất, nhưng trong quá trình tồn tại nó vận động không ngừng, thông qua quá trình vận động đó, trong những hoàn cảnh nhất định, điều kiện nhất định, quan hệ nhất định thì có sự khác nhau. Tương ứng với những biểu hiện ta có cái gọi là các hình thái TB. Tương ứng với những hình thái như thế, GTTD biểu hiện ra ở từng cái tương ứng.

- Giá trị thặng dư là phạm trù nói lên mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong đời sống thực tế của xã hội tư sản, giá trị thặng dư chuyển hóa và biểu hiện thành lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi nhuận ngân hàng, lợi tức cho vay, địa tô tư bản chủ nghĩa.

1. Chi phí sản xuất TBCN

* Xác định được hàng hóa và chi phí thực tế.

Hàng hóa được tạo ra do sức lao động của con người:

 Lao động của quá khứ được vật hóa, biểu hiện ra ở giá trị của TLSX (người tìm vàng).

 Lao động hiện tại (người đúc pho tượng vàng) => tạo ra v & m.

=> Giá trị của hàng hóa trong thực tế là giá trị của lao động kết tinh trong đó (LĐQK và LĐHT)

W = c + v + m

* Tuy nhiên, khi nhà TB hoạt động thì chi phí mà nhà TB bỏ ra lại

khác. Nhà TB chỉ bỏ ra tiền để mua c & v, quan tâm c & v, quan tâm hao phí TB; họ không quan tâm hao phí LĐ tạo ra sản phẩm => Chi phí này Mác gọi là chi phí sản xuất TBCN.

k = c + v

*** Nhận xét: Khi đã có sự xuất hiện SX TBCN thì công thức:

W = c + v + m => W = k + m

- Chi phí sản xuất (CPSX) là phần giá trị bù lại giá cả của những TLSX và

SLĐ để SX ra hàng hóa đó.

- Chi phí thực tế là CPSX TBCN có sự khác nhau về cả mặt chất lẫn mặt lượng.

- So sánh CP thực tế và CPSX: o Về mặt chất:

 CP thực tế là CPLĐ, phản ánh đúng và đầy đủ hao phí LĐXH cần thiết để SX và tạo ra GT hàng hóa.

 CPSX TBCN (k) chỉ phản ánh hao phí TB của nhà TB mà thôi, nó không tạo ra GT hàng hóa.

46

W = k + m (k = O2 m) => quan hệ áp bức, bóc lột bị che đậy

o Về mặt lượng:

 CPSX TBCN (k) luôn bé hơn CP thực tế (W) => (c + v) < (c + v +m).

 Vì TBSX được chia thành TB cố định và TB lưu động nên CPSX TBCN luôn nhỏ hơn TB ứng trước (k).

Ví dụ: Một nhà TBSX đầu tư TB với số TB cố định (c1) là 1200 đơn vị tiền tệ (đvtt), số TB lưu động (c2 và v) là 480 đvtt (trong đó GT của nguyên, nhiên vật liệu (c2) là 300, tiền công (v) là 180). Nếu TBCĐ hao mòn hết trong 10 năm, tức là mỗi năm hao mòn 120 đvtt, thì

 CPSX (k) = 120 + 480 = 600 đvtt

 TB ứng trước (K) = 1200 + 480 = 1680 đvtt

 K > k

 Nhưng khi nghiên cứu, C. Mác giả định TBCĐ hao mòn hết trong 1 năm => K = k.

- Ý nghĩa:

o Cơ sở cho việc hoạch toán SX kinh doanh.

o Tìm ra các biện pháp hạ thấp CPSX nhằm nâng cao hiệu quả SX kinh doanh.

2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

2.1. Lợi nhuận

- Giả sử bán đúng giá thị trường thì nhà TB thu được gì?

W = c + v + m K = c + v

=> Nhà TB phải chịu nhiều rủi ro => vượt qua được rủi ro => có được m * Nếu bán đúng giá trị:

- Thu(TB) = m, nhưng nhà TB không gọi nó là GTTD (m) mà gọi cái thu được là do K đem lại => Thu(TB) = P

- Như vậy, LN chính là GTTD nhưng được quan niệm như là kết quả của CPSX.

* Nguyên nhân của sự chuyển hóa m => P: - Giá trị hàng hóa: w = c + v + m (1) - CPSX: k = c + v (2)

- Suy ra: w = k + m (3)

- Ta có: w = k + m (3)

- Giá cả: g = k + p (4) => p = g - k - Nếu giá cả = giá trị => m = p (5)

47

- Trên thực tế không có (nếu) => giá trị phải được biểu hiện bằng giá cả.

=> quy luật cung cầu

- Giả sử cung = cầu: c + v + m = W => P = m - Giả sử cung > cầu: c + v + m = W => P < m - Giả sử cung < cầu: c + v + m = W => P > m

=> Nhà TB có được P do TB ứng trước mà nhà TB ứng ra. => Nhà TB không thấy m mà chỉ thấy P

=> Đây chính là sự khác biệt về lượng.

* So sánh giữa LN và GTTD:

o Về lượng: P có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng GTTD.

 Ví dụ: w = 800c + 200v + 300m = 1300

 Dựa vào (3) và (4)

 Nếu g = 1300 = w => m = P =300

 Nếu g = 1200 => m = 300 và P = 200

 Nếu g => m =300 và P = 500

o Về chất: LN và GTTD đều có chung nguồn gốc từ SX, do LĐ tạo ra nhưng phạm trù LN che dấu nguồn gốc, bản chất thực sự của chính nó (Việc p sinh ra trong quá trình SX nhờ bộ phận v được thay thế bằng k (c + v), nên bây giờ p được quan niệm là con đẻ của toàn bộ TB ứng trước)

2.2. Tỷ suất lợi nhuận

- Do quan niệm khác về nguồn gốc tạo ra m.

- TSLN là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận & CPSX.

P’ = 𝑷

𝒌 𝐱 𝟏𝟎𝟎% (khi giá cả khác giá trị)

P’ = 𝒎𝒌 𝐱 𝟏𝟎𝟎% (khi giá cả bằng giá trị)

- LN là hình thức chuyển hóa của GTTD, nên TSLN cũng là hình thức chuyển hóa của TSGTTD. Nhưng giữa m’ và P’ khác nhau cả về chất và về lượng:

o Về mặt chất:

m’ phản ánh trình độ bóc lột của nhà TB đối với công nhân làm thuê, còn p’ không thể phản ánh được mà chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư TB.

 TSLN cho nhà TB biết đầu tư vào đâu thì có lợi hơn. Theo đuổi TSLN là mục tiêu của cạnh tranh giữa các nhà TB.

o Về mặt lượng: P’ luôn luôn nhỏ hơn m’ (P’ < m’) (không nên lầm nữa p và m; giữa p và m có thể bằng, nhỏ, hoặc lớn hơn)

48  Giải thích: P’ = 𝑚 𝑐+𝑣 x 100% còn m’ = 𝑚 𝑣 x 100% 2.3 . Những nhân tố ảnh hưởng đến TSLN

- Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ càng lớn thì P’ càng lớn.

- Cấu tạo hữu cơ của TB: Trong điều kiện TS GTTD không đổi, nếu cấu

tạo hữu cơ TB càng cao thì TSLN càng giảm và ngược lại.

- Tốc độ chuyển của TB: Nếu tốc độ chu chuyển của TB càng lớn, thì tần

suất sản sinh ra GTTD trong năm của TB ứng trước càng nhiều lần, GTTD theo đó mà tăng lên làm TSLN tăng theo.

- Tiết kiệm TB bất biến: Trong điều kiện TS GTTD và TB khả biến (v)

Một phần của tài liệu Nguyen ly 2 (Trang 43)