HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA

Một phần của tài liệu Nguyen ly 2 (Trang 78 - 83)

1. Xu hướng tất yếu của sự xuất hiện HTKTXH CSCN

- C. Mác và Ph. Ăngghen đã xây dựng học thuyết HTKTXH, phân tích một cách khoa học sự chuyển biến từ KTKTXH thấp lên HTKTXH cao hơn là một quá trình lịch sử - tự nhiên.

- Trong xã hội đối kháng giai cấp, con người càng chinh phục tự nhiên, ải tạo tự nhiên thì tình trạng áp bức, bóc lột người càng được mở rộng.

- LLSX của CNTB ngày càng phát triển đến trình độ xã hội hoá cao thì càng làm cho mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của LLSX với sự kìm hãm của QHSX mang tính chất tư nhân TBCN ngày càng sâu sắc.

75

- Sự xuất hiện của HTKTXH CSCN phải có những điều kiện nhất định đó là:

+ Sự phát triển của LLSX dưới CNTB đạt đến mức độ nhất định, lực lượng giai cấp công nhân trở nên đông đảo, mâu thuẫn gay gắt với giai cấp tư sản.

+ Từ thực tiễn cách mạng, GCCN phải giác ngộ cách mạng, xây dựng được chính đảng cách mạng, kiến quyết giành chính quyền từ tay giai cấp tư sản khi có thời cơ cách mạng.

=> C. Mác và Ph. Ăngghen dự báo sự ra đời của HTKTXH CSCN từ những nước tư bản phát triển. Về sau V. I. Lênin đã dự báo sự xuất hiện HTKTXH CSCN ở các nước tư bản có trình độ phát triển trung bình và những nước thuộc địa sau khi được giải phóng do GCCN lãnh đạo.

* Để HTKTXH CSCN xuất hiện ở các nước tiền tư bản phải có điều kiện nhất định:

- Chính sách xâm lược của CNTB đối với các nước thuộc địa đã xuất hiện những mâu thuẫn mới:

+ Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và GCCN

+ Mâu thuẫn giữa CNĐQ xâm lược với các quốc gia, dân tộc bị xâm lược + Mâu thuẫn giữa các nước tư bản đế quốc với nhau

+ Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân, tư sản và nông dân ở các nước thuộc địa

Trong đó, nổi lên ở những nước bị xâm lược là mâu thuẫn giữa một bên là CNĐQ xâm lược, tay sai phong kiến, tư sản phản động và một bên là cả dân tộc gồm: công nhân, nông dân, trí thức và các lực lượng yêu nước khác.

- Hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin phải được truyền bá rộng rãi, thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân lao động ở các nước phụ thuộc, các nước thuộc địa.

2. Các giai đoạn phát triển của HTKTXH CSCN

Theo quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen: HTKTXH CSCN phát triển từ thấp lên cao, từ giai đoạn xã hội XHCN (CNXH) lên xã hội CSCN.

- Trong CNXH, chế độ kinh tế và sự phát triển văn hoá mới đạt tới giới hạn đảm bảo cho xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”.

- Trong xã hội CSCN: thực hiện phân phối theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

76

- C. Mác khẳng định: giữa xã hội TBCN và xã hội XHCN có một TKQĐ từ xã hội nọ sang xã hội kia, là thời kỳ cải biến cách mạng toàn diện và triệt để trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin thì HTKTXH CSCN có thể chia thành 3 thời kỳ:

2.1. TKQĐ từ CNTB lên CNXH

* Tính tất yếu của TKQĐ từ CNTB lên CNXH

- CNTB và CNXH khác nhau về chất:

+ CNTB: được xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu TBCN về TLSX, dựa trên chế độ áp bức, bóc lột và bất công.

+ CNXH được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu về TLSX, không còn giai cấp đối kháng, không còn tình trạng áp bức, bóc lột.

- CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao - Các quan hệ xã hội của CNXH không tự phát sinh trong lòng CNTB, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo XHCN.

- Công cuộc xây dựng CNXH là một công cuộc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, phải có thời gian để GCCN làm quen với công việc đó.

* Đặc điểm và thực chất của TKQĐ từ CNTB lên CNXH

Đặc điểm nổi bật nhất trong thời kỳ này là sự tồn tại những yếu tố mới của xã hội cũ bên cạnh những yếu tố mới của CNXH trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau.

- Trên lĩnh vực kinh tế: còn tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất, vận động theo định hướng XHCN

- Trên lĩnh vực chính trị: kết cấu giai cấp xã hội trong thời kỳ này rất đa dạng và phức tạp bao gồm: GCCN, GCND, tầng lớp trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản vừa hợp tác vừa cạnh tranh lẫn nhau

- Trên lĩnh vực tư tưởng văn hoá – xã hội: tồn tại nhiều tư tưởng và văn hoá khác nhau. Bên cạnh chủ nghĩa Mác - Lênin giữ vai trò thống trị còn tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông….

 Thực chất của TKQĐ từ CNTB lên CNXH là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản đã bị đánh bại và những thế lực chống phá CNXH với GCCN và quần chúng nhân dân lao động.

* Nội dung kinh tế, chính trị và văn hoá, xã hội của TKQĐ lên CNXH

- Trong lĩnh vực kinh tế:

+ Thực hiện sắp xếp, phối trí lại các LLSX hiện có của xã hội

+ Cải tạo QHSX cũ, xây dựng QHSX mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối nền kinh tế, phục vụ ngày càng tốt hơn đời sống nhân dân lao động

77

+ Đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH

+ Tiến hành xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ XHCN ngày càng vững mạnh

+ Xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội thực sự là nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động

+ Xây dựng ĐCS ngày càng trong sạch, vững mạnh, ngang tầm nhiệm vụ mới

- Trong lĩnh vực tư tưởng văn hoá:

+ Thực hiện tuyên truyền, phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin trong toàn xã hội

+ Khắc phục những tư tưởng, tâm lý cổ hủ, lạc hậu

+ Xây dựng nền văn hoá mới XHCN tiên tiến, đậm đã bản sắc dân tộc - Trong lĩnh vực xã hội:

+ Khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại

+ Khắc phục sự chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp dân cư….để tạo sự bình đẳng trong xã hội

+ Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người theo lý tưởng: tự do của người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác

2.2. Giai đoạn thấp của HTKTXH CSCN: Xã hội XHCN

Những đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội XHCN là nền đại công nghiệp

- CNXH xoá bỏ chế độ tư hữu TBCN, thiết lập chế độ công hữu về TLSX - Xã hội XHCN là một chế độ xã hội tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới

- Xã hội XHCN là một chế độ xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, coi đó là nguyên tắc cơ bản nhất

- Xã hội XHCN là một xã hội mà ở đó nhà nước mang bản chất GCCN, có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc; thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân.

- Xã hội XHCN là một xã hội đã thực hiện được sự giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột; thực hiện bình đẳng xã hội, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.

2.3. Giai đoạn cao của HTKTXH CSCN

- Về mặt kinh tế: LLSX phát triển mạnh mẽ, ý thức con người được nâng cao, lao động của con người được giảm nhẹ, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu

78

- Về mặt xã hội: con người có điều kiện phát triển năng lực của mình, tri thức được nâng cao, không còn sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn

=> Để có được giai đoạn cao của CNCS, đòi hỏi GCCN và nhân dân lao động phải không ngừng phấn đấu, nâng cao NSLĐ, phát triển LLSX…từng bước xây dựng kỷ luật tự giác trong xã hội…

Qua phân tích của C. Mác, Ph. Ăngghen và V. I. Lênin về giai đoạn cao của HTKTXH CSCN cho chúng ta những nhận thức đúng đắn:

- C. Mác, Ph. Ăngghen và V. I. Lênin dự báo về giai đoạn cao của HTKTXH CSCN khi có những điều kiện kinh tế - xã hội đảm bảo cho sự xuất hiện của giai đoạn này.

- Sự xuất hiện giai đoạn cao của HTKTXH CSCN là một quá trình lâu dài, bằng việc không ngừng phát triển mạnh mẽ LLSX, tổ chức xã hội về mọi mặt, giáo dục tinh thần tự giác cho mọi người.

- Quá trình xuất hiện giai đoạn cao của HTKTXH CSCN ở các nước khác nhau diễn ra với những quá trình khác nhau, tuỳ thuộc vào sự phấn đấu về mọi phương diện.

79

Chương VIII

NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CÓ TÍNH QUY LUẬTTRONG TIẾN TRÌNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

 Tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa là một tiến trình lịch sử lâu dài, khó khăn và gian khổ với mục đích cuối cùng là bảo đảm thành công sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

 Trong tiến trình đó tất yếu xuất hiện các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội cần phải được giải quyết một cách khoa học trên lập trường thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong các điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc ở những thời kỳ nhất định.

 Đó là những vấn đề chính trị - xã hội có tính qui luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Nguyen ly 2 (Trang 78 - 83)