Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất

Một phần của tài liệu Nguyen ly 2 (Trang 52 - 55)

V. CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ

3. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất

3.1. Cạnh tranh nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường

- Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi hơn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch.

- Mục tiêu cạnh tranh: chiếm tỷ phần thị trường lớn, muốn vậy phải: + Nâng cao chất lượng;

+ Giảm chi phí;

+ Chất lượng phục vụ tốt; + Mẫu mã, bao gói đẹp…

- Biện pháp cạnh tranh: Là thường xuyên cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng

suất lao động làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của chúng

- Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành: Là hình thành nên giá trị thị trường (giá trị xã hội) của từng loại hàng hoá.

Giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất trong một khu vực sản xuất nào đó hay giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất trong điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng số những sản phẩm của khu vực này.

Giá trị thị trường luôn vận động theo xu hướng ngày càng giảm. Trên thị trường, giá cả vận động theo xu hướng giảm như thế.

49

3.2. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân

* Trong cùng một ngành có sự cạnh tranh là đương nhiên nhưng giữa các ngành khác nhau lại xuất hiện sự cạnh tranh, nguyên nhân là do đâu (ví dụ: sx áo, sx điện thoại... cạnh tranh với nhau?)

- Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh trong các ngành sản xuất

khác nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn tức là tìm nơi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.

- Nguyên nhân cạnh tranh: Trong các ngành sản xuất khác nhau, do đặc điểm của từng ngành, 𝑐

𝑣 của các ngành khác nhau nên P’ của từng ngành là khác nhau.

VD: có 3 ngành SX: cơ khí, dệt, da, có lượng tư bản đầu tư bằng nhau là 100, m’ = 100%, nhưng cấu tạo hữu cơ khác nhau, do đó P’ khác nhau vì vậy các nhà tư bản không cam chịu tình trạng trên nên họ cạnh tranh nhau:

Ngành sản xuất

Chi phí sản xuất m’

(%)

Khối lượng giá trị thặng dư (m) Tỷ suất lợi nhuận (P’ (%)) Cơ khí Dệt Da 80C + 20V 70C + 30V 60C + 40V 100 100 100 20 30 40 20 30 40

- Biện pháp cạnh tranh: Cấu tạo hữu cơ của TB không đáp ứng được =>

chuyển ngành => tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác, tức phân phối tư bản (c và v) vào các ngành sản xuất khác nhau => đến một lúc nào đó lại có thể quay lại ngành của mình.

VD: Tư bản của ngành cơ khí chuyển sang ngành dệt may làm cho: + Ngành cơ khí => bỏ cơ khí => dệt may => hàng hóa cơ khí ít đi => cung < cầu => hàng hóa bán giá cả cao => ngành cơ khí kiếm ra nhiều tiền + Ngành dệt may => hàng hóa thừa => cung > cầu => giá cả giảm => tốc độn chu chuyển trì trệ => từ chỗ thu được nhiều tiền => ít tiền đi =>....

- Kết quả: Là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và giá trị hàng hoá

chuyển thành giá cả sản xuất trong một giai đoạn nhất định của TB.

Tuy có hiện tượng vừa nêu, nhưng trong quá trình vận động ta sẽ thấy có một hiện tượng xã hội, là điểm trung hòa. Dù nhà TB đầu tư vào ngành nào đi

50

nữa => qua một thời gian dài => lượng thu lại sẽ ít dần đi => kết quả của sự cạnh tranh => xuất hiện TSLN bình quân.

- Kết quả của cạnh tranh: Hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân ký

hiệu (P ) và giá cả sản xuất.

Ngành sản xuất Tư bản (C + V) = 100 M P’ P Chênh lệch Giá cả sản xuất Cơ khí Dệt may Da giày 80C + 20V 70C + 30V 60C + 40V 20m 30m 40m 20% 30% 40% 30% 30% 30% +10%  10% 80C + 20V + 30m = 130 70C + 30V + 30m = 130 60C + 40V + 30m = 130 Vậy:

Tỷ suất lợi nhuận bình quân: là con số trung bình của tất cả tỷ suất lợi

nhuận ở các ngành khác nhau:

P =

n P P'1... 'n

trong đó: P’1 - tỷ suất lợi nhuận của từng ngành; n - số ngành.

- Như vậy, cùng một lượng tư bản đầu tư nhưng do cấu tạo hữu cơ khác nhau nên P’ khác nhau. Do đó, nhà tư bản sẽ không bằng lòng ở những ngành có P' thấp, họ sẽ chuyển vốn sang ngành có P' cao để có lợi nhuận nhiều hơn. Sự tự do di chuyển tư bản này chỉ tạm dừng khi P’ của tất cả các ngành xấp xỉ bằng nhau. Kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.

- Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ suất tính theo phần trăm giữa tổng giá

trị thặng dư và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất TBCN. Ký hiệu: P' 100% ) ( ' x v c m P  

+ Khi P' hình thành thì lợi nhuận của tất các ngành đều tính theo nó. Do vậy, cùng một lượng tư bản thì dù đầu tư vào ngành nào cũng thu được lợi nhuận xấp xỉ nhau, gọi là lợi nhuận bình quân.

51

=> Do sự tác động của TSLN bình quân mà nhà TB chỉ có thể thu được số tiền giống mọi người, không thể hơn. Trong hiện thực => vừa chạm đến nó đã khác, thành công bù cho thua lỗ.

- Lợi nhuận bình quân là lượng lợi nhuận bằng nhau của những tư bản

bằng nhau, dù đầu tư vào những ngành khác nhau bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào. Kí hiệu :P

P= P' x k + Sự xuất hiện của LNBQ P= 𝑷′

𝒄+𝒗 quyết định lợi nhuận cụ thể mà nhà TB ứng ra.

Một phần của tài liệu Nguyen ly 2 (Trang 52 - 55)