SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

Một phần của tài liệu Nguyen ly 2 (Trang 71 - 74)

1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

1.1. Khái niệm giai cấp công nhân

* Quan niệm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin về giai cấp công nhân

- C.Mác và Ph.Ănghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để biểu đạt khái niệm giai cấp công nhân như: giai cấp vô sản, lao động làm thuê ở thế kỷ XIX, giai cấp vô sản hiện đại, GCCN hiện đại, GCCN đại công nghiệp….

- Theo C.Mác và Ph.Ănghen giai cấp công nhân luôn mang hai thuộc tính cơ bản:

+ Về phương thức lao động, phương thức sản xuất, đó là những tập đoàn người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và có trình độ xã hội hoá, quốc tế hoá cao.

+ Về vị trí của GCCN trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: Trong xã hội TBCN, người công nhân không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản để kiếm sống.

1.2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

- GCCN đại biểu cho sự phát triển của LLSX tiến bộ, đại biểu cho xu hướng phát triển của PTSX tương lai. Sứ mệnh lịch sử của GCCN phải trải qua hai bước:

68

+ Bước thứ nhất: giai cấp vô sản giành lấy chính quyền nhà nước và biến TLSX trước hết thành sở hữu nhà nước

+ Bước thứ hai: giai cấp vô sản cũng tự thủ tiêu với tư cách là giai cấp vô sản, chính vì thế mà nó cũng xoá bỏ mọi sự phân biệt giai cấp và mọi đối kháng giai cấp, và cũng xoá bỏ nhà nước với tư cách là nhà nước.

- Lãnh đạo, tổ chức giành chính quyền: phải tập hợp được các tầng lớp nhân dân lao động, tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng xoá bỏ xã hội cũ và xây dựng xã hội mới về mọi mặt.

- Lãnh đạo, tổ chức xây dựng CNXH, CNCS: thông qua Đảng tiền phong của mình, giai cấp công nhân lãnh đạo tổ chức và thực hiện quá trình cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới - XHCN và CSCN ở mỗi nước và trên phạm vi toàn thế giới

2. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nhân

2.1. Địa vị kinh tế- xã hội của GCCN trong xã hội TBCN

- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: LLSX luôn vận động và phát triển. Trong CNTB cũng như trong CNXH với nền sản xuất đại công nghiệp ngày cáng phát triển thì LLSX hàng đầu của toàn nhân loại là công nhân, là người lao động.

- Trong chế độ TBCN, GCCN không có hoặc có rất ít TLSX, là người làm thuê cho nên họ chịu nhiều sự rủi ro, tức là lợi ích cơ bản của GCCN đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp vô sản

- Do điều kiện làm việc, điều kiện sống của GCCN đã tạo điều kiện cho họ đoàn kết chặt chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống CNTB

- GCCN có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của đại đa số quần chúng nhân dân lao động => tạo ra khả năng đoàn kết với các giai cấp, tầng lớp khác trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để giải phóng mình, giải phóng toàn xã hội.

2.2. Những đặc điểm chính trị - xã hội của GCCN

- GCCN là giai cấp tiên phong cách mạng:

+ Đại diện cho PTSX tiên tiến gắn liền với nền khoa học công nghệ hiện đại

+ Có hệ tư tưởng tiên phong của thời đại ngày nay là tư tưởng Mác - Lênin mang tính cách mạng và khoa học

+ Luôn đi đầu trong các phong trào cách mạng, lôi kéo các tầng lớp, giai cấp khác vào phong trào cách mạng.

69

- GCCN là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất: GCCN là “con đẻ” của nền sản xuất đại công nghiệp, bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề. Do vậy, họ kiên quyết đấu tranh để chống lại áp bức, bóc lột, xoá bỏ chế độ tư hữu để thiết lập chế độ công hữu về TLSX.

- GCCN là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao:

+ Tính tổ chức kỷ luật của người công nhân được hình thành và hoàn thiện trong quá trình sản xuất do điều kiện sản xuất tập trung, trình độ kỹ thuật hiện đại và phân công lao động mang tính xã hội hoá cao.

+ Trong cuộc đấu tranh chống lại GCTS, GCCN phải đoàn kết lại, tổ chức chặt chẽ và có tính kỷ luật cao để chống lại bộ máy đàn áp khổng lồ và rất nhiều thủ đoạn của GCTS.

- GCCN có bản chất quốc tế: GCCN ở các nước thuộc địa và các nước tư bản đều bị giai cấp tư sản bóc lột. Do đó phong trào đấu tranh của họ không thể diễn ra một cách riêng lẻ mà phải có sự gắn bó giữa các quốc gia với nhau, có như vậy mới có thể giành thắng lợi.

3. Vai trò của Đảng Cộng sản trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của GCCN của GCCN

3.1. Tính tất yếu và quy luật hình thành, phát triển chính Đảng của GCCN

- Trong lịch sử, phong trào của công nhân đấu tranh chống lại giai cấp tư sản đã nổ ra từ khi CNTB hình thành và phát triển theo quy luật có áp bức, có đấu tranh. Chỉ khi nào giai cấp công nhân đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin thì phong trào cách mạng của nó mới thật sự là một phong trào mang tính chất chính trị.

- Khi ĐCS ra đời, thông qua sự tuyên truyền giác ngộ của Đảng làm cho GGCN nhận thức được vị trí của mình trong xã hội, hiểu được con đường, biện pháp đấu tranh cách mạng để lật đổ CNTB, giải phóng giai cấp mình, giải phóng toàn xã hội và tổ chức xây dựng xã hội mới

- ĐCS muốn hoàn thành vai trò lãnh đạo cách mạng thì trước hết Đảng phải luôn chăm lo vây dựng về tư tưởng và tổ chức, luôn làm cho Đảng vững mạnh về chính trị, không ngừng nâng cao về trí tuệ, gắn bó với nhân dân, có năng lực lãnh đạo và hoạt động thực tiễn.

3.2. Mối quan hệ giữa ĐCS với GCCN

- ĐCS là tổ chức chính trị cao nhất của GCCN, nó đại biểu cho lợi ích và trí tuệ của GCCN và nhân dân lao động

70

+ Những đảng viên của Đảng là những người công nhân có lý tưởng giác ngộ cách mạng, được trang bị lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và được các tổ chức chính trị xã hội của GCCN giới thiệu cho Đảng.

+ Những đảng viên trong Đảng không phải là GCCN những phải là những người giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của GCCN và luôn phải đứng trên lập trường, trên lợi ích của GCCN.

- GCCN thực hiện vai trò lãnh đạo của mình thông qua ĐCS - một tổ chức chính trị tập trung những công nhân tiên tiến, giác ngộ lý tưởng cách mạng, được trang bị lý luận Mác - Lênin

- ĐCS có lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của GCCN và nhân dân lao động vì thể Đảng có thể thực hiện giác ngộ quần chúng nhân dân, đưa họ tham gia vào các phong trào cách mạng

- ĐCS là bộ tham mưu chiến đấu của GCCN và cả dân tộc, nói tới vai trò đưa ra những quyết định của Đảng nhất là trong những thời điểm lịch sử quan trọng.

Một phần của tài liệu Nguyen ly 2 (Trang 71 - 74)