Đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 3

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm theo hình thức thể nghiệm và tương tác trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 3 (Trang 28 - 29)

1.4.1.1. Sự phát triển tư duy của lưa tuổi học sinh tiểu học

a. Giai đoạn tƣ duy cụ thể

Lứa tuổi HS tiểu học là giai đoạn phát triển mới của tƣ duy. Nó thƣờng gọi là giai đoạn thao tác cụ thể của tƣ duy. Các thao tác tƣ duy gọi là cụ thể vì trong một chừng mực nhất định chúng còn dựa trực tiếp trên các đồ vật, hiện tƣợng thực tại mà chƣa tác động đƣợc trên lời nói. Hành động trên các sự vật, sự kiện bên ngoài còn là chỗ dựa hay điểm xuất phát cho các hành động trong óc.

Ở lứa tuổi tiểu học, nhận thức đã có nhiều tiến bộ so với với lứa tuổi trƣớc nhƣng còn những hạn chế. Các thao tác tƣ duy đã liên kết với nhau thành tổng thể nhƣng sự liên kết đó còn từng phần mà chƣa hoàn toàn tổng quát.

b. Sự phát triển của phân tích, tổng hợp, trừu tƣợng hóa và khái quát hóa.

Ở lứa tuổi tiểu học, nhờ sự phát triển của hệ thống tín hiệu thứ hai, HS bƣớc đầu có khả năng thực hiện việc phân tích tổng hợp, trừu tƣợng hóa, khái quát hóa và những hình thức đơn giản của sự suy luận, phán đoán. Tuy nhiên, phân tích tổng hợp phát triển khộng đồng đều. Sự tổng hợp cũng có khi không đúng hoặc không đầy đủ, dẫn đến khái quát sai trong quá trình hình thành khái niệm.

c. Sự phát triển của phán đoán, suy luận và tƣ duy logic.

Ở HS tiểu học, nhất là HS ở các lớp dƣới, hệ thống tín hiệu thứ nhất còn chiếm ƣu thế so với hệ thống tín hiệu thứ hai, do đó các em rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài, điều này phản ánh trong nhận thức của HS tiểu học.

Sự chú ý không chủ định còn chiếm ƣu thế ở HS tiểu học. Do thiếu khả năng tổng hợp, sự chú ý của HS tiểu học còn phân tán, lại thiếu khả năng phân tích nên dễ bị lôi cuốn vào cái trực quan, gợi cảm, thƣờng hƣớng ra bên ngoài,

vào hành động, chƣa có khả năng hƣớng vào bên trong, vào tƣ duy. Trƣờng chú ý của các em còn hẹp do không biết tổ chức sự chú ý.

Khi suy luận, luận cứ logic của các em còn gắn liền với thực tế cuộc sống, với quan sát, thực nghiệm phép suy diễn hiện thực. Do vậy, HS tiểu học khó nhận thức với các quy ƣớc, chứng minh theo nghĩa toán học là rất khó đối với HS tiểu học.

d. Tƣ duy và ngôn ngữ toán học của học sinh tiểu học.

Ở trẻ em, ngôn ngữ đƣợc hoàn chỉnh dần, đồng thời xuất hiện các hình thức tƣ duy kí hiệu.

Ở tiểu học, trong dạy học toán cần chú ý đến sự tồn tại của 3 thứ ngôn ngữ có quan hệ đến nhận thức của HS. Đó là ngôn ngữ với các thuật ngữ công cụ khi dạy – học toán, ngôn ngữ kí hiệu và ngôn ngữ tự nhiên mà HS dùng hàng ngày. Ba ngôn ngữ này khác nhau nhƣng không tách biệt một cách rõ ràng, tạo ra những khó khăn và nảy sinh nhiều sai lầm trong nhận thức của HS.

1.4.1.2. Sự phát triển tình cảm và nhân cách của học sinh tiểu học

Ở tiểu học, khả năng kiềm chế cảm xúc của HS còn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, biểu hiện cụ thể là trẻ dễ khóc mà cũng nhanh cƣời, rất hồn nhiên vô tƣ. Vì thế, có thể nói tình cảm của các em chƣa bền vững.

Nét tính cách của HS đang dần đƣợc hình thành, các em có thể nhút nhát, rụt rè, cũng có thể sôi nổi, mạnh dạn. Nhìn chung việc hình thành nhân cách củ HS tiểu học mang những đặc điểm cơ bản sau: Nhân cách của các em lúc này mang tính chỉnh thể và hồn nhiên, trong quá trình phát triển trẻ bộc lộ những nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tƣ, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số hoạt động trải nghiệm theo hình thức thể nghiệm và tương tác trong dạy học môn toán cho học sinh lớp 3 (Trang 28 - 29)